CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


TỤC HÓA NGHĨA LÀ GÌ?
Khái niệm "tục hóa" là bắt nguồn từ Công Giáo. Nó nói tới tình trạng thế tục lấn át tôn giáo, khiến cho các tiêu chuẩn đạo đức, luân lý tôn giáo bị xem nhẹ còn các giá trị thế tục thì được cổ võ và lan rộng. Ví dụ tính bền vững của hôn nhân, giá trị của tình dục, phẩm giá con người rất quan trọng trong tôn giáo, nhưng trong xã hội thế tục thì những điều đó đều đứng sau tiền bạc và tự do hưởng thụ của con người.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khái niệm "tục hóa" bắt nguồn từ Công Giáo chúng ta, bắt đầu với cuộc cách mạng Pháp 1789. Khi đó, nhà cầm quyền tịch thu các tài sản của Giáo Hội mà cụ thể là các cơ sở nhà thờ/ dòng tu và dùng làm các cơ sở xã hội. Tình trạng này được gọi là "thế tục hóa các cơ sở tôn giáo" và gọi tắt là "tục hóa".
Tiếp đó, khái niệm "tục hóa" được dùng để nói đến trường hợp các linh mục/ tu sĩ của dòng tu xin bỏ nhà dòng để gia nhập giáo sĩ triều. Tục hóa là một cách nói khác của chữ "hồi tục" khá phổ biến trong phật giáo. Sự khác biệt nằm ở chỗ, "hồi tục" có nghĩa là bỏ hẳn đời tu để về làm thường dân; còn "tục hóa" là bỏ nhà dòng nhưng vẫn tiếp tục hoạt động giữa thế gian (thế tục) trong ơn gọi triều.
Khái niệm "tu triều" của tiếng Việt tương ứng trong tiếng latinh (và tiếng Đức) là secular clerus - giáo sĩ triều. Chữ secular dịch sát nghĩa sẽ là thế tục/ đời thường/ đời sống xã hội. Vậy nên linh mục triều hiểu sát từ ngữ là linh mục sống giữa đời thường (chứ không ở trong cộng đoàn tu viện như các dòng tu).
M. Hạnh Tử
Viết dựa theo giải thích của giáo sư Dr. Justinus Pech
Hình minh họa: Một tòa nhà trước kia là nhà thờ và nay bị "tục hóa" thành một thư viện/ nhà sách.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Chúng ta đã làm gì sai?"

VỊ THÁNH TẠO RA KÝ HIỆU VIẾT TẮT "IHS" (JHS)

KITÔ GIÁO TỪ KHỞI ĐẦU LÀ CÔNG GIÁO