VÌ SAO GIÁO HỘI PHẢI CÔNG BỐ TÍN ĐIỀU ƠN VÔ NGỘ CỦA GIÁO HOÀNG ? 1. Bối cảnh xã hội Từ cuối thế kỷ 17 trở đi, vị thế và vai trò của giáo hoàng Roma ngày càng suy yếu, đặc biệt khi các nước châu âu bước qua thời đại công nghiệp. Không những thế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy ở một số nước còn khó chịu với vị thế của Tòa Thánh vì thấy ảnh hưởng của Roma trên hàng giáo sĩ và tín hữu trong nước. Thế kỷ 18, nhiều cường quốc không những không còn vâng phục Tòa Thánh, mà trái lại còn sỉ nhục bằng cách bách hại giáo sĩ và giáo dân trong nước điển hình là cuộc cách mạng ở Pháp 1789 gây thiệt hại nghiêm trọng cho GH Pháp và Tòa Thánh về tài sản và nhân lực. Thê thảm hơn nữa, hoàng đế Napoleon bắt Tòa Thánh kí thỏa ước nhượng bộ, rồi yêu cầu Giáo Hoàng Clement VII phải sang Paris chủ lễ phong vương cho ông, nhưng không được đội triều thiên lên đầu ông, nghĩa là không có quyền thế trên ông. Hành động đó nhằm sỉ nhục giáo hoàng và tòa thánh. Tóm lại, từ cuối thế kỷ 17, Giáo Hoàng không còn
Bài đăng
Ý nghĩa thần học của một số chi tiết trong Tin Mừng Giáng Sinh.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Xin chia sẻ với một vài ý nghĩa thần học từ những thứ tưởng như không quan trọng trong trình thuật Giáng Sinh, được các giáo phụ và các thần học gia suy tư. Chúa được sinh ra ngoài thành - tiên báo ngài luôn bị từ chối và đỉnh điểm là cái chết của ngài cũng là ở ngoài thành. Ngài bị đóng đinh ngoài thành Giêrusalem. Ngài sinh ra trong đêm - tiên báo ánh sáng rạng đông sẽ xoa tan bóng tối. "Ánh sáng đã đến thế gian và bóng tối không diệt được ánh sáng". Ngôi sao xuất hiện - Đức Giêsu là ngôi sao, là ánh sáng dẫn được sự thật. Máng cỏ - hình ảnh của bàn thờ và thập giá. Máng cỏ tức là máng đựng thức ăn cho gia súc - Ngài sẽ trở nên lương thực cho chúng ta. Khăn tã bọc em bé - hình ảnh tiên báo khăn liệm sẽ bọc thân xác ngài sau khi chết và cũng là hình ảnh của khăn bàn thờ. Thánh Luca nói tới các mục đồng được nghe Tin mừng đầu tiên - tiên báo nội dung chính của Tin mừng Luca - Thiên Chúa thương xót, Thiên Chúa của người nghèo. Đồng thời, là hình ảnh tiên báo về vai trò mục tử
Chiến tranh là hậu quả của tội lỗi
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Hôm qua (12/1), cuộc đàm phán giữa Mỹ/ NATO và Nga về vấn đề căng thẳng quân sự ở Urkraina đã kết thúc trong thất vọng, vì 3 bên không tìm được tiếng nói chung. Sau cuộc gặp này, tổng thư ký NATO tuyên bố nguy cơ nổ ra chiến tranh ở châu âu, nếu Nga tấn công Urkraina. Và nếu điều này xảy ra thì khả năng thế chiến thứ 3 xảy ra là không nhỏ. Qua sự kiện này và nhìn lại lịch sử cận đại, chúng ta sẽ thấy một điều có vẻ trùng hợp, nhưng rất đáng lưu ý, đó là, mỗi lần các nước châu âu đòi bỏ đạo/ phân ly với Tòa Thánh, thì thế giới lại nổ ra chiến tranh. Hãy cùng điểm qua một vài sự kiện nhé. - Sau cuộc cải cách Tin Lành của Martin Luther, nhiều cuộc chiến tranh mang danh nghĩa tôn giáo đã nổ ra ở châu âu, đặc biệt nghiêm trọng là cuộc chiến 30 năm ở Đức giữa phe Công Giáo và Tin Lành. - Dưới thời Đức Pi-ô IX (1846-1878), nhiều nước châu âu, đặc biệt là Ý, Pháp, Áo và Đức đã xung đột với Tòa Thánh cả về chính trị lẫn tôn giáo. Về chính trị, các nước này đã tước gần hết quyền lợi của vương
VỤ ÁM SÁT (HỤT) ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAOLO VI Ở PHILIPPIN (1970)
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Năm 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI viếng thăm đất nước Philippin trong 2 ngày 26-27/11. Đây là một điểm đến trong chuyến tông du dài qua 8 nước mà Đức Phaolo VI thực hiện. Trong thánh lễ đại trào kết thúc chuyến viếng thăm vào ngày 27/11/1970, Đức Phaolo VI đã bị tấn công ngay trước khi chuẩn bị dâng thánh lễ nhưng không nhiều người hay biết. Chuyện tưởng thật như đùa đã xảy ra, khi Đức Giáo Hoàng đang chuẩn bị tiến ra lễ đài cử hành thánh lễ giữa đông đảo giám mục và linh mục, thì một người trong trang phục linh mục - sau đó được xác định là linh mục giả - đã tiến lại gần và đâm dao vào cổ + ngực giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng kể lại rằng khi người đàn ông này tiến lại gần, ngài nghĩ rằng ông ta - như các tín hữu khác - muốn chạm vào ngài và hôn nhẫn ngài, nên ngài không hề phòng bị cho tới khi bị nhận 2 cú đấm và 2 nhát dao. Vết đâm ở cổ đã không gây nguy hiểm do ngài mặc áo có cổ cứng. Còn vết đâm ở ngực khiến ngài cảm thấy đau, nhưng không nghĩ là bị đâm trúng. C
BÀI HỌC TỪ BA ĐẠO SĨ
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bắt đầu từ khoa học (chiêm tinh - thiên văn) để tìm ra dấu chỉ của một vị vua mới. Họ bị thôi thúc bởi ham muốn tìm tòi kết hợp với sự tự tin và lòng can đảm. Chúng ta, những con người của thời đại, cũng có thể dùng sự ham học hỏi, tìm tòi khoa học để nhận ra dấu chỉ của Chúa. "Ai tìm sẽ thấy" - Chúa sẽ tỏ mình ra cho những ai thực tâm tìm kiếm Ngài. Các nhà thông luật rất thông thạo Kinh Thánh, và có vẻ như họ hài lòng với mớ lý thuyết ấy mà không thực sự dấn thân tìm kiếm. Do đó họ không hề nhận ra dấu chỉ khác lạ của thiên văn như các đạo sĩ, tức là không nhận ra dấu chỉ của Chúa. Điều đó cho thấy, học hỏi và suy tư lý thuyết về Chúa thôi chưa đủ, chúng ta thực sự phải cảm nhận bằng cả tâm hồn - nhờ cầu nguyện - chứ không được phép hài lòng với một chút kiến thức được học. Ba đạo sĩ can đảm lên đường, mạnh dạn hỏi han để có sự chỉ dẫn chính xác hơn. Trong đời sống đức tin, chúng ta đừng bao giờ tự tin vào khả năng của mình, nhưng hãy khiêm tốn tìm sự đồng hành hướng dẫn c
NHỮNG NGÔI NHÀ NGUYỆN TRONG BỆNH VIỆN
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Ở các nước phương tây, trong mỗi bệnh viện người ta luôn bố trí một căn phòng làm nhà nguyện cho các bệnh nhân. Nơi đây, hằng ngày các bệnh nhân có thể đến cầu nguyện, chầu Thánh Thể trong thinh lặng, và ít nhất mỗi tuần một lần sẽ có Thánh Lễ Chúa Nhật cho các bệnh nhân và các nhân viên của bệnh viện. Việc mục vụ cho các bệnh nhân và các nhân viên y tế là một trách nhiệm mà Giáo Hội không bao giờ quên lãng. Chính vì vậy, ở các bệnh viện bên tây phương sẽ luôn có linh mục tuyên úy túc trực để ban các bí tích cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân lâm tử. Sự hiện diện của linh mục để cùng cầu nguyện, chúc lành và nhất là ban của ăn đàng cho các bệnh nhân là một niềm an ủi vô cùng lớn lao cho các tín hữu. Trước kia, khi số linh mục còn đông và việc giữ đạo còn sầm uất, thì hầu như mỗi bệnh viện luôn có một linh mục tuyên úy thường trú để chăm sóc mục vụ. Ngày nay, tuy việc giữ đạo đã suy giảm kèm theo số lượng linh mục cũng ít đi, nhưng không vì thế mà Giáo Hội lơ là việc mục vụ này. C
Hỏi. Kitô Giáo mừng lễ Giáng Sinh khác ngày với Công Giáo Đông Phương và Chính Thống Giáo phải không?
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
ĐÁP. Câu trả lời là vừa đúng vừa không. Đúng, vì Kitô Giáo mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, trong khi Công Giáo Đông Phương và Chính Thống Giáo mừng vào ngày 5(hoặc 6) tháng 1 hằng năm. Sai, vì thực ra có sự chênh lệch 10 ngày trên là do hai bên dùng 2 lịch khác nhau. Tây phương dùng lịch Gregorio còn Đông phương dùng lịch Julian. Như vậy xét theo ngày tháng thì ngày 5(6) tháng 1 trong lịch tây phương chính là ngày 25 tháng 12 trong lịch Julian của đông phương. Vào thời cổ đại Giáo Hội hoàn vũ bao gồm của Công Giáo Đông Phương và Chính Thống dùng chung lịch Julian, và khi ấy không có sự khác biệt về lễ Giáng Sinh, Phục Sinh. Nhưng từ thế kỷ XVI (15/10/1582), khi giáo hoàng Gregorio XIII áp dụng lịch mới canh tân – được gọi theo tên ngài là lịch gregorio – để xóa bỏ sự sai lệch về vòng quay của trái đất. Theo cách tính lịch mới ngày, người ta xóa bỏ 10 ngày để cân bằng số ngày sai lệch. Như vậy ngày áp dụng lịch mới là ngày 15/10/1582 tương đương trong lịch cũ là ngày 0