Đức Giêsu bị hành hình (đóng đinh) như thế nào?


Một nghiên cứu về phương pháp hành hình thập tự giúp chúng ta có một cái nhìn về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Nghiên cứu này dựa trên tài liệu cổ, và các di chỉ từ hài cốt các tử tội bị đóng đinh. Tuy nhiên vì nghiên cứu này không phải là riêng về trường hợp của Đức Giêsu, nên có thể có điểm không đúng trong trường hợp của Ngài.
Hình phạt đóng đinh được quân Roma sử dụng chủ yếu cho các tội nhân không phải là công dân Roma, và áp dụng nhiều nhất cho tội nổi loạn. Mục đích của hình khổ này là khiến tội nhân phải chịu đau đớn khủng khiếp, và qua đó trở thành lời đe dọa cho những người khác đừng dại dột chống lại Roma.
1. Hình dạng của Thập giá: Thập giá hành hình không hoàn toàn giống như Thánh Giá chúng ta thấy ngày nay, đúng hơn nó được làm dạng chữ T (Tau - trong tiếng hy lạp), tức là thanh gỗ thẳng không dôi lên phía trên nhiều (như các mẫu Thánh Giá ngày nay). Thập giá thường được làm bằng thân cây tươi nên khá nặng.
2. Tử tội phải vác thập giá đến nơi hành hình, nhưng chỉ là vác thanh ngang, còn thanh dọc đã được chuẩn bị sẵn nơi hành hình. Có tài liệu lịch sử còn cho thấy người ta đã dựng cây gỗ sẵn, tội nhân vác thanh ngang đến pháp trường, bị đóng đinh tay vào thanh ngang, rồi người ta dùng thang và dây kéo thanh ngang lên đóng vào thanh dọc đã dựng sẵn, sau đó mới đóng đinh chân tử tội vào thanh dọc.
3. Đóng đinh ở lòng bàn tay hay cổ tay? Hình ảnh chúng ta quen thuộc là đóng ở lòng bàn tay, nhưng nghiên cứu lịch sử từ hài cốt các tử tội bị đóng đinh cho tay họ bị đóng ở giữa khớp cổ tay, tức là ở phía cuối lòng bàn tay, nơi giao nhau với cổ tay. Giả thuyết đóng đinh ở lòng bàn tay có lý giải thêm rằng người ta sẽ dùng giây thừng buộc bắp tay của tử tội vào thanh ngang, cho tới giờ ấn định mới cắt giây này khiến cơ thể tội nhân võng xuống, đau đớn và ngạt thở mà chết.
4. Hai bàn chân bị đóng chồng lên nhau hay đóng rời? Từ hài cốt của tử tội được tìm thấy thì 2 chân bị đóng rời kế bên nhau lên một bệ đỡ được đóng vào thân gỗ dọc. Mục đích của bệ đỡ này là giúp tội nhân có điểm tựa để gồng mình lên mà hít thở và vì thế mà lâu chết hơn và chịu đau đớn nhiều hơn. Nếu hai bàn chân bị đóng chồng lên nhau, tử tội sẽ rất khó gồng mình lên được, còn nếu đóng từng bàn chân rời thì sẽ dễ hơn.
5. Tội nhân bị lột trần truồng hay không? Điều này tùy vào nhóm lý hình. Nếu họ có chút nhân đạo, thì sẽ cho tội nhân mặc nguyên đồ, hoặc có khăn che phần kín; còn nếu không, họ sẽ lột trần tội nhân, khiến họ vừa đau đớn vừa xấu hổ. Lịch sử ghi lại những lần đóng đinh tập thể một số lớn tù nhân nổi loạn, các tội nhân này đều mặc nguyên quần áo khi họ bị bắt. Trường hợp của Đức Giêsu Tin Mừng không ghi lại chi tiết quân lính còn chừa lại cho Ngài mặc không, chỉ nói quân lính lột áo Ngài mà thôi, như vậy Ngài có thể bị lột trần truồng, và cũng có thể còn tấm khố che vùng kín.
6. Nguyên nhân dẫn tới cái chết? Hầu hết là do ngạt thở, vì khi bị đóng đinh như vậy, cơ thể tội nhân bị kéo ghì xuống, phổi họ bị chèn đến mức không thể hít thở. Bao lâu tội nhân còn đủ sức gồng mình trồi lên thì họ sẽ còn sống. Nhưng tới khi kiệt sức không thể gồng nữa thì sẽ bị ngạt. Ngoài ra lý hình cũng sẽ đánh giập ống chân khiến tội nhân không thể gồng mình lên được nữa và chết ngạt. Việc dùng giáo đâm vào tim tử tội có thể xem như "vết đạn ân huệ" cho tội nhân chết hẳn nếu họ còn ngấp ngoái, nhưng thông thường các tử tội sẽ chết vì ngạt. Đức Giêsu chết khá nhanh do bị đánh đập dã man khiến Ngài kiệt sức trước đó. Và vì vậy lý hình đã không cần đánh giập ống chân Ngài như Tin Mừng thuật lại.
M. Hạnh Tử (dịch tóm lược)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Chúng ta đã làm gì sai?"

VỊ THÁNH TẠO RA KÝ HIỆU VIẾT TẮT "IHS" (JHS)

KITÔ GIÁO TỪ KHỞI ĐẦU LÀ CÔNG GIÁO