Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2021

Hỏi. Kinh Tin Kính của các tông đồ có đề cập đến 2 bí tích, đó là 2 bí tích nào?

Hình ảnh
Đáp. Trước tiên xin nói về Kinh Tin Kính các tông đồ là Kinh Tin Kính ngắn mà chúng ta thường đọc khi viếng nghĩa trang hay để lãnh ơn toàn xá. Đây là Kinh Tin Kính phát xuất từ thời các tông đồ, và truyền thống gọi tên là Kinh Tin Kính của các tông đồ. Cách gọi như thế cũng là để phân biệt với Kinh Tin Kính của 2 công đồng Nicea-Constantiople mà chúng ta đọc trong mỗi thánh lễ Chúa Nhật hay lễ trọng. Kinh Tin Kính của các tông đồ có đề cập đến Bí tích Thánh Thể và bí tích Rửa Tội trong các câu sau. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, CÁC THÁNH CÙNG THÔNG CÔNG. TÔI TIN PHÉP THA TỘI... Các giáo sư thần học tín lý đồng ý rằng, khi Kinh Tin Kính nhắc đến mầu nhiệm các thánh cùng thông công là muốn nói đến bí tích Thánh Thể. Vì Thánh Lễ - Thánh Thể chính là điểm gặp gỡ giữa 3 thành phần của Giáo Hội duy nhất tức là: Giáo hội chiến thắng (trên thiên đàng) + Giáo Hội lữ hành (trên trần gian - chúng ta) + Giáo Hội thanh luyện (các linh hồn trong luyện ngục). Đức tin Công giáo dạy chú

HỎI. Làm sao để biết đức tin của mình mạnh mẽ hay hời hợt?

Hình ảnh
Trong chúng ta không ai dám tự tin rằng đức tin của mình mạnh mẽ. Bởi tự nhận như vậy là kiêu ngạo, và thánh Phaolo cũng nhắc nhở chúng ta rằng: "Ai tưởng mình đứng vững thì coi chừng kẻo ngã" (1Cor 10,12). Đức tin là một ân ban, và chúng ta cần cầu xin cũng như cộng tác sống đức tin ấy trong cuộc sống hằng ngày. Tuy chúng ta không nên tự hào nghĩ rằng đức tin của mình mạnh. Nhưng dựa vào một vài dấu chỉ sau đây, chúng ta có thể lượng giá đức tin của mình là mạnh hay yếu, tức là hời hợt. Dấu chỉ thứ nhất và quan trọng nhất chính là lòng yêu mến dành cho Chúa, cũng như sự "nhạy cảm lương tâm" trong tương quan với Ngài. Càng yêu mến ai, chúng ta sẽ càng ý tứ để không làm buồn lòng người yêu. Và khi không may phạm lỗi làm buồn lòng người yêu, thì chúng ta áy náy và hối hận khôn nguôi, muốn làm hòa nhanh nhất có thể. Nếu khi chúng ta cảm thấy mình hăng hái trong các việc đạo đức và chu toàn lề luật Chúa; khi chúng ta sợ tội, sợ phạm tội vì biết như vậy là làm mất lòng C

HỎI. Vì sao Gia đình Thánh Gia vẫn nghèo, dù được ba vị đạo sĩ tặng nhiều quà có giá trị ?

Hình ảnh
ĐÁP. Vì Tin Mừng không tường thuật lại, và không có tài liệu nào ghi chép, nên không ai biết rõ được lý do thực sự. Tuy nhiên, chúng ta cũng không bị cấm nêu lên một số giả thuyết theo suy tư cá nhân. Dưới đây là một số giả thuyết. Quan điểm đạo đức: Thánh Giuse và Đức Mẹ đã chia sẻ hết quà tặng ấy cho người nghèo. Quan điểm hài hước: Hay tin vua Herode sẽ tìm giết Hài Nhi, hai vị đã vội vã chạy trốn, vội vã tới mức quên sót tài sản rồi bị lính của Herode "hốt" mất. Hoặc các vị dùng chúng cho chuyến phượt dài ngày này. Quan điểm đạo đức + thực tế: Quà tặng của các đạo sĩ nằm trong kế hoạch và sự quan phòng của Thiên Chúa. Sau chuyến thăm của các đạo sĩ, vua Herode đã tìm giết Hài Nhi khiến cho hai vị phải vội vã trốn sang Ai Cập. Một hành trình đường dài và dài ngày ở một nơi xa lạ, các vị cần có tiền bạc để trang trải chi phí, nhất là khi có con nhỏ. Và thời gian ở Ai Cập khá lâu (ít nhất 2 năm), các vị cần có nhà cửa và điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Sau khi vua Herode băng

BÀI HỌC TỪ BA ĐẠO SĨ

Hình ảnh
Bắt đầu từ khoa học (chiêm tinh - thiên văn) để tìm ra dấu chỉ của một vị vua mới. Họ bị thôi thúc bởi ham muốn tìm tòi kết hợp với sự tự tin và lòng can đảm. Chúng ta, những con người của thời đại, cũng có thể dùng sự ham học hỏi, tìm tòi khoa học để nhận ra dấu chỉ của Chúa. "Ai tìm sẽ thấy" - Chúa sẽ tỏ mình ra cho những ai thực tâm tìm kiếm Ngài. Các nhà thông luật rất thông thạo Kinh Thánh, và có vẻ như họ hài lòng với mớ lý thuyết ấy mà không thực sự dấn thân tìm kiếm. Do đó họ không hề nhận ra dấu chỉ khác lạ của thiên văn như các đạo sĩ, tức là không nhận ra dấu chỉ của Chúa. Điều đó cho thấy, học hỏi và suy tư lý thuyết về Chúa thôi chưa đủ, chúng ta thực sự phải cảm nhận bằng cả tâm hồn - nhờ cầu nguyện - chứ không được phép hài lòng với một chút kiến thức được học. Ba đạo sĩ can đảm lên đường, mạnh dạn hỏi han để có sự chỉ dẫn chính xác hơn. Trong đời sống đức tin, chúng ta đừng bao giờ tự tin vào khả năng của mình, nhưng hãy khiêm tốn tìm sự đồng hành hướng dẫn củ

HỎI. Có được phép bỏ đi những tượng ảnh thánh và tràng hạt mân côi đã làm phép nhưng đã bị hư hỏng không?

Hình ảnh
ĐÁP. Đây là một câu hỏi thú vị vì rất nhiều tín hữu rơi vào tình trạng bối rối, lo ngại phạm thánh khi bỏ đi những tượng ảnh đã được làm phép. Đây là một cảm nhận dễ hiểu vì chúng ta tin rằng những tượng ảnh đó đã được làm phép, nên việc vứt bỏ là xúc phạm. Vì sự lo ngại và bối rối này nên có nhiều gia đình được tặng rất nhiều tượng ảnh hay hình ảnh Chúa, Đức Mẹ, các thánh và các chuỗi mân côi... rất nhiều nhưng không dùng đến, hoặc bị hư, sứt mẻ rồi nhưng không biết phải làm sao. Trong trường hợp này hầu hết các tín hữu đều gom tượng ảnh, hình ảnh, tràng chuỗi lại cất trong tủ chứ ngoài ra không biết xử lý cách nào khác nữa cả. Thậm chí thê thảm hơn nữa là những chiếc áo có in hình Chúa và Đức Mẹ cũng khiến người ta bối rối trong việc giặt dũ vì cho rằng những chiếc áo ấy không thể giặt chung với các đồ khác, hoặc không được phép vò xát. Rồi khi những chiếc áo ấy cũ rách, người ta cũng không dám vứt bỏ. Các bạn thân mến, sự tôn kính và cẩn trọng đối với các tượng ảnh thánh là điều cần

HỎI. Hiểu thế nào về câu nói của Chúa Giêsu: "Phần anh em đừng gọi ai dưới đất này là thầy (rabbi), là cha"?

Hình ảnh
ĐÁP. Trong hai mệnh đề của câu nói trên, chúng ta chỉ cần quan tâm đến vế thứ hai "đừng gọi ai dưới đất là cha". Vì thực ra danh xưng "thầy" mà giáo dân Việt Nam gọi các tu sĩ, chủng sinh không mang ý nghĩa "rabbi - thầy dạy" như lời Chúa nhắc nhở. Danh xưng Thầy chỉ là để phân biệt ơn gọi (người đi tu chưa linh mục). Trong các ngôn ngữ khác như tiếng latinh hay tiếng anh thì danh xưng này chính xác là Frater/ brother (dịch sát nghĩa sẽ là anh/ em). "Đừng gọi ai dưới đất là cha" (Mt 23,9) cần được đặt trong mạch văn liên hệ với chương 22, khi người Phariseu muốn thử Chúa Giêsu bằng cách hỏi Ngài về việc đóng thuế. Chúa Giêsu trả lời: "Của Xê-da hãy trả cho Xê-da, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa" (Mt 22,21). Tiếp đó là việc Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ và dân chúng về sự giả hình của nhóm Pha-ri-siêu, những người thích làm thầy thiên hạ, thích ăn trên ngồi trước, thích được tôn trọng... Theo giáo sư Bernhard Vozesky thì trong đế chế

VAI TRÒ CỦA TÌNH BẠN TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN

Hình ảnh
Theo ngôn từ học Tây phương, chữ “ami” trong tiếng Pháp có gốc từ chữ “amicus” trong tiếng La tinh, bắt nguồn từ chữ “amara” có nghĩa là yêu thương. Trong tiếng Anh, bạn là “friend”, hay tiếng Đức là “freund”, cả hai bắt nguồn từ nghĩa ngữ cũ là “frijon” cũng là yêu thương, có nguồn gốc Ấn-Đức Prâi : che chở, ý nhị, yêu thương. Đó cũng là nguồn gốc của các chữ “free” và “frei” : tự do. Như vậy,  tự do và tình yêu cùng gặp nhau trong tình bạn. Trong cuộc sống xã hội, con người cần có các mối quan hệ hỗ tương để phát triển, trong đó tình bạn là một yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, tình bạn có nhiều cấp độ. - Bạn bè xã gião: Cấp độ này là thấp nhất những cũng chiếm số lượng lớn nhất. Đây là những mối quan hệ xã giao thông thường, nhưng không có sự gắn kết chặt chẽ. - Bạn thân: Cấp độ này giới hạn mối quan hệ trong số lượng ít hơn, trong một nhóm nhỏ những người bạn gắn bó thân thiết. - Tri kỷ: Đây là mức cao nhất trong tình bạn, và số lượng sẽ càng ít đi, chỉ có 1-2 người, và thậm chí c