Khi nhìn thấy Logo với ký hiệu "IHS", người Công Giáo thường liên tưởng ngay đến huy hiệu của Dòng Tên. Và quả thật, đây là huy hiệu chính thức của Dòng Tên. Tuy nhiên, người đầu tiên nghĩ ra và sử dụng ký hiệu này không phải là thánh I-nha-xi-o Loyola (Ignatio Loyola), đấng sáng lập Dòng Tên, mà là một tu sĩ Dòng Phanxico, thánh linh mục Bernardino thành Siena (1380-1444). Ngài là một nhà thuyết giảng nổi tiếng của Hội Thánh Công Giáo ở thế kỷ 15 và được mời đi nhiều nơi ở âu châu để giảng dạy. Ngài đặc biệt tôn sùng và rao giảng lòng sùng kính Danh Thánh Chúa Giêsu và lòng tôn kính Đức Mẹ Maria. Năm 1417, lần đầu tiên ngài nói về Danh Thánh Chúa Giêsu với ký hiệu "IHS" - Jesus huminum salvator. Danh Thánh và ký hiệu này sau đó đã được phổ biến rộng rãi ở tây phương. Cũng chính thánh nhân đã vẽ logo huy hiệu "IHS" và thường dương cao mỗi khi giảng về Danh Thánh Chúa Giêsu. Cũng vì lý do này mà người ta thường vẽ hình thánh nhân với huy hiệu đó. Đến thế ...
Từ kinh nghiệm các cuộc ly giáo trong Hội Thánh gây nhiều đau thương và thậm chí gây cản trở cho việc truyền giáo, từ cuối thế kỷ 19, Tòa Thánh Vatican đã bắt đầu thực hiện một cải cách đáng chú ý trong nội bộ giáo triều. Đó là, khi một cuộc ly giáo có nguy cơ xảy đến và thông tin được báo về Tòa Thánh, thì Đức Giáo Hoàng sẽ cùng với ban cố vấn nhóm họp với nhau ngay lập tức. Cuộc họp này được gọi là "buổi xét mình: Chúng ta đã làm gì sai?" Cuộc họp sẽ bắt đầu với giờ cầu nguyện, cầu xin cho sự hiệp nhất của Hội Thánh, và kèm theo đó là xin ơn soi sáng và xét mình. Sau đó, Giáo hoàng cùng ban cố vấn sẽ ngồi lại với nhau và bàn về nguy cơ ly giáo đang xảy đến. Câu hỏi đầu tiên các vị nêu lên là: "Chúng ta (Hội Thánh) đã làm gì sai dẫn đến nguy cơ ly giáo này?" Tiến trình này tương ứng với câu nói "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Thay vì vội vàng kết án những người có ý đồ ly giáo, thì các vị hữu trách tự xem xét bản thân trước. Và nếu nhìn thấy nguyên nhân ...
ĐÁP. Xét theo hình thức thì Giáng Sinh được mừng long trọng hơn Phục Sinh. Nhưng xét theo giáo lý, thần học và phụng vụ thì Phục Sinh quan trọng hơn hay có thể nói là quan trọng nhất, là nền tảng của đức tin Kitô Giáo: "Phục Sinh không chỉ là một ngày lễ như bao lễ khác, nhưng là ngày "LỄ TRÊN CÁC LỄ", cũng như bí tích Thánh Thể là "bí tích trên các bí tích", và "Lễ Phục Sinh là nguồn gốc và là trung tâm của phụng vụ Kitô giáo." Sở dĩ lễ Giáng Sinh được mừng tưng bừng hơn là vì đã bị thương mại hóa, trở thành ngày lễ quốc tế. Do đó bầu khí bên ngoài vui tươi náo nhiệt hơn, nhưng trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể bị xem nhẹ. Đây là điều người Công Giáo nên tránh, đừng chỉ trang hoàng mừng lễ bề ngoài, mà không chú trọng đến trong tâm đức tin là Chúa Kitô. Lễ Giáng Sinh tuyên xưng mầu nhiệm nhập thể trong cái nhìn hướng về lễ Phục Sinh là trung tâm của năm phụng vụ.
Nhận xét
Đăng nhận xét