Bài đăng

NHỮNG NGÔI NHÀ NGUYỆN TRONG BỆNH VIỆN

Hình ảnh
Ở các nước phương tây, trong mỗi bệnh viện người ta luôn bố trí một căn phòng làm nhà nguyện cho các bệnh nhân. Nơi đây, hằng ngày các bệnh nhân có thể đến cầu nguyện, chầu Thánh Thể trong thinh lặng, và ít nhất mỗi tuần một lần sẽ có Thánh Lễ Chúa Nhật cho các bệnh nhân và các nhân viên của bệnh viện. Việc mục vụ cho các bệnh nhân và các nhân viên y tế là một trách nhiệm mà Giáo Hội không bao giờ quên lãng. Chính vì vậy, ở các bệnh viện bên tây phương sẽ luôn có linh mục tuyên úy túc trực để ban các bí tích cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân lâm tử. Sự hiện diện của linh mục để cùng cầu nguyện, chúc lành và nhất là ban của ăn đàng cho các bệnh nhân là một niềm an ủi vô cùng lớn lao cho các tín hữu. Trước kia, khi số linh mục còn đông và việc giữ đạo còn sầm uất, thì hầu như mỗi bệnh viện luôn có một linh mục tuyên úy thường trú để chăm sóc mục vụ. Ngày nay, tuy việc giữ đạo đã suy giảm kèm theo số lượng linh mục cũng ít đi, nhưng không vì thế mà Giáo Hội lơ là việc mục vụ này. C

Hỏi. Kitô Giáo mừng lễ Giáng Sinh khác ngày với Công Giáo Đông Phương và Chính Thống Giáo phải không?

Hình ảnh
ĐÁP. Câu trả lời là vừa đúng vừa không. Đúng, vì Kitô Giáo mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, trong khi Công Giáo Đông Phương và Chính Thống Giáo mừng vào ngày 5(hoặc 6) tháng 1 hằng năm. Sai, vì thực ra có sự chênh lệch 10 ngày trên là do hai bên dùng 2 lịch khác nhau. Tây phương dùng lịch Gregorio còn Đông phương dùng lịch Julian. Như vậy xét theo ngày tháng thì ngày 5(6) tháng 1 trong lịch tây phương chính là ngày 25 tháng 12 trong lịch Julian của đông phương. Vào thời cổ đại Giáo Hội hoàn vũ bao gồm của Công Giáo Đông Phương và Chính Thống dùng chung lịch Julian, và khi ấy không có sự khác biệt về lễ Giáng Sinh, Phục Sinh. Nhưng từ thế kỷ XVI (15/10/1582), khi giáo hoàng Gregorio XIII áp dụng lịch mới canh tân – được gọi theo tên ngài là lịch gregorio – để xóa bỏ sự sai lệch về vòng quay của trái đất. Theo cách tính lịch mới ngày, người ta xóa bỏ 10 ngày để cân bằng số ngày sai lệch. Như vậy ngày áp dụng lịch mới là ngày 15/10/1582 tương đương trong lịch cũ là ngày 0

KHÍA CẠNH LỊCH SỬ VÀ KITÔ HỌC CỦA CÂU CHUYỆN CÁC ĐẠO SĨ (Mt 2,1-12)

Hình ảnh
Trong khi Tin Mừng Luca (x. Lc 2,8-20) tường thuật rằng các mục đồng là những người đầu tiên được báo tin mừng Chúa Giáng Sinh, thì Tin Mừng Matheu lại chỉ đề cập đến các đạo sĩ từ phương đông tìm đến theo ánh sao để triều bái Hài Nhi (x.Mt 2,1-12). Các đạo sĩ này là ai và câu chuyện này có phải là một sự thật lịch sử không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu chuyện này theo hai khía cạnh lịch sử và thần học thiêng liêng. 1. Khía cạnh lịch sử Thánh Mat-thêu trình thuật rằng câu chuyện xảy ra dưới thời vua Hêrôđê (c.1), và điều này phù hợp/ tương đồng với TM Luca (x. Lc 1,5). Căn cứ vào thông tin mà thánh Matheu đề cập, chúng ta biết các vị đạo sĩ – hay chính xác hơn nên dịch là chiêm tinh khoa học (không phải mê tín bói toán) – đến từ phương đông (c.1) và ánh sao lạ (cc.2.9.10). Dựa vào bằng chứng lịch sử được ghi nhận, chúng ta biết được ở nền văn minh Lưỡng hà cổ đại mà trung tâm là Babylon (vùng đất nằm giữa 2 con sông Euphrat và Tigris – ngày nay là Iran/Iraq) khá nổi bật ở thời cổ đại

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - GIÁO HẠT QUÂN ĐỘI

Hình ảnh
GIÁO HẠT QUÂN ĐỘI (Militärordinariat) Ở các nước Công Giáo và các nước có tự do tôn giáo trong sinh hoạt chính trị, thì mục vụ cho quân đội là một nhiệm vụ không thể thiếu của Giáo Hội. Và do đó, Giáo Luật đã dự trù một cơ cấu đặc biệt cho lãnh vực này. Theo đó, Giáo Luật (Đ. 294-297) cho phép thiết lập các giáo phận/ giáo hạt tòng nhân. Các Giáo hạt tòng nhân không có ranh giới địa lý như các giáo phận thông thường, ví dụ các giáo hạt quân đội bao gồm mọi thành phần của quân đội cũng như gia đình của họ, nghĩa là dù binh sĩ đóng quân ở bất cứ đâu (trên lãnh thổ của giáo phận nào) thì họ vẫn không thuộc về giáo phận ấy, mà thuộc về giáo hạt quân đội do một vị giám mục quân đội phụ trách. Trước kia, vị phụ trách giáo hạt quân đội không nhất thiết phải là một giám mục nhưng có quyền hạn như một giám mục. Tuy nhiên, từ năm 1986 thì Đức Gioan Phaolo II đã thường bổ nhiệm các giám mục cho các giáo phận quân đội này. Như vậy, về ranh giới địa lý thì các giáo hạt quân đội khác với các giáo ph
Hình ảnh
  CHÚC MỪNG GIÁNG SINH  Chúc mọi người ngày Lễ Giáng Sinh nhiều niềm vui và ân sủng. Nguyện xin Đấng Emmanuel luôn hiện diện trong tâm hồn và trong cuộc sống của mọi người.

Vì sao Tin Mừng Luca lại mô tả các mục đồng là những người đầu tiên được đón nhận Tin Mừng Giáng Sinh?

Hình ảnh
  Đầu tiên chúng ta cần lưu ý là trong Cựu Ước, Chúa thường chọn gọi hay mặc khải cho các mục đồng. Đây là một motiv rất quen thuộc trong văn chương Do Thái Giáo. Chúng ta cùng điểm qua nhé. - Chúa đón nhận lễ vật của Abel, một mục đồng, như diễn tả lòng ưu ái của Ngài đối với dân Israel, một dân du mục lúc bấy giờ (St 3,1-5). - Các tổ phụ tiếp theo của Do Thái được Chúa chọn cũng à các mục đồng. Abraham, Isaac, Jacob. (St 12tt) - Môsê được nhìn thấy bụi gai bốc cháy, và được sai đi cứu dân Israel khi ông đang đi chăn súc vật cho bố vợ trong hoang địa (Xh 3,1tt) - Vua Saul được Chúa chọn và sai Samuel xức dầu làm vua Israel khi ông đang đi tìm các con bò đi lạc - ông cũng là mục đồng. (1Sml 10) - David được Chúa chọn và sai Sammuel xức dầu tấn phong làm vua Israel thay cho Saul. Khi ấy ông cũng là một cậu bé mục đồng đang chăn chiên ngoài đồng. (1Sml 16,11-12) - Một số ngôn sứ cũng được Chúa gọi khi họ đang đi chăn đàn vật (Amot, Jeremia). - Và sau cùng, Tin Mừng Luca t

Quan điểm cá nhân về việc trang trí hang đá dịp Lễ Giáng Sinh.

Hình ảnh
Truyền thống trang trí Hang Đá bắt nguồn từ thánh Phanxico Assisi, cũng là vị sáng lập Dòng Phanxico (Anh em hèn mọn). Sau khi thăm viếng Đất Thánh, trong đó có làng Betlem, thánh Phanxico đã làm một mô hình máng cỏ để trong phòng để chiêm ngắm và suy niệm về mầu nhiệm nhập thể, đặc biệt sự nghèo khó của Con Thiên Chúa. Ngài đã chọn điểm khó nghèo này làm linh đạo cho Dòng của mình. Như vậy, ý nghĩa nguyên thủy của việc trang trí Hang Đá là để suy niệm và tưởng niệm mầu nhiệm nhập thể trong khó nghèo của Con Thiên Chúa, để thấy được sự khiêm nhường của Ngài, chứ không hề nhằm mục đích khuếch trương hay trang trí thuần túy. Ở các nước công giáo châu âu, hầu như người ta chỉ trang trí mô hình hang đá đơn giản và được gìn giữ hàng chục, hàng trăm năm. Kèm theo đó ở trung tâm cung thánh, người ta chỉ đặt duy nhất một máng cỏ đơn sơ với tượng Chúa Hài Đồng, để hướng cái nhìn của tín hữu tập trung vào Chúa Giêsu chứ không phải vào các mô hình khác như mô hình hang đá hoành tráng với đèn nhấp