Chiến tranh là hậu quả của tội lỗi

 Hôm qua (12/1), cuộc đàm phán giữa Mỹ/ NATO và Nga về vấn đề căng thẳng quân sự ở Urkraina đã kết thúc trong thất vọng, vì 3 bên không tìm được tiếng nói chung. Sau cuộc gặp này, tổng thư ký NATO tuyên bố nguy cơ nổ ra chiến tranh ở châu âu, nếu Nga tấn công Urkraina. Và nếu điều này xảy ra thì khả năng thế chiến thứ 3 xảy ra là không nhỏ.


Qua sự kiện này và nhìn lại lịch sử cận đại, chúng ta sẽ thấy một điều có vẻ trùng hợp, nhưng rất đáng lưu ý, đó là, mỗi lần các nước châu âu đòi bỏ đạo/ phân ly với Tòa Thánh, thì thế giới lại nổ ra chiến tranh.

Hãy cùng điểm qua một vài sự kiện nhé.

- Sau cuộc cải cách Tin Lành của Martin Luther, nhiều cuộc chiến tranh mang danh nghĩa tôn giáo đã nổ ra ở châu âu, đặc biệt nghiêm trọng là cuộc chiến 30 năm ở Đức giữa phe Công Giáo và Tin Lành.

- Dưới thời Đức Pi-ô IX (1846-1878), nhiều nước châu âu, đặc biệt là Ý, Pháp, Áo và Đức đã xung đột với Tòa Thánh cả về chính trị lẫn tôn giáo. Về chính trị, các nước này đã tước gần hết quyền lợi của vương quốc Công Giáo La Mã, Tòa Thánh mất gần hết đất đai và ảnh hưởng và giáo hoàng trở thành "tù nhân" trong lãnh thổ Vatican nhỏ bé (42 km2). Về tôn giáo, Đức Pi-ô IX bị tố cáo là độc tài và bảo thủ, khiến cho nhiều giáo sĩ bất mãn, đặc biệt là một só giáo sĩ thần học gia người Đức. Họ qui tụ thành giáo hội truyền thống (trà đi) bất tuân giáo hoàng, ngay cả các tín điều mà giáo hoàng đã tuyên tín (tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 1854) và tín điều ngài dự định sẽ công bố trong công đồng Vatican I (Tín điều Ơn Vô Ngộ của Giáo Hoàng). Kế hoạch phân ly của nhóm giáo hội truyền thống đang diễn ra thì thế chiến thứ 1 (1914-1918/ dưới thời ĐGH Benedicto XV) nổ ra khiến cho nó bị ngưng lại.

- Sau thế chiến I là một thời gian hòa bình. Từ sau năm 1930, các nước phát xít bắt đầu hình thành và phát triển, kèm theo đó là việc bách hại tôn giáo, nghiêm trọng nhất là ở Đức. Hitler muốn thành lập một giáo hội quốc gia do ông nắm quyền, và tách rời khỏi Roma. Các hiệp định đã ký với Vatican bị ông ngang nhiên đơn phương hủy bỏ. Ông không chấp nhận các quyết định bổ nhiệm giám mục từ Vatican nếu không hỏi ý kiến ông, và sau đó còn đòi tự bổ nhiệm giám mục. Ông ra lệnh cho giáo hội ở Đức không cho tín hữu gốc Do Thái đến nhà thờ và thậm chí phải gạch tên họ khỏi giáo xứ. Đến năm 1939 thì thế chiến 2 bùng nổ và 1945 Đức thất trận.

- Bước sang thế kỷ 21, đặc biệt những năm gần đây, châu âu lại rơi vào nguy cơ phân ly với Tòa Thánh với tình trạng vô thần thực tiễn (mang danh có đạo nhưng không còn thực hành đạo), và vô số những khoản luật đi ngược lại với giáo lý của Công Giáo. Nguy hiểm hơn cả là công nghị canh tân của giáo hội Đức (synodaler Weg) với những đòi hỏi mang tính phá hoại Giáo Hội truyền thống hơn là canh tân, chẳng hạn như đề nghị hủy bỏ hàng giáo sĩ, bỏ chức linh mục hay độc thân linh mục, phong chức cho nữ giới, dân chủ trong quản trị giáo hội... Và trong hoàn cảnh này, cuộc xung đột giữa NATO và Nga đang căng thẳng tới mức cảnh báo chiến tranh.

Và nếu chiến tranh có xảy ra, thì rõ ràng đó là hậu quả do tội lỗi của con người, nhưng cũng là một lời cảnh báo từ trời cao. Khi con người tách rời khỏi Thiên Chúa thì họ cũng sẽ xa lìa tha nhân. Và lúc ấy thì câu nói của triết gia Jean Paul Satres thật đúng: "Tha nhân là hỏa ngục".

Chúng ta hãy cầu xin Chúa soi sáng cho con người của thời đại hôm nay biết hồi tâm để nhận ra và tin nhận sự hiện hữu của Đấng Tôi Cao. Vì chỉ khi tin nhận như thế, người ta mới có lòng kính sợ và khiêm tốn.

M. Hạnh Tử


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Chúng ta đã làm gì sai?"

VỊ THÁNH TẠO RA KÝ HIỆU VIẾT TẮT "IHS" (JHS)

KITÔ GIÁO TỪ KHỞI ĐẦU LÀ CÔNG GIÁO