Bài đăng

HỎI: Bạn sẽ đối đáp thế nào với câu nói: "Không cần đến tôn giáo nữa, vì khoa học sẽ giải quyết được mọi vấn đề."?

Hình ảnh
ĐÁP. Thực ra lý luận khoa học phủ định và loại bỏ tôn giáo nảy sinh từ thời cận đại (thế kỷ 16) chứ không hề mới mẻ gì. Tuy nhiên, vì ngày nay khoa học phát triển vượt bậc, nên những người duy lý, duy khoa học càng thêm mạnh miệng. Những người Công giáo hời hợt, thiếu đức tin và thiếu hiểu biết về đạo cũng dễ bị thuyết phục bởi lý lẽ này. Tuy nhiên có những điểm cơ bản mà bạn nên lưu ý để thấy rằng giữa đức tin và khoa học không hề mâu thuẫn tới mức triệt tiêu nhau được, mà trái lại, chúng hỗ trợ lẫn nhau. Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II trong thông điệp Đức Tin và Lý Trí (1998) đã phân tích nội dung này và ngài khẳng định: đức tin và lý trí như đôi cánh giúp con người bay lên. Xin nêu lên một vài luận điểm để các bạn dễ nhìn nhận vấn đề. 1. Khoa học và đức tin thuộc 2 lãnh vực riêng biệt khác nhau. Khoa học thuộc lãnh vực tự nhiên. Đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng vật chất. Phương pháp nghiên cứu dựa vào phân tích và tính toán: cân, đo, đong, đếm. Khoa học chỉ khẳng định đư

HỎI: Tại sao người Công Giáo lại bắt người ngoại phải theo đạo mới cho cưới con cái họ. Như vậy có đi ngược quyền tự do tín ngưỡng không?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước hết xin lưu ý, Hội Thánh Công Giáo không có luật bắt buộc người ngoại theo đạo mới làm phép cưới. Hội Thánh mặc dù mong mỏi cho nhiều người nhận biết Chúa và gia nhập đạo, nhưng rất tôn trọng tự do của mỗi người nên không ép buộc ai. Tuy nhiên, với kinh nghiệm mục vụ trong hơn 2000 năm qua, Hội Thánh vẫn mong muốn có sự hòa hợp trong tình yêu và đức tin, để đời sống hôn nhân bền chặt hơn. Vì "yêu nhau là cùng nhìn về một hướng", điều này áp dụng cho cả vấn đề đức tin. Tình yêu sẽ bền vững và có trách nhiệm hơn nếu cả hai có chung niềm tin. Một thực trạng đáng ghi nhận rằng kết hôn khác đạo luôn ẩn chứa những nguy cơ đem lại thiệt thòi cho tín hữu Công Giáo. Vì tín hữu Công giáo (đặc biệt là nữ giới) rất dễ trở thành nạn nhân bị bỏ rơi khi hôn nhân tan vỡ. Họ tuân theo luật Chúa và luật bất phân ly trong hôn nhân nên phải đối diện với sự cô đơn nếu bị ruồng bỏ. Còn người bạn đời không theo đạo lại không thấy có trách nhiệm ràng buộc nên dễ dàng quay lưng bỏ đi. Thế

HỎI: Tại sao phẩm phục của giáo hoàng là màu trắng, trong khi của các giám mục và linh mục là màu đen?

Hình ảnh
Trả lời: Phẩm phục màu trắng của các Giáo Hoàng bắt nguồn từ thánh Giáo Hoàng Pio V (1504-1572). Ngài là tu sĩ Dòng Đaminh, mà tu phục của Dòng là màu trắng. Khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 1566, Ngài đã không mặc áo bào như các giáo hoàng trước đó mà giữ nguyên tu phục của Dòng Đaminh. Ngài là vị Giáo Hoàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi những quyết định canh tân của công đồng Trento (1545-1563) và được ca ngợi như một vị Giáo Hoàng thánh thiện và khiêm nhường. Sau khi ngài qua đời, các giáo hoàng tiếp theo đã tiếp tục mang phẩm phục màu trắng với một chút sửa đổi như chúng ta thấy cho tới ngày nay. *** Tiện đây cũng xin nói về danh xưng GIÁO HOÀNG. Thực ra đây là cách gọi hoàn toàn của Tiếng Việt, nó phản ánh suy nghĩ của dân tộc sống dưới chế độ phong kiến, xem giáo hoàng là VUA của Đạo Công Giáo. Danh xưng đúng đắn của vị lãnh đạo Công Giáo là Papa (tiếng anh: Pope) có nghĩa là CHA, một danh xưng rất gần gũi và thân thương. Ngoài ra còn có một cách gọi khác tro

Hỏi. Trong kinh nguyện có câu: "Con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi". Vậy phải hiểu về sự hiện diện này như thế nào?

Hình ảnh
ĐÁP. Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi nhưng không lệ thuộc vào không gian và thời gian, vì Ngài là Đấng quyền năng và vô hình. Ngài hiện diện theo hai cách thế. 1. Thứ nhất, Ngài hiện diện bằng quyền năng: Vũ trụ do Chúa dựng nên, nói như thánh Phaolo (Rom 1,20), vũ trụ, thiên nhiên và cả con người đều phản ánh sự hiện diện của Chúa, giống như sản phẩm chứng tỏ sự hiện diện của nhà sản xuất. Ví dụ như khi nhìn vào đôi giày có nhãn hiệu Nike, chúng ta biết có công ty Nike dù công ty đó không ở ngay trước mắt chúng ta. Cũng vậy, Thiên Chúa được phản ánh cách rõ nét nơi vũ trụ, đặc biệt là nơi trật tự của vũ trụ và sự sống của con người, thú vật và cây cỏ. Khoa học có thể phân tích và chứng minh sự sống, nghiên cứu các yếu tố làm nên sự sống nhưng họ không thể làm ra sự sống. Còn Thiên Chúa là nguồn của sự sống và tác giả của mọi loài. 2. Thứ hai, Thiên Chúa hiện diện bằng tình yêu quan phòng. Lấy ví dụ dễ hiểu, khi vợ chồng phải xa nhau, con cái phải xa cha mẹ, người yêu phải tạm chia

HỎI: Phải chăng tất cả mọi người chết đều là do "Chúa gọi về"?

Hình ảnh
ĐÁP Đau khổ và sự chết là một vấn đề luôn khiến con người khắc khoải lo âu, bởi không ai muốn khổ và chết cả. Tuy nhiên niềm hi vọng Kitô giáo giúp chúng ta nhìn cái chết như sự giải thoát khỏi đau khổ và ngưỡng cửa bước vào sự sống mới trong nước trời. Với niềm tin đơn sơ và phó thác, hầu hết người tín hữu đều tin rằng sống chết đều do ý Chúa. Và như thế, người nào chết cũng là do Chúa gọi về. Cách diễn tả này cho t hấy niềm tin và sự phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Nhưng sẽ không thỏa mãn và thậm chí là khó chấp nhận đối với những cái chết oan uổng của những người vô tội (như các thai nhi bị phá). Nếu cho rằng tất cả là do Thiên Chúa tiền định thì sẽ không quá nếu chúng ta than trách Thiên Chúa nhẫn tâm, bởi vì Ngài "gọi về" mà thế giới có những gia đình, những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh đáng thương bi đát cùng cực vì mất cha, mất mẹ... Cá nhân thầy đã suy nghĩ rất nhiều về chủ đề này, đặc biệt khi nghe thông tin ở Việt Nam mỗi ngày cả trăm người chết vì tai nạn giao th

HỎI. Kinh nguyện chính thức của Giáo Hội là gì?

Hình ảnh
ĐÁP: -  Là các giờ kinh phụng vụ, tức là  các Thánh Vịnh Thánh Vịnh là một dạng cầu nguyện trong hình thức văn thơ rất phổ biến và được ưa chuộng trong truyền thống Do Thái giáo. Người ta ngâm vịnh - giống như ngâm thơ ở Việt Nam - là những lời cầu nguyện tự phát nhưng có vần điệu và hát theo kiểu đối đáp. Thánh vịnh chính là những lời kinh người Do Thái đọc hằng ngày, riêng tư cũng như trong cộng đồng. Chính Chúa Giêsu cũng đã cầu nguyện bằng các thánh vịnh này. Tiếp nối truyền thống đó, Giáo Hội Công Giáo cũng xem các Thánh Vịnh là những lời kinh chính thức và tuyệt hảo nhất của mình. Các Thánh vịnh là lời cầu nguyện trong các giờ Thần Vụ chính thức của Giáo Hội mà các giám mục, linh mục và tu sĩ đọc mỗi ngày (bắt buộc). Trong thánh lễ, các lời đáp ca cũng là những lời lới thánh vịnh nên còn được gọi là THÁNH VỊNH ĐÁP CA. Có tổng cộng 150 Thánh vịnh được lưu truyền và ghi lại trong Kinh Thánh Cựu Ước và mặc dù Vua David chỉ là tác giả thực sự của một vài bài trong số đó, nhưng vì ngà

Câu hỏi 53: Kinh Tin Kính của các tông đồ có đề cập đến 2 bí tích, đó là 2 bí tích nào?

Hình ảnh
Trả lời: Trước tiên xin nói về Kinh Tin Kính các tông đồ là Kinh Tin Kính ngắn mà chúng ta thường đọc khi viếng nghĩa trang hay để lãnh ơn toàn xá. Đây là Kinh Tin Kính phát xuất từ thời các tông đồ, và truyền thống gọi tên là Kinh Tin Kính của các tông đồ. Cách gọi như thế cũng là để phân biệt với Kinh Tin Kính của 2 công đồng Nicea-Constantiople mà chúng ta đọc trong mỗi thánh lễ Chúa Nh ật hay lễ trọng. Kinh Tin Kính của các tông đồ có đề cập đến Bí tích Thánh Thể và bí tích Rửa Tội trong các câu sau. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, CÁC THÁNH CÙNG THÔNG CÔNG. TÔI TIN PHÉP THA TỘI... Các giáo sư thần học tín lý đồng ý rằng, khi Kinh Tin Kính nhắc đến mầu nhiệm các thánh cùng thông công là muốn nói đến bí tích Thánh Thể. Vì Thánh Lễ - Thánh Thể chính là điểm gặp gỡ giữa 3 thành phần của Giáo Hội duy nhất tức là: Giáo hội chiến thắng (trên thiên đàng) + Giáo Hội lữ hành (trên trần gian - chúng ta) + Giáo Hội thanh luyện (các linh hồn trong luyện ngục). Đức tin Công giáo dạ