Bài đăng

HỎI. Tại sao trong Thánh Lễ chúng ta chỉ đứng khi nghe Tin Mừng mà không đứng khi nghe các bài đọc 1&2, dù tất cả đều là Lời Chúa?

Hình ảnh
ĐÁP. Tất cả các sách thuộc quy điển Kinh Thánh (Cựu & Tân Ước) đều được Giáo Hội xác nhận là mặc khải của Chúa, và sau mỗi bài đọc thì đều có câu tuyên xưng: "Đó là Lời Chúa". Tuy nhiên giữa các sách Tin Mừng và các sách khác cũng có mức độ khác biệt. Trong khi các sách khác là Lời Chúa mặc khải qua trung gian các ngôn sứ hoặc qua các tông đồ, còn Tin Mừng lại chính là Lời của Chúa Giêsu – Con Thiên Chúa nhập thể. Mặc dù đều là Lời của Chúa, nhưng lời trực tiếp chắc chắn có "trọng lượng" hơn lời gián tiếp, vì một bên là Chúa dùng các ngôn sứ và các thánh mà dạy dỗ chúng ta, còn bên kia là lời do chính miệng Con Thiên Chúa trực tiếp giảng dạy. Đức nguyên giáo hoàng Biển Đức XVI đã giải thích điểm này trong cuốn thứ 3 của bộ sách Đức Giêsu thành Nazareth rằng, chúng ta đứng lên khi nghe công bố Tin Mừng như diễn tả niềm tin vào sức mạnh của Lời Chúa Giêsu, Lời ấy có sức mạnh kéo chúng ta chỗi dậy và thôi thúc chúng ta lắng nghe và thực hành. Cũng như dân chúng xưa

HỎI. Trong Kinh Thánh, sa mạc có ý nghĩa gì?

Hình ảnh
ĐÁP. Trong Kinh Thánh, đặc biệt là sách Xuất Hành, chúng ta thấy hình ảnh sa mạc gắn liền với hành trình của dân Israel từ Ai Cập vào Đất Hứa. Sa mạc có khá nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với dân Do Thái nói riêng, và mang nhiều bài học thiêng liêng cho chúng ta nói chung. Sa mạc có 3 ý nghĩa nổi bật. Nơi gặp gỡ Thiên Chúa Các tổ phụ dân Israel thường gặp gỡ hoặc có thị kiến về Thiên Chúa trong sa mạc (hay hoang mạc). Abraham, Jacob, Môsê đều nhận được ơn gọi và sứ mạng trong sa mạc. Khi sai Môsê đến gặp vua Pharaoh để yêu cầu vua trả tự do cho dân Israel, Thiên Chúa cũng truyền Môsê nói với nhà vua: Hãy thả cho dân ta vào sa mạc, để chúng tế lễ cho Ta. Hành trình 40 năm trong sa mạc của Israel sau khi ra khỏi Ai Cập cũng gắn liền với những cuộc thần hiện, các mạc khải của Thiên Chúa qua Môsê, mà trung tâm điểm là cuộc thần hiện ở núi Sinai, nơi Thiên Chúa ban 10 điều răn. Ngôn sứ Hôsê có một câu nói rất dịu dàng nhân danh Thiên Chúa: "Này đây Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc để th

HỎI. Tại sao Luật Cựu Ước cho phép ly dị, nhưng đạo Công Giáo lại không cho phép?

Hình ảnh
ĐÁP: Trước hết cần nói rõ: Giáo Hội KHÔNG CẤM ly hôn mà là tuân giữ và bảo vệ luật của Chúa. Để hiểu được điều này bạn cần chấp nhận 3 điều sau đây: - tin rằng Chúa Giêsu là con Thiên Chúa xuống thế làm người. - tin rằng Tin Mừng là Lời Chúa. - tin rằng Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập và GH trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu. Chỉ khi nhìn nhận 3 tiền đề trên đây, bạn mới hiểu được luật bất phân ly của hôn nhân(không thể ly hôn). Thực ra câu hỏi về việc ly di cũng đã được người Do Thái nêu ra với Chúa Giêsu và Ngài đã trình bày rõ ràng. Xin trích lại ở đây: "Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người. Họ nói: "Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không? " Người đáp: "Các ông không đọc thấy điều này sao: "Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ", và Người đã phán: "Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt." Như vậy, họ không còn là hai, như

HỎI. Vì sao Thánh Lễ là vô giá nhưng giáo dân lại phải bỏ tiền xin lễ?

Hình ảnh
ĐÁP. Hội Thánh Công giáo tuyên xưng hy tế Thập giá trọn vẹn và vĩnh cửu là hy lễ vô giá qua đó Thiên Chúa ban ân sủng cho nhân loại. Trong mỗi thánh lễ, Hội thánh kêu gọi con cái mình và nhân danh Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, để cầu nguyện cho mọi người sống cũng như đã qua đời. Dù một người chết không có ai là thân nhân xin lễ, họ vẫn được Hội thánh cầu nguyện trong từng thánh lễ đang diễn ra trong từng phút trên khắp thế giới. Cũng vậy, những nhu cầu của người sống cũng được dâng lên Thiên Chúa trong Tư Tế duy nhất là Đức Giêsu qua các thừa tác viên yếu hèn của Hội thánh. Mục đích của bổng lễ do tín hữu dâng trong mỗi thánh lễ theo xác định của điều 946 Bộ giáo luật là việc góp phần nâng đỡ đời sống các thừa tác viên và hoạt động của Giáo hội. Giáo luật cũng xác nhận việc nhận bổng lễ trong cử hành phụng vụ là một tập tục chính thức của Giáo hội, trong đó các tư tế được nhận bổng lễ. Giáo luật cũng nhắc nhở các tư tế phải đón nhận những bổng lễ ít ỏi của người nghèo, thậm chí k

HỎI. Sứ vụ chính yếu của Giáo Hội là gì?

Hình ảnh
ĐÁP: Giáo Hội đã có 4 sứ vụ chính yếu: Truyền giáo - Kerygma hay Martyria: Sứ vụ này được Chúa Giêsu truyền lại trước khi Ngài lên trời: "Hãy đi rao giảng cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Lệnh truyền này chính là sứ vụ Giáo Hội phải thực hiện cho đến tận thế, và trở thành bản chất không thể thay đổi của Giáo Hội. Phụng vụ - Liturgia, đặc biệt là Thánh Lễ, để ca ngợi tôn vinh Thiên Chúa thay cho toàn thể vũ trụ. Giáo huấn của Giáo Hội nêu rõ, nếu không có phụng vụ, Giáo Hội sẽ chỉ là một tổ chức, một bộ máy vô hồn chứ không còn là Giáo Hội của Chúa Kitô nữa. Phục vụ - Diakonia: Nối tiếp sứ mạng của Chúa Giêsu nơi trần gian là yêu thương và phục vụ con người, đặc biệt là người nghèo và người bị bỏ rơi, Giáo Hội vẫn không ngừng dấn thân trong sứ vụ này. Rất nhiều Dòng Tu và tổ chức trong Giáo Hội được thành lập với tôn chỉ như thế. Hiệp thông- Koinonia: Giáo Hội là cộng đoàn hiệp thông và hiệp nhất trong phụng vụ và trong cuộc sống. Sự hiệp

HỎI. Khi truyền phép rượu, linh mục đọc: "Cùng một thể thức ấy, vào cuối bữa ăn, Người cầm lấy chén...". Vì sao Chúa Giêsu lại làm nghi thức ấy vào cuối bữa ăn chứ không phải đầu hay giữa?

Hình ảnh
ĐÁP. Để hiểu rõ điều này, chúng ta nên tìm hiểu một chút về trình tự bữa ăn vượt qua của người Do Thái. Bởi Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong chính bữa ăn này. Lễ Vượt Qua cũng có thể gọi là ngày lễ quốc khánh của người Do Thái. Vì đây là dịp kỷ niệm ngày Thiên Chúa giải thoát dân khỏi ách nô lệ Ai Cập. Lễ vượt kéo dài trong 1 tuần, trước hết là các nghi thức ở đền thờ (hoặc hội đường) và trọng tâm là bữa ăn vượt qua trong mỗi gia đình, một bữa ăn mang tính tôn giáo chứ khổng như một bữa cơm thông thường. Trình tự của bữa ăn vượt qua như sau. Các phần chuẩn bị: Vệ sinh nhà cửa, loại bỏ các loại bánh có men và chuẩn bị bánh không men. Bàn ăn được chuẩn bị với bánh không men, rau đắng và thịt chiên. Các món ăn được dùng theo đúng thứ tự. Ngoài chỗ ngồi cho các thành viên trong gia đình thì luôn dọn dư một chỗ để tôn kính ngôn sứ Elia, mong đợi ông trở lại, cũng là diễn tả mong đợi đấng Messia. Bữa ăn được cử hành theo trình tự 4 phần, và mỗi phần sẽ đi kèm với việc uống 1 l

HỎI. Thánh Phaolo dạy: "Người ta được nên công chính nhờ tin chứ không phải nhờ làm những gì luật dạy"(Rom 3,28). Trái lại, thánh Giacobe dạy: "Đức tin không có việc làm là đức tin chết." (Gc 2,17). Hai giáo huấn này có đối nghịch nhau không? Phải hiểu hai giáo huấn này như thế nào?

Hình ảnh
ĐÁP. Nếu chỉ nhìn nhận lập trường của từng thánh nhân trên bình diện câu chữ, người ta rất dễ đi đến kết luận: Phaolô và Giacôbê hoàn toàn đối lập nhau. Dường như Phaolô nhấn mạnh, người ta được công chính hóa là bởi đức tin thôi, việc làm không can dự gì vào diễn tiến ấy: “Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì luật dạy” (Rm 3,28) và “con người được nên công chính không phải bởi làm những việc Lề Luật dạy, mà nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô” (Gl 2,16). Người ta vẫn có xu hướng tranh luận rằng chẳng những Giacôbê quan niệm khác Phaolô mà còn nói ngược lại một cách rõ rệt. Tuy nhiên, để hiểu được ý đồ của 2 tác giả, chúng ta phải đặt 2 giáo huấn này vào trong bối cảnh thực tế và mục đích của chúng. - Thánh Phaolo viết thư gửi tín hữu Roma trong bối cảnh các tín hữu gốc do thái chỉ trích và gây áp lực đòi các tín hữu gốc dân ngoại phải cắt bì theo luật Mose và giữ lề luật do thái. Họ lý luận rằng đạo công giáo bắt nguồn từ do thái giáo nên phải lấy luật do thái gi