Bài đăng

"Chúng ta đã làm gì sai?"

Hình ảnh
Từ kinh nghiệm các cuộc ly giáo trong Hội Thánh gây nhiều đau thương và thậm chí gây cản trở cho việc truyền giáo, từ cuối thế kỷ 19, Tòa Thánh Vatican đã bắt đầu thực hiện một cải cách đáng chú ý trong nội bộ giáo triều. Đó là, khi một cuộc ly giáo có nguy cơ xảy đến và thông tin được báo về Tòa Thánh, thì Đức Giáo Hoàng sẽ cùng với ban cố vấn nhóm họp với nhau ngay lập tức. Cuộc họp này được gọi là "buổi xét mình: Chúng ta đã làm gì sai?" Cuộc họp sẽ bắt đầu với giờ cầu nguyện, cầu xin cho sự hiệp nhất của Hội Thánh, và kèm theo đó là xin ơn soi sáng và xét mình. Sau đó, Giáo hoàng cùng ban cố vấn sẽ ngồi lại với nhau và bàn về nguy cơ ly giáo đang xảy đến. Câu hỏi đầu tiên các vị nêu lên là: "Chúng ta (Hội Thánh) đã làm gì sai dẫn đến nguy cơ ly giáo này?" Tiến trình này tương ứng với câu nói "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Thay vì vội vàng kết án những người có ý đồ ly giáo, thì các vị hữu trách tự xem xét bản thân trước. Và nếu nhìn thấy nguyên nhân

KITÔ GIÁO TỪ KHỞI ĐẦU LÀ CÔNG GIÁO

Hình ảnh
Công Giáo không chỉ là một danh xưng mà còn là một đặc tính. Có nhiều người hoặc do không hiểu rõ hoặc do không thiện cảm với Hội Thánh Công Giáo thường nói rằng: Danh xưng Hội Thánh Công Giáo không có từ ban đầu từ thời các tông đồ, mà chỉ hình thành sau cuộc ly giáo đông tây (1054), tức là sau sự phân ly của Giáo Hội Chính Thống. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai. Vì, Công Giáo (hy lạp: καθολικός katholikós) có nghĩa là "bao gồm tất cả/ phổ quát). Tức là CÔNG GIÁO chính xác là một đặc tính từ ban đầu của Kitô Giáo, chứ không phải được nghĩ ra sau này. Đặc tính CÔNG GIÁO (phổ quát) này được diễn tả rõ nét ngay từ lễ Ngũ Tuần, tức là ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, còn được gọi là ngày khai sinh (sinh nhật) của Hội Thánh. Bài trích sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 2,1-11) đã tường thuật rõ ràng rằng, sau khi nhận được Thánh Thần, các Tông Đồ đã ngay lập tức mở miệng rao giảng Tin Mừng bằng nhiều ngôn ngữ cho khách thập phương từ nhiều nơi đến Giêrusalem hành hương dự lễ. Chính ngay thờ

Ý NGHĨA CỦA KHĂN CHE BÌNH THÁNH ĐỰNG THÁNH THỂ

Hình ảnh
Các bình thánh đựng Thánh Thể thường được che phủ bằng một "áo choàng". Ngoài ý nghĩa thực tiễn là che phủ và tăng phần trang trọng cho phụng vụ, "áo choàng" này còn mang ý nghĩa thần học khá sâu xa. Nó vừa tượng trưng cho khăn liệm đã bao phủ thân xác Chúa Kitô khi Ngài được mai táng, vừa diễn tả ý nghĩa mầu nhiệm của Thánh Thể. Nếu như danh từ "mạc khải" (revelatio) có nghĩa đen là "vén màn" (để cho thấy điều được tấm màn che khuất), thì "áo choàng" che chén thánh cũng ám chỉ rằng điều nó đang che phủ, chính là Chúa Giêsu Kitô hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu, và đó là một mầu nhiệm đức tin. Có thể nói rằng, mọi chi tiết trong phụng vụ Thánh Lễ (và cả sự bố trí không gian trong nhà thờ theo tiêu chuẩn của Giáo Hội) đều có ý nghĩa thần học thiêng liêng, chứ không phải chỉ để trang trí hoặc nghi thức bề ngoài mà thôi. M. Hạnh Tử

VỊ THÁNH TẠO RA KÝ HIỆU VIẾT TẮT "IHS" (JHS)

Hình ảnh
  Khi nhìn thấy Logo với ký hiệu "IHS", người Công Giáo thường liên tưởng ngay đến huy hiệu của Dòng Tên. Và quả thật, đây là huy hiệu chính thức của Dòng Tên. Tuy nhiên, người đầu tiên nghĩ ra và sử dụng ký hiệu này không phải là thánh I-nha-xi-o Loyola (Ignatio Loyola), đấng sáng lập Dòng Tên, mà là một tu sĩ Dòng Phanxico, thánh linh mục Bernardino thành Siena (1380-1444). Ngài là một nhà thuyết giảng nổi tiếng của Hội Thánh Công Giáo ở thế kỷ 15 và được mời đi nhiều nơi ở âu châu để giảng dạy. Ngài đặc biệt tôn sùng và rao giảng lòng sùng kính Danh Thánh Chúa Giêsu và lòng tôn kính Đức Mẹ Maria. Năm 1417, lần đầu tiên ngài nói về Danh Thánh Chúa Giêsu với ký hiệu "IHS" - Jesus huminum salvator. Danh Thánh và ký hiệu này sau đó đã được phổ biến rộng rãi ở tây phương. Cũng chính thánh nhân đã vẽ logo huy hiệu "IHS" và thường dương cao mỗi khi giảng về Danh Thánh Chúa Giêsu. Cũng vì lý do này mà người ta thường vẽ hình thánh nhân với huy hiệu đó. Đến thế

VÌ SAO CA TÒA TRONG CÁC TU VIỆN CỔ ĐƯỢC THIẾT KẾ QUAY MẶT VÀO NHAU?

Hình ảnh
Trong cử hành phụng vụ hiện tại, các tín hữu cùng nhau hướng mặt về cung thánh. Ngay cả các Dòng Tu (ở Việt Nam) cũng cử hành phụng vụ các giờ kinh như thế. Tuy nhiên trước kia - ngày nay ở tây phương vẫn còn được duy trì - các đan sĩ/ kinh sĩ sẽ đứng trong ca tòa quay mặt vào nhau khi hát kinh thần vụ. Vì sao như thế? Vì, trong phụng vụ của Do Thái Giáo, các Thánh Vịnh ca ngợi Chúa được sáng tác và được hát theo lối đối đáp. Và khi hát đối đáp, người ta thường đứng đối diện nhau như một diễn tả của sự đối thoại và cùng nhau ca ngợi Chúa. Ca tòa cũng là diễn tả (hay hàm ý mô phỏng) ca đoàn thiên quốc, nơi các thiên thần và các thánh ngày đêm chúc tụng Chúa. Ngoài ra, một lý do "thời cuộc" cũng ảnh hưởng đến việc bố trí ca tòa quay mặt vào nhau, đó là theo quan niệm xa xưa dưới thời phong kiến, thần dân không được phép nhìn thẳng mặt nhà vua, mà phải cúi đầu khi đứng đối diện, hoặc phải nhìn sang hướng khác để diễn tả sự tôn kính với vua. Quan điểm này cũng không lạ trong Kinh

Ý NGHĨA CỦA NGHI THỨC XÔNG HƯƠNG KHI LINH MỤC NÂNG CAO BÁNH VÀ RƯỢU VỪA ĐƯỢC TRUYỀN PHÉP

Hình ảnh
Ngoài ý nghĩa quen thuộc của khói trầm hương là diễn tả lời cầu nguyện của cộng đoàn phụng vụ dâng lên Chúa: "Ước chi lời con nguyện như hương trầm bay tỏa trước thánh nhan", thì nghi thức xông hương khi linh mục nâng cao Bánh và Rượu vừa được truyền phép còn có một ý nghĩa thiêng liêng khác, đó là nhắc nhở cho mọi người tham dự về đặc tính mầu nhiềm của Hy tế Thánh Thể. Cũng như làn khói tạo nên cảm giác huyền ảo, khiến cho tầm nhìn bị hạn chế, khói trầm nhắc nhở các tín hữu rằng, Thánh Thể là mầu nhiệm cao siêu vượt khỏi tầm nhìn của đôi mắt của thể lý. Ý nghĩa thiêng của khói trầm hương trong giây phút này sẽ được liên kết với việc linh mục xướng "đây là mầu nhiệm đức tin". Ngoài ra, việc linh mục đậy chén thánh ngay sau khi truyền phép và song song với lời tuyên xưng ấy cũng diễn ra khi khói trầm chưa tan hẳn đều nhằm nhắc nhở tới đặc tính mầu nhiệm của Thánh Thể. M. Hạnh Tử Dựa theo phân tích của tác giả Klaus Berger trong cuốn "Schweigen, eine Theologie d

ĐỨC PHANXICO MUỐN BÃI BỎ LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC?

Hình ảnh
Vài ngày nay, có một số người gửi cho mình câu hỏi liên quan đến một bài phỏng vấn Đức Giáo Hoàng Phanxico về luật độc thân linh mục. Các bài báo được gửi cho mình đều nói rằng Đức Phanxico có ý định hay thậm chí là ủng hộ bãi bỏ luật độc thân linh mục. Điều này có đúng không? Bài phỏng vấn này đã được đăng trên trang Vatican News bản tiếng đức, và nội dung câu trả lời của Đức Giáo Hoàng không hề giống như những gì người ta đồn thồi (nếu không muốn nói là xuyên tạc nhằm chống đối Đức Giáo Tông). Xin tóm lược câu trả lời của Đức Phanxico như sau. Trước hết, khi được hỏi rằng việc lập gia đình có phải là cản trở của chức linh mục không? Đức Phanxico lấy dẫn chứng từ các giáo hội Công Giáo Đông Phương, nơi mà các linh mục được lập gia đình rồi ngài cho rằng đó không phải là ngăn trở của chức linh mục. Ngài cũng lưu ý rằng luật độc thân linh mục là của Giáo Hội Tây Phương mà thôi. Tuy nhiên, ngay sau đó ngài đặt ngược lại vấn đề? Vì sao lại bàn đến việc cho linh mục lập gia đình? Liệu đó c