Giải đáp một số câu hỏi nhỏ liên quan đến Thánh Lễ


1) Trước khi nghe công bố Tin Mừng thì làm dấu thánh giá đơn hay phải làm cả 2.
Một lần là đủ, dù là làm dấu đơn (bình thường) hay dấu kép (vẽ 3 thánh giá trên trán, môi và ngực). Không cần phải làm cả 2.
2) Xông hương cho giáo dân có ý nghĩa gì?
Hương trầm từ ngày xưa đã được dùng cho các nghi lễ tôn giáo, và mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng, trong đó có sự thanh tẩy. Xông hương cho giáo dân trước phần phụng vụ Thánh Thể là để mời gọi và nhắc nhở các tín hữu thanh luyện lòng trí cho nghi thức trung tâm của thánh lễ là phần truyền phép Thánh Thể.
3) Rung chuông/ gõ chiêng khi linh mục nâng cao Thánh Thể.
Rung chuông hay gõ chiêng trong lúc này là để gây sự chú ý, mời gọi mọi người tập trung tôn thờ Thánh Thể.
4) Khi linh mục nâng cao Thánh Thể thì giáo dân ngước nhìn hay cúi đầu?
Cả hai. Trước tiên nên ngước nhìn chiêm ngưỡng và tôn kính, rồi sau đó cùng với linh mục bái lạy tôn thờ.
5) Sau khi rước lễ xong có cần cúi bái rồi mới về chỗ không?
Không, vì khi ấy ta vừa rước Thánh Thể, nên Chúa đang hiện diện thực sự trong lòng ta nên không cần cúi bái gì nữa.
6) Khi linh mục ban phép lành cuối lễ thì có cúi đầu không?
Tùy qui định của từng nơi, nhưng cúi đầu diễn tả thái độ cung kính đón nhận nên rất khuyến khích. Ở châu âu thì giáo dân không chỉ cúi đầu mà còn quì gối đón nhận phép lành. Ở Việt Nam thì không đồng nhất, có nơi cúi đầu, có nơi không.
7) Khi linh mục nâng hào quang ban phép lành trong giờ chầu Thánh Thể thì nên cúi đầu hay ngước nhìn?
Cả hai. Trước hết hãy ngước nhìn chiêm ngưỡng rồi cúi đầu nhận phép lành.
M. Eugenius Nguyen OCist


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Chúng ta đã làm gì sai?"

VỊ THÁNH TẠO RA KÝ HIỆU VIẾT TẮT "IHS" (JHS)

KITÔ GIÁO TỪ KHỞI ĐẦU LÀ CÔNG GIÁO