HỎI. Nguồn gốc và ý nghĩa của trứng phục sinh?

Trả lời:
Nghệ thuật trang trí vỏ trứng có tuổi đời lâu hơn rất nhiều so với trứng phục sinh của Kitô giáo. Người ta đã tìm được những quả trứng được trang trí trong các ngôi mộ cổ 6000 năm tuổi ở phía nam châu phi, cũng như ở Ai Cập (5000 năm tuổi).
Các tín hữu công giáo ở vùng tiểu á (Syria, Iraq, Iran ngày nay) tô màu đỏ lên vỏ trứng để nhắc nhớ về máu của Chúa Kitô. Việc trang trí nhiều màu sắc lên vỏ trứng cũng có lý do thực tiễn. Vào thời bấy giờ trong mùa chay các tín hữu không chỉ kiêng thịt mà cả trứng nữa. Vậy nên để bảo quản trứng, người ta luộc chín và vẽ các màu khác nhau để phân biệt độ tuổi của chúng và đến lễ phục sinh thì người ta có được rất nhiều trứng với nhiều màu sắc để chia sẻ với nhau. Người ta chọn tuổi của trứng theo màu sắc đã qui định sẵn. Ngày nay thì trứng luộc được trang trí theo màu sắc tự do chứ không có mục đích như xưa nữa.
Trong truyền thống Kitô giáo người ta xem trứng như biểu tượng của sự phục sinh, cũng như viên đá che cửa mồ Chúa bị lăn ra trong ngày Chúa phục sinh, thì vỏ trứng cũng được mở ra khi gà con nở và chui ra. Từ thế kỷ XII, giáo hội đưa nghi thức làm phép trứng vào lễ phục sinh. Lời nguyện sau đây được ghi lại từ thế kỷ XVII: "Lạy Chúa xin thánh hóa những quả trứng này, là sản phẩm Chúa đã làm ra để cho chúng con được hưởng dùng, nhờ đó chúng con là những tôi tớ của Chúa hưởng dùng trong tâm tình tạ ơn và nhắc nhớ chúng con về sự phục sinh của Con Chúa." Tên gọi TRỨNG PHỤC SINH xuất hiện từ thế kỷ XIV.
Ngoài trứng thì ở châu âu còn có thỏ làm bằng socola như biểu tượng của sự phục sinh, vì trong suốt mùa đông thỏ thường ngủ đông trong hang mãi cho đến đầu mùa xuân vào nửa cuối tháng 4 mới chui ra. Lễ phục sinh cũng thường rơi vào thời gian này nên người ta xem việc thỏ chui ra khỏi hang như hình ảnh của phục sinh.
M. Eugenius Nguyễn OCist (dịch)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Chúng ta đã làm gì sai?"

VỊ THÁNH TẠO RA KÝ HIỆU VIẾT TẮT "IHS" (JHS)

KITÔ GIÁO TỪ KHỞI ĐẦU LÀ CÔNG GIÁO