SỰ KHÁC NHAU GIỮA: LÀM PHÉP (hay CHÚC LÀNH) và THÁNH HIẾN (hay THÁNH HÓA)
Người Công Giáo VN chúng ta rất quen thuộc và thậm chí là sử dụng lẫn lộn hai cụm từ LÀM PHÉP và THÁNH HÓA. Nhưng thực ra ý nghĩa của hai từ này có sự khác biệt.
Mang ý nghĩa cầu xin ơn lành của Chúa xuống trên con người hay đồ vật. Hành vi này chỉ nhằm để tạ ơn và ngợi khen Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta tất cả; cũng như là lời nhắc nhở chúng ta sử dụng/ hưởng dùng những ân huệ ấy cách cân xứng, đồng thời xin ơn che chở chúc lành của Chúa. Nghi thức này không làm thay đổi bản chất và mục đích sử dụng của đối tượng được làm phép/ chúc lành. Do đó, sau khi làm phép, người ta vẫn tự do sử dụng/ buôn bán trao đỏi các sự vật ấy mà không phạm lỗi.
Ví dụ: làm phép nhà ở/ xe/ bữa ăn ...
Tượng ảnh thánh mà các gia đình hay cá nhân sử dụng riêng cũng thuộc diện được làm phép, và do đó vẫn có thể tặng hay bán lại cho người khác (miễn là bảo đảm người mua tiếp tục sử dụng phù hợp chứ không hủy hoại hay xúc phạm).
+ THÁNH HIẾN (hay THÁNH HÓA) - Latinh: sanctificare:
Hành vi này làm thay đổi/ biến đổi bản chất của sự vật và thường được dùng trong việc phụng sự Chúa cách đặc biệt riêng. Thánh hiến/ thánh hóa nghĩa là làm cho nên (của) thánh Dành riêng cho Chúa.
Ví dụ: Bí tích truyền chức/ thánh hiến tu sĩ/ cung hiến nhà thờ, bàn thờ và vật dụng thánh (chén thánh, khăn thánh) ...
Những sự vật sau khi được thánh hiến sẽ không được dùng vào mục đích khác, và nếu muốn bán hay chuyển đổi mục đích sử dủ dụng thì cần tới sự cho phép của giáo hoàng hoặc giám mục, nếu không sẽ mắc lỗi phạm thánh.
Ví dụ: các linh mục và tu sĩ muốn hồi tục thì phải xin phép chuẩn của Tòa Thánh hoặc Giám mục; một nhà thờ không còn sử dụng và muốn dùng làm bảo tàng hay di tích... cần phép của giám mục...
Nhận xét
Đăng nhận xét