Bài đăng

Lịch sử của KINH HÒA BÌNH

Hình ảnh
„Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa“. Kinh Hòa Bình, hay còn gọi là Lời Cầu Nguyện cho Hòa Bình, được truyền thống gán cho thánh Phanxico Assisi. Do đó, tên gọi phổ biến được biết đến là: Kinh Hòa Bình của thánh Phanxico. Lời Kinh này đã được lưu truyền và được biết đến rộng rãi trong thế kỷ 20. Người cầu nguyện xin Chúa giúp mình trở nên khí cụ xây dựng hòa bình, theo tinh thần của một trong 8 mối phúc mà Chúa Giêsu rao giảng: „Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa“. (Mt 5,9) Thực ra, tác giả thực sự của lời cầu nguyện này chưa được xác thực. Bởi vì trong tất cả các dữ liệu của thánh Phanxico người ta không tìm thấy lời kinh này. Thêm nữa, Lời kinh này được xác định ra đời vào khoảng những năm 1912. Được biết, Kinh Hòa Bình được xuất bản lần đầu tiên trong một Tạp Chí Công Giáo của Pháp có tên là La Clochette (chiếc chuông nhỏ), do nhà xuất bản Paris kết hợp với tổ chức Công Giáo La Lagiue de la Sainte-Messe vào năm 1912. Tên của tá

"Hiệp nhất không có nghĩa là cùng thuộc về một Hội Thánh Công Giáo!“

Hình ảnh
Đây là lý luận của những người thuộc các Hội Thánh Kitô khác không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Họ lấy lý do Công Giáo đã lạc xa với Giáo Hội sơ khai, tự ý sửa đổi Kinh Thánh, giáo sĩ trị và các giáo hoàng nhu nhược kém cỏi, để cho nhiều lạc giáo nảy sinh trong nội bộ. Đối với nhóm người này, phân ly khỏi Công Giáo được xem là một cuộc cải cách cần thiết, là trở về nguồn ban đầu của Kinh Thánh... Thế nên đối với họ, ơn cứu độ nằm ở niềm tin vào Chúa Kitô mà không cần phải thuộc về Giáo Hội Công Giáo. Thêm nữa, theo họ, Giáo Hội không có nghĩa là một cơ chế duy nhất như Công Giáo La Mã hiểu, mỗi cộng đoàn là một Giáo Hội độc lâp. Thậm chí họ con cho rằng Chúa Kitô không đòi hỏi duy trì mô hình một Giáo Hội duy nhất. Do đó, họ cho rằng hiệp nhất không có nghĩa là cùng thuộc về một Giáo Hội, đặc biệt là Công Giáo La Mã. Lý luận này nghe qua có vẻ logic, nhưng nếu tìm hiểu kĩ càng đặt trên nền tảng Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy nó không đứng vững. Quả thật, nếu ai tin Kinh Thánh là lẽ

HÃY CANH TÂN TỪ TẬN NGUỒN (ĐHY Walter Kasper)

Hình ảnh
Trong cuốn sách vừa được xuất bản, ĐHY Walter Kasper, cựu chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về đối thoại liên tôn, đã bày tỏ lo âu về tiến trình canh tân của Công Nghị Gh Đức. Ngài phê bình những quyết định vội vã nhưng hời hợt của tiến trình này, và mời gọi một cuộc canh tân từ tận nguồn, chứ không phải trên bề mặt. ĐHY Kasper gọi ý tưởng canh tân mà Công Nghị nêu lên là "chủ nghĩa hiện đại hời hợt". Bởi vì lẽ ra trọng tâm và trung tâm của mọi sinh hoạt Giáo Hội, đặc biệt là các cuộc họp quan trọng như Công Nghị Synodaler Weg, phải là Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Thế nên, canh tân thực sự phải là làm mới lại, làm nổi bật gương mặt Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài cho thế giới hôm nay, chứ không nên đặt trong tâm nơi các vấn đề khác. Khi qui về Chúa Kitô, về với nguồn đích thực, người ta sẽ thực sự canh tân từ nội tâm. ĐHY Kasper cũng nhấn mạnh, điều Gh Đức cần làm là thoát ra khỏi cái chủ trương "Pelagianism" cho rằng nhận thức của con người không bị nguyên tội làm cho

ĐỨC MẸ HIỆN RA Ở LỘ ĐỨC NHƯ BẰNG CHỨNG TỪ TRỜI CAO CHO ƠN VÔ NGỘ CỦA GIÁO HOÀNG

Hình ảnh
  Năm 1854, Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX tuyên bố tín điều Đức Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội. Đây là tín điều thứ 3 về Đức Mẹ sau sau hơn 10 thế kỷ, và đặc biệt nhất đó là, tín điều này được Giáo Hoàng tuyên tín một mình, chứ không cùng với Công Đồng như các tín điều trước. Trong khi đó, Giáo Hoàng Pi-ô IX không phải là một nhà thần học gia xuất chúng trong Giáo Hội thời bấy giờ. Kèm theo đó, nhiều vị thánh trong lịch sử cũng chưa hoàn toàn ủng hộ tín điều này. Nhiều vị thánh giáo phụ ở các thế kỷ đầu như thánh Augustino, thánh Ephrem; hay trường phái thần học Dòng Phanxico thời trung cổ rất xác tín giảng dạy và tuyên xưng Đức Maria được ơn vô nhiễm. Nhưng ngược lại cũng có một số vị thánh chưa đồng ý, hoặc còn trình bày cách thận trọng, chẳng hạn thánh Thánh Bênađô và thánh Thomas Aquino. Điều khiến một số vị thánh và một số học giả e dè cẩn trọng, không phải vì họ không tôn sùng Đức Maria, cho bằng vì họ chưa giải thích được giá trị của ơn cứu độ của Chúa Giêsu nơi Đức Mẹ. Họ sợ

ĐỨC PI-Ô XII - NHÀ NGOẠI GIAO NỔI BẬT

Hình ảnh
Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII; tên thật là Eugenio Maria Giuseppe Giovanni Pacelli (1876-1958). Ngài được xem là một trong những nhà ngoại giao nổi bật của Giáo Hội. Con đường học thức và công danh (nói theo kiểu thế gian) của ngài rất thuận lợi và nhanh chóng. - Ngài được phong chức linh mục khi mới 23 tuổi (1899). - Ngài nói được thông thạo 6 thứ tiếng (Latinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha). - Mới 30 tuổi, ngài đã giành được 3 học vị tiến sĩ về triết học, thần học và luật (dân luật + giáo luật). - Mới 33 tuổi, ngài đã được chỉ định làm giáo sư tại học viện ngoại giao của Vatican (1909-1914). Kèm theo đó, ngài được đặt làm thư ký của Hồng Y Quốc Vụ Khanh và kiêm cố vấn của Bộ Giáo Lý Đức Tin. - Mới 41 tuổi (1917), ngài đã được đặt làm Tổng Giám Mục hiệu tòa và được sai làm Khâm Sứ Tòa Thánh ở Munich, khi ấy còn là một quốc gia độc lập với nước Phổ (Đức). Đến năm 1921, khi nước liên bang Đức được thành lập, ngài trở thành vị Khâm Sứ Tòa Thánh đầu tiên tại đây trong suốt 8 năm (1921-1929).

MÙNG 2 TẾT: KÍNH NHỚ TỔ TIÊN

Hình ảnh
Tri ân tổ tiên quá khứ và ước mong cho hiện tại Ngày Mùng 2 Tết kính nhớ tổ tiên, tôi nghĩ về thế hệ tổ tiên đã đón nhận Tin Mừng thời xa xưa (thế kỷ 16), và cảm thấy ngạc nhiên lẫn thán phục về sự can đảm của họ. Vào thời ấy, xét về trình độ dân trí và sự hiện đại thì chắc chắn không được như bây giờ. Ngược lại, tính rập khuôn của xã hội và ý thức hệ lại rất nặng nề chứ không tự do như bây giờ. Thời ấy xã hội Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm của Nho Giáo phong kiến China, với tính bảo thủ trong văn hóa tín ngưỡng còn được ghi nhận mãi tới ngày nay. Nho Giáo là triết thuyết bảo hoàng, tức là ủng hộ chế độ phong kiến và tôn giáo của triều đình: Thờ vua, kính thầy, tôn trọng tổ tiên. Đó là lý do người Việt tự nhận là theo đạo ông bà, dù tôn kính tổ tiên là một điểm chung mà mọi dân tộc trên thế giới đều có chứ không gì dân tộc Việt Nam, và đó là tinh thần tín ngưỡng dân gian chứ không được kể là đạo hay tôn giáo. Bởi nói tới đạo và tôn giáo thì phải nói tới phụng tự, cơ cấu và giáo lý. Trong b
Hình ảnh
  VÌ SAO GIÁO HỘI PHẢI CÔNG BỐ TÍN ĐIỀU ƠN VÔ NGỘ CỦA GIÁO HOÀNG ? 1. Bối cảnh xã hội Từ cuối thế kỷ 17 trở đi, vị thế và vai trò của giáo hoàng Roma ngày càng suy yếu, đặc biệt khi các nước châu âu bước qua thời đại công nghiệp. Không những thế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy ở một số nước còn khó chịu với vị thế của Tòa Thánh vì thấy ảnh hưởng của Roma trên hàng giáo sĩ và tín hữu trong nước. Thế kỷ 18, nhiều cường quốc không những không còn vâng phục Tòa Thánh, mà trái lại còn sỉ nhục bằng cách bách hại giáo sĩ và giáo dân trong nước điển hình là cuộc cách mạng ở Pháp 1789 gây thiệt hại nghiêm trọng cho GH Pháp và Tòa Thánh về tài sản và nhân lực. Thê thảm hơn nữa, hoàng đế Napoleon bắt Tòa Thánh kí thỏa ước nhượng bộ, rồi yêu cầu Giáo Hoàng Clement VII phải sang Paris chủ lễ phong vương cho ông, nhưng không được đội triều thiên lên đầu ông, nghĩa là không có quyền thế trên ông. Hành động đó nhằm sỉ nhục giáo hoàng và tòa thánh. Tóm lại, từ cuối thế kỷ 17, Giáo Hoàng không còn