HỎI. Nguồn gốc của lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời?

ĐÁP.
Ngày 2 tháng 11 hằng năm, Giáo Hội giành riêng cách đặc biệt để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Việc dâng lễ và cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời được các Kitô hữu thực hành từ khá sớm, ngay từ thế kỷ II, nhưng chỉ mới ở mức tự phát chứ chưa có phụng vụ riêng.
Vào thế kỷ thứ VII, thánh Isidore giám mục thành Sevilla (giáo phụ cuối cùng của giáo hội tây phương) đề nghị các tu sĩ trong giáo phận của ngài cử hành lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời ngay sau ngày lễ phục sinh – với ý nghĩa cầu cho họ được ơn phục sinh với Chúa Kitô. Sau đó, việc cử hành lễ này được các đan viện tổ chức vào các ngày khác nhau tùy sắp xếp của bề trên.
Vào thế kỷ thứ X (năm 998), thánh Odilo viện phụ đan viện Biển Đức Cluny đã ấn định trong Dòng của ngài dành ngày 2 tháng 11 làm ngày lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời. Việc đạo đức này được phổ biến trước hết trong Dòng Biển Đức Cluny và sau đó được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi.
Năm 1311 (thế kỷ XIV), lần đầu tiên lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời được cử hành ở Roma.
Năm 1748 (thế kỷ XVIII) Giáo hoàng Benedicto XIV cho phép các linh mục dâng 3 thánh lễ trong ngày 2 tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.
Năm 1915 giáo hoàng Benedicto XV áp dụng luật này trong toàn thể Giáo Hội.
Công đồng Vaticano II ấn định ngày 2 tháng 11 thành ngày lễ cầu hồn trọng thể cùng với ơn đại xá (giành cho các linh hồn) trong ngày này và 7 ngày tiếp theo.
Như vậy nguồn gốc chính xác của ngày lễ là bắt nguồn từ thánh Odilon, viện phụ bề trên Dòng Biển Đức Cluny.
M. Eugenius Nguyen OCist

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Chúng ta đã làm gì sai?"

VỊ THÁNH TẠO RA KÝ HIỆU VIẾT TẮT "IHS" (JHS)

KITÔ GIÁO TỪ KHỞI ĐẦU LÀ CÔNG GIÁO