Bài đăng

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
Lịch sử hình thành lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ (latinh: Domini Nostri Iesu Christi Universorum Regis). Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ được Đức Giáo Hoàng Pio XI thiết lập vào ngày 11 tháng 12 năm 1925, tức là cách đây 97 năm. Việc thiết lập lễ này có ý đồ rõ ràng. Vào thời ấy, nền phong kiến quân chủ đi tới hồi kết; các cường quốc trên thế giới đang tranh đấu phân chia lại quyền lực, một số nhà độc tài bắt đầu nắm quyền và kèm theo đó là chủ nghĩa tôn thờ lãnh tụ, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng như phát xít bắt đầu bành trướng. Trong bối cảnh đó, Đức Giáo Hoàng Pio XI quyết định thiết lập lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ để tuyên bố rằng, Chúa Kitô mới là chủ thể của toàn vũ trụ này, là Vua muôn vua, Chúa các chúa. Quyền lực thế gian, các lãnh tụ trần thế, dù có hùng mạnh hay mưu mô tới đâu, thì đều phải quy phục Chúa Kitô. Chỉ có Ngài là vua vĩnh cửu và đem lại bình an đích thực nhờ tình yêu chứ không phải bằng vũ khí. Cũng lưu ý thêm là lễ Chúa Kitô Vua được thiết lập vào dịp kỷ niệ

TÌM HIỂU VỀ PHÉP LÀNH TÒA THÁNH

Hình ảnh
1. Phép lành Tòa Thánh là gì, do ai cấp? Phép lành Tòa Thánh là một giấy chứng nhận bảo đảm phép lành của Đức Thánh Cha ban cho những người đóng góp cho quỹ bác ái hỗ trợ người nghèo. Nhân một dịp đặc biệt của cá nhân hay gia đình hoặc người thân, người ta có thể xin Tòa Thánh phép lành này theo mẫu họ muốn. Việc cấp phép lành được Đức Thánh Cha giao cho ủy ban bác ái xã hội thuộc phủ giáo hoàng ở Vatican. 2. Phép lành Tòa Thánh có phải do đích thân Đức Giáo Hoàng viết và ký không? Không, chắc chắn Đức Giáo Hoàng không thể có thời gian ngồi ký hàng triệu bằng phép lành mỗi ngày. Ngài chỉ ký một tờ mẫu, sau đó ủy ban bác ái sẽ copy ra nhiều bản. Nhưng chắc chắn việc cấp tờ phép lành này là do Đức Giáo Hoàng cho phép. 3. Phép lành có thể đến qua một tờ giấy ư? Không, tờ phép lành Tòa Thánh chỉ là một chứng nhận ơn lành của Chúa đến qua việc bạn đóng góp tiền cho quỹ bác ái lo cho người nghèo của Tòa Thánh. Nghĩa là, phép lành bạn nhận được do lòng ao ước và do việc bác ái bạn làm, chứ kh

"Tôi biết tôi tin vào ai'' (2Tm 1,12)

Hình ảnh
Có một số người mỉa mai tín hữu Công Giáo mê tín hoặc ngây thơ khi tin vào Kinh Thánh đặc biệt là phần Cựu Ước như sách Sáng Thế với những câu chuyện họ cho là cổ tích hay giả tưởng, và các sách luật Mô-sê với một số điều luật mà họ tố cáo là man rợ, tàn độc. Tôi biết rằng với những người đó thì mọi lời giải thích hay đôi co đều vô nghĩa, vì họ muốn cà khịa chứ không cần học hỏi. Nhưng tôi muốn nói với các bạn đồng đạo về lời mỉa mai phía trên rằng: - Chúng ta hiểu và tin Kinh Thánh không hoàn toàn theo nghĩa đen. Chúng ta hiểu các tầng nghĩa sâu hơn phía sau các hình ảnh đơn giản ấy. Ví dụ: câu chuyện Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày, không theo nghĩa đen, mà trọng tâm là lời tuyên xưng: Có một Đấng Tạo Hóa đã dựng nên muôn loài. - Giáo Hội Công Giáo không sợ bị mỉa mai hay chê bai khi gìn giữ các sách Cựu Ước của Do Thái Giáo cho thấy sự trung thành và tính tiếp nối của đức tin Công Giáo đặt nền trên Do Thái Giáo. Không phải Giáo Hội cũng như mỗi chúng ta ngây thơ tới nỗi không bi

CÓ THỂ CÁC BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
Pauline Marie Jaricot  (1799-1862) Pauline Marie Jaricot, người phụ nữ nhỏ bé nhưng làm được điều lớn lao. Hôm nay Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo kỷ niệm 100 năm ngày thành lập (1922-2022). Đây là một tổ chức của các giáo hội địa phương nhưng trực thuộc trực tiếp vào Tòa Thánh Vatican. Và điều đặc biệt hơn nữa, tiền thân của tổ chức này được thành lập trước đó gần 100 năm, là một người phụ nữ nhỏ bé và yếu đuối, đó là chân phước Pauline Marie Jaricot, người Pháp. Pauline được sinh ra trong một gia đình công giáo đạo đức và giàu có, nhưng khi còn bé cô đã mang bệnh tật và sức khỏe yếu sau một lần té ngã. Từ đó, cô cần có người chăm sóc thường trực. Năm 1816 khi nằm trên giường bệnh và nghe một bài giảng về việc làm bác ái giúp người nghèo khổ, cô đã quyết định tặng tài sản cho người nghèo, đặc biệt những người cùng khốn. Năm 1817, khi mới 18 tuổi, cô thành lập một Hiệp hội cầu nguyện đền tạ Thánh Tâm gồm những phụ nữ lao công và người hầu nữ. Năm 1819, cô và hiệp hội của mình quyết tâm cầu

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu thương Giáo Hội Việt Nam một cách đặc biệt. Ngài viết tên "VIETNAM" vào một mảnh giấy dán trên bàn quỳ của ngài trong nhà nguyện riêng để mỗi lần quỳ gối cầu nguyện thì nhớ tới, đồng thời ngài chọn một linh mục người Việt là Đức Ông Thụ làm thư ký riêng bên cạnh. Chuyện kể rằng năm 1980, trong dịp các Giám Mục Việt Nam về thăm Tòa Thánh (Ad Limina), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã ghé thăm các vị tại nhà khách Foyer Phát Diệm (ở Roma) như một sự động viên ưu ái cách riêng cho Giáo Hội Việt Nam. Đây là một đặc ân riêng, bởi theo sự thường thì các giám mục và khách mời phải đến Tòa Thánh gặp Đức Giáo Hoàng, chứ không phải ngược lại. Foto: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đến thăm các giám mục Việt Nam ở nhà khách Foyer Phát Diệm (1980)

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
Trong bài quốc ca của nước Áo có câu: Đất nước của núi đồi, đất nước của nhà thờ (Land der Berge, Land der Dome). Câu hát này được gợi hứng từ một thực tế là ở Áo, người ta có thể nhìn thấy tháp nhà thờ khắp nơi và san sát, cứ mỗi ngôi làng dù là nhỏ bé cũng có một ngôi thánh đường. Rồi thậm chí ở thủ đô Vienna, nhiều khi hai nhà thờ chỉ cách nhau vài chục mét. Sở dĩ có nhiều nhà thờ gần nhau như vậy là vì xưa kia khi Giáo Hội chưa có Giáo Luật qui định rõ ràng về các xứ đạo, cha xứ, việc xây nhà thờ, đặc biệt nhất là sự thao túng lạm quyền của thế quyền, thì ở châu âu có tình trạng xảy ra là các vua chúa và các nhà quyền quý đều xây nhà thờ riêng cho gia đình. Họ còn nuôi riêng một linh mục gia đình - giống như bác sĩ gia đình - để chỉ dâng lễ và giải tội cho gia đình họ. Do đó ở các thành phố lớn, người ta nhìn thấy gần các tòa nhà cổ luôn có một nhà thờ đi kèm; ngoài ra còn chưa tính đến những nhà nguyện nằm trong lâu đài. Có ý kiến cho rằng Thánh Vinh-sơn Phaolo (27/9) cũng là một

PHỎNG VẤN CỰU MỤC SƯ GOTTFRIED PAUL

Hình ảnh
Chào Gottfried, trước tiên xin cảm ơn ngài đã cho phép tôi ghi lại cuộc nói chuyện này. Ngài có thể giới thiệu một chút về bản thân không? Gottfried: Chào thầy Eugene, tôi rất vui vì cuộc gặp gỡ tình cờ này của chúng ta ở Porto (BĐN). Tôi tên là Gottfried Paul. Tôi xuất thân từ gia đình tín hữu Hội Thánh Tin Lành (HTTL) Baptist, nhưng có một thời gian là tín hữu tự do (không theo giáo phái nào), tiếp đó tôi gia nhập HTTL Lutheran và làm mục sư hơn 10 năm trước khi trở lại HT Công Giáo năm 2020. Hỏi: Vì sao ngài thay đổi nhiều Hội Thánh như vậy? Trả lời: Vì tôi muốn tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa, nhưng trong HTTL Baptist tôi không thấy phù hợp. Người ta rất liberal (thoáng) trong cách diễn giải Kinh Thánh theo ý kiến riêng cũng như không áp dụng Tin Mừng vào đời sống. Tôi thất vọng và rời bỏ đề làm một tín hữu tự do nhưng chỉ một thời gian ngắn tôi thấy cần có một Hội Thánh để được nâng đỡ và hướng dẫn. Tôi quyết định gia nhập HTTL Lutheran vì có thể nói đó là HTTL tương đối truyền th