Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2021

MÙA VỌNG, CHÚNG TA MONG ĐỢI ĐIỀU GÌ?

Hình ảnh
  Vậy là Mùa Vọng thứ hai trong thời đại dịch Covid đã khởi đầu. Mùa Vọng cũng là khởi đầu năm phụng vụ mới, và ý nghĩa của Mùa Vọng thì có lẽ ai cũng đã biết, đó là hướng đến lễ Giáng Sinh kỉ niệm Con Thiên Chúa đến trần gian lần thứ nhất trong thân phận người phàm; đồng thời hướng đến ngày cánh chung khi Đức Kitô tái lâm vinh quang. Ý nghĩa phụng vụ của Mùa Vọng là thế, nhưng nếu xét mình lại, quả thật hầu như chúng ta hoặc chỉ mong chờ Lễ Giáng Sinh, hay tệ hơn nữa là chẳng có một mong đợi gì cụ thể nào trong đời sống tâm linh. Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều có rất nhiều mong ước và mong đợi. Mong đợi cụ thể nhất trong bối cảnh đại dịch hiện nay có lẽ là cầu mong nó mau kết thúc để chúng ta được trở lại cuộc sống bình thường, đặc biệt nhưng nơi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kèm theo đó là mong đợi hồi phục kinh tế để có công ăn việc làm và có tiền để chuẩn bị cho cái tết đang tới gần.... Mỗi người ở mỗi lứa tuổi và nghành nghề, đều đang mong đợi những điều khác nhau.

HỎI. Vì sao Giáo Hội tôn vinh Chúa Kitô là Vua, chứ không phải Hoàng Đế (đại vương)?

Hình ảnh
ĐÁP ÁN: Vì truyền thống và tín lý Trước hết chúng ta lưu ý tới từ ngữ. Mặc dù vua là một danh xưng chung cho vị thủ lãnh tối cao của một đất nước phong kiến, nhưng các vua của các nước cũng có sự phân biệt về vị thế. Điều đó được diễn tả trong sự khác nhau giữa danh xưng đại đế hay hoàng đế (latinh: imperator; eng: emperor) và vua (latinh: rex; eng: king). Hoàng đế/ đại đế (imperator) là quốc trưởng của một cường quốc lớn mạnh: Ví dụ Ceasar (Xê-da) của La Mã. Các cường quốc này thường có các nước chư hầu thuộc địa, vd như Do Thái là thuộc địa của La Mã. Vua là chủ của một nước nhỏ, đôi khi là thuộc địa của một cường quốc và phải lệ thuộc cũng như phải tùng phục hoàng đế của nước đó. Ví dụ như các triều đại của Việt Nam trong quá khứ luôn là chư hầu, phải cống nạp cho các hoàng đế Trung Hoa. Phân tích như thế, chúng ta sẽ thấy hoàng đế/ đại đế có vị thế và uy quyền vượt trổi hơn vua. Vậy thì tại sao chúng ta tôn kính Chúa Kitô là vua chứ không phải hoàng đế? Đầu tiên là yếu tố truyền th

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - HUY HIỆU CỦA GIÁM CHỨC

Hình ảnh
Lịch sử ghi nhận huy hiệu của một giám chức xuất hiện vào thế kỷ 12. Và từ đó tới nay, huy hiệu đã trở thành một truyền thống của Giáo Hội. Theo truyền thống ấy, các giám chức cấp cao trong hàng giáo phẩm đều có huy hiệu riêng. Huy hiệu của Đức Giáo hoàng rất dễ nhận ra nhờ hình ảnh triều thiên ba tầng và hai chìa khóa bắt chéo nhau. Huy hiệu của hồng y, thượng phụ, tổng giám mục và giám mục (giám mục chính tòa, giám mục phó, giám mục phụ tá) đều có đủ ba chi tiết đặc trưng là: mũ giáo sĩ ở vị trí cao nhất, thánh giá ở dưới mũ, các núm tua của dây mũ đối xứng nhau ở hai bên. Mũ của hồng y màu đỏ. Mũ của thượng phụ, tổng giám mục và giám mục màu xanh lục. Thánh giá của hồng y, thượng phụ và tổng giám mục có hai thanh ngang, thánh giá của giám mục có một thanh ngang, tức thánh giá La-tinh. Các núm tua cùng màu với mũ. Phẩm chức cao hơn thì có số tua nhiều hơn. Hồng y và thượng phụ có 15 tua ở mỗi bên, trái và phải, xếp thành 5 hàng từ trên xuống dưới: 1-2-3-4-5, tuy nhiên tua hồng y màu

HỎI. Thánh Gia-cô-bê dùng hình ảnh LỬA để mô tả điều gì?

Hình ảnh
ĐÁP ÁN: Cái lưỡi "Cái lưỡi cũng vậy : nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao ! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy." (Gc 3,5-6) Thánh Gia-cô-bê đã dành hẳn một phần lá thư của ngài (toàn bộ chương 3) để nói về sự nguy hại của việc thiếu kiềm chế trong lời ăn tiếng nói. Ngài ví von cái lưỡi với nhiều hình ảnh rất ấn tượng, trong đó có cả hình ảnh LỬA. Chương 3 thư thánh Gia-cô-bê rất đáng để đọc và nghiền ngẫm, vì ngài nhắc nhở về việc kiềm chế miệng lưỡi để không hành nói xấu, không sỉ nhục người khác. Ngài khẳng định: "Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân." (Gc 3,2). M. Hạnh Tử

NHỮNG LÝ THUYẾT SAI LẠC VỀ TÌNH TRẠNG CỦA CON NGƯỜI SAU KHI CHẾT

Hình ảnh
Những điểm chung của các lạc thuyết này là: đều bắt nguồn từ các học giả Tin Lành; không tin có luyện ngục, không tin có phán xét riêng và phán xét chung, hay thậm chí không tin có sự sống lại của thân xác. 1. Học giả CG Origenes: Hỏa ngục không phải là hình phạt đời đời. Origenes là một học giả rất nổi bật trong Giáo Hội ở các thế kỷ đầu. Ông là một nhà thần học và một nhà chú giải Kinh Thánh nổi danh. Tuy nhiên, ông cũng nêu ra những lý thuyết không phù hợp với Kinh Thánh, điển hình là vấn đề hỏa ngục. Theo Origenes, hỏa ngục không phải là hình phạt đời đời. Bởi "con người hữu hạn sẽ chỉ phạm những tội lỗi hữu hạn và sẽ phải chịu những hình phạt hữu hạn mà thôi. Sẽ là không công bằng nếu phạm tội hữu hạn mà phải chịu hình phạt vô hạn". Và vì thế ông cho rằng, tới một lúc nào đó con người đền tội xong thì hỏa ngục sẽ kết thúc và tất cả sẽ được hưởng nhan Chúa. Lý thuyết ông nêu ra không phù hợp với lời của Chúa Giêsu. Khi giảng dạy bằng các dụ ngôn về Nước Trời, Ngài luôn nó

Giáo đoàn Alexandria thời cổ đại

Hình ảnh
  HỎI. Chọn đáp án phù hợp để điền vào chỗ trống. ...... là giáo đoàn có vai trò nổi bật nhất về mặt thần học trong Giáo Hội Công Giáo ở các thế kỷ đầu. ĐÁP ÁN: 4. Alexandria (Ai Cập) Alexandria từng là một thành phố thương mại sầm uất vào loại bậc nhất của đế chế La Mã thời cổ đại. Đây là nơi hội tụ của văn hóa và kinh tế, cũng là nơi gặp gỡ của những bậc vĩ nhân thời ấy. Trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, giáo đoàn Alexandria là một trung tâm thần học nổi bật, nơi hội tụ các cao thủ/ vĩ nhân thần học. Cũng tại đây, một trường thần học đầu tiên trong lịch sử được thành lập, từ đó hình thành trường phái thần học Alexandria. Các vị giáo phụ và học giả nổi bật xuất thân từ Alexandria như học giả Philo, Origine, Dyonisio và các thánh giáo phụ như Syrio; Athanasio và các thánh đan tu như Anton (ẩn tu) và Pacomeo. Các sự kiện nổi bật gắn liền với Alexandria: Sự ra đời của bản dịch Kinh Thánh Hy Lạp Septuaginta Trường thần học Công Giáo đầu tiên. Giáo lý thần học về Chúa Kitô như Log

HỎI. Tại sao trong 4 thế kỷ đầu, các giáo phụ (và cả các công đồng) không giảng dạy nhiều về Chúa Thánh Thần?

Hình ảnh
ĐÁP. Vì khi ấy chưa có các lạc giáo giải thích sai về Chúa Thánh Thần. Trong 4 thế kỷ đầu, Giáo Hội phải chịu sự bách hại khủng khiếp. Trong bối cảnh bị đe dọa và cái chết đang cận kề, các tín hữu quan tâm tới ơn cứu độ và sự quang lâm của Chúa Giêsu Kitô hơn mọi vấn đề khác. Và cũng vì thế, các lạc giáo xuất hiện khá nhiều đề cập tới các khía cạnh khác nhau của Đức Kitô. Chẳng hạn lạc giáo Arius phủ nhận thần tính; lạc giáo Manichea và lạc giáo Marcion tin vào thuyết tiền định... Khi Giáo Hội phải đối phó với những lạc giáo này, các giáo phụ và các công đồng đầu tiên chỉ ưu tiên giảng giải để định nghĩa và xác quyết về các tín điều giáo lý liên quan tới Chúa Kitô, cũng như kết án các dị giáo này, hầu có thể giúp các tín hữu giữ được đức tin chân chính. Không có dị giáo nào khi ấy đặt vấn đề hay chối bỏ Chúa Thánh Thần, và do đó, các giáo phụ và công đồng cũng ít giảng dạy về Ngài. Vì vậy mà trong Kinh Tin Kính Nicea chúng ta thấy lời tuyên xưng về Chúa Thánh Thần rất ngắn: "Tôi t