Hỏi: Đạo Công Giáo có làm được gì hay có ảnh hưởng gì trên xã hội Việt Nam không?

ĐÁP.

Thưa CÓ và rất nhiều, xin liệt kê một số ảnh hưởng quan trọng.

1. Chữ viết Tiếng Việt do các linh mục thừa sai Dòng Tên tạo ra và được linh mục Alexandre De Rhodes tức là cha Đắc Lộ (1591-1660) hoàn chỉnh. Ngài đến truyền giáo tại Việt Nam từ 1625 đến 1645 thì bị trục xuất. 1650 ngài soạn ra bảng chữ cái Tiếng Việt từ mẫu chữ cái Latinh và in cuốn sách đầu tiên tại nhà in Vatican Từ điển Việt-Bồ-La (Tiếng Việt - Tiếng Bồ Đào Nha - Tiếng Latinh). Khi đến Việt Nam truyền giáo, Ngài chỉ mất 4 tháng để học nói tiếng Việt, rồi sau đó soạn ra chữ viết Tiếng Việt mà chúng ta đang dùng ngày nay. Đây là một đóng góp quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa ngôn ngữ tiếng Hán.

2. Lịch Tây Phương hiện nay chúng ta đang dùng là lịch Gregoria của Công Giáo. 

3. Nghỉ làm việc ngày Chúa Nhật: Trước kia ở Việt Nam không có khái niệm nghỉ làm việc ngày nào cả, nhưng nhờ ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương mà văn hóa này in đậm dấu ấn của Công Giáo với việc nghỉ làm việc ngày Chúa Nhật cho dân chúng tham dự thánh lễ, nên từ đó người Việt Nam cũng được nghỉ làm việc ngày Chúa Nhật. Ngoài ra, một số ngày lễ Công Giáo cũng trở thành ngày lễ quốc tế được mừng tại Việt Nam: lễ Noel, Valentin.

4. Luật một vợ một chồng trong hôn nhân. Từ xa xưa, văn hóa phong kiến Việt Nam cho phép đàn ông 3 thê 7 thiếp, đặc biệt là vua chúa và bậc quyền quý tự do lấy vợ. Nhưng nhờ ảnh hưởng của Công Giáo, Việt Nam ngày nay cũng tuân theo luật một vợ một chồng.

5. Nhẫn cưới: Ngày nay nhẫn cưới quá quen thuộc đến mức bình thường và ít ai để ý rằng nguồn gốc của nó bắt nguồn từ Do Thái Giáo rồi Kitô giáo tiếp nối kế thừa. Thời xa xưa, lễ cưới ở Việt Nam chỉ có dây tơ hồng buộc vào tay của đôi tân hôn như dấu chỉ hôn phối. Rồi từ khi hội nhập văn hóa tây phương nhẫn cưới trở thành biểu tượng thay cho dây tơ hồng. Nhẫn cưới có nguồn gốc Kinh Thánh trong câu chuyện Abraham sai người đi kén vợ cho Isaac. Khi người quản gia này tìm được bà Rebecca và thấy bà phù hợp thì đã ngỏ lời xin cưới bà cho cậu chủ Isaac. Sau khi Rebecca đồng ý, người quản gia đã đeo vòng xuyến vào tay cô như giao ước hôn nhân (St 24,47). Sau này, vòng xuyến được thay bằng nhẫn.

6. Nâng cao phẩm giá phụ nữ. Ở tây phương phẩm giá phụ nữ được đề cao nhờ lòng tôn sùng Đức Mẹ và các thánh nữ trong đạo Công giáo. Thời ban đầu cũng có tình trạng trọng nam khinh nữ, nhưng không thê thảm như ở Việt Nam cùng thời. Hiện nay thì phụ nữ ở tây phương còn được đề cao hơn cả nam giới. Nhờ ảnh hưởng này, phâm giá và vai trò của phụ nữ ở Việt Nam cũng được cải thiện rất nhiều, chứ không còn nhất bên trọng nhất bên khinh như xưa kia.

M. Eugenius Nguyen OCist 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Chúng ta đã làm gì sai?"

VỊ THÁNH TẠO RA KÝ HIỆU VIẾT TẮT "IHS" (JHS)

KITÔ GIÁO TỪ KHỞI ĐẦU LÀ CÔNG GIÁO