Bài đăng

HỎI. Bạn nghĩ sao về quan điểm "tin Chúa là đủ, không cần Giáo Hội"?

Hình ảnh
ĐÁP. Chủ trương trên đây tuy không mới, nhưng ngày nay đang phổ biến khi lòng đạo xuống dốc và sự tục hóa lên ngôi. Có 3 nhóm người theo khuynh hướng này. Nhóm 1: Những người chủ trương đức tin như vấn đề cá nhân riêng tư, không cần tới Giáo Hội với nhiều lề luật phức tạp. Với nhóm này, chúng ta cần đặt câu hỏi: Thiên Chúa mà họ tin là Chúa nào? Thiên Chúa của mạc khải Kinh Thánh và đức tin tông truyền của Hội Thánh, hay là một vị thần do họ nghĩ ra? Nếu chỉ tin Chúa thì thánh Phaolo nói: "ma quỷ cũng tin". Nhưng tin Chúa như một vị thần chung chung (như các tôn giáo tự nhiên) thì đó là một niềm tin mơ hồ, và không theo một qui tắc hay tiêu chuẩn nào cả. Người tin mơ hồ cũng dễ dàng hình dung thượng đế theo suy nghĩ riêng và rốt cuộc chúa họ thờ là chính họ, là sở thích và ý riêng của họ chứ không phải một Thiên Chúa đích thực. Còn nếu họ tin Thiên Chúa của mạc khải, vậy thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: Làm sao bạn nhận biết để tin kính Thiên Chúa của mạc khải nếu không có Giáo H

NIỀM HI VỌNG ĐƯỢC DIỄN TẢ TRONG KINH SALVE

Hình ảnh
„ Kính chào Đức Nữ Vương, Bà là Mẹ xót thương, ngọt ngào cho cuộc sống. Kính chào Lẽ Cậy Trông. Này con cháu Eva, thân phận người lưu lạc, chúng con ngửa trông Mẹ, kêu Mẹ mà khóc lóc, than thở với rên la, trong lũng đầy nước mắt. Bà là nữ trạng sư, nguyện đưa mắt nhân từ, phía đoàn con đoái lại. Và sau đời khổ ải, xin Bà khấn tỏ ra, cho đoàn con được thấy, quả phúc bởi lòng Bà Đức Giêsu khả ái. Ôi lượng cả khoan hồng, ôi tấm lòng xót thương. Ôi dịu hiền nhân hậu. Trinh nữ Maria.“ (Bản dịch kinh Salve Regina – Kính chào Nữ Vương“ Tình mẹ, trong tâm thức của mỗi con người, là hiện thân của mình một tình cảm thiêng liêng, cao cả và dịu dàng êm ái. Mẹ đã cho con sự sống, là nơi bảo vệ đời con từ khi là bào thai cho đến khi làm người. Lòng mẹ là nơi cưu mang, nuôi dưỡng thai nhi; đôi tay mẹ là chiếc nôi ru êm cho tuổi thơ an giấc. Đối với trẻ thơ, mẹ là cả một vùng trời bình yên, một thế giới của niềm vui và hi vọng. Tâm tình này thật đúng như lời vịnh gia cảm nhận: “ Như trẻ thơ nép m

HỎI. Bạn nghĩ thế nào về câu nói: "Tin Chúa là đủ, không cần theo đạo/sống đạo"?

Hình ảnh
ĐÁP. Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết xin lấy ví dụ để các bạn suy nghĩ và so sánh. Bạn yêu một người, bạn có dám nói: Yêu là đủ rồi không cần nói ra, không cần theo đuổi! Bạn là người chồng, người cha trong gia đình, bạn có dám nói: Tôi yêu vợ con tôi trong lòng là đủ, đâu cần phải quan tâm chăm sóc! Chắc chắn bạn sẽ không đồng ý với kiểu yêu thương không có hành động thực tế phải không? Việc tin và sống đức tin cũng tương tự như thế, không thể tách rời. TIN là một sự vâng phục, một sự dâng hiến. Khi tin ai, bạn trao trọn con tim cho họ, nghĩa là tin tưởng và phó thác, là yêu thương. Sự tin tưởng này diễn tả qua việc vâng theo và thực hành theo ý muốn của người yêu. Khi yêu ai, bạn tin tưởng và muốn làm vui lòng người yêu qua việc vâng lời và dùng hành động để diễn tả tình yêu ấy. Tin là một động từ, và động từ diễn tả 1 hành động. Xin trích dẫn những lời trình bày rõ ràng sau đây của thánh Giacobe : Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nà

HỎI. Quan hệ trước và ngoài hôn nhân là phạm tội. Vậy những đứa con là kết quả của sự quan hệ này có phải là ân huệ của Chúa không?

Hình ảnh
ĐÁP. Để hiểu đúng, chúng ta cần tách biệt 2 vấn đề. Quan hệ trước và ngoài hôn nhân là nghịch với giới răn Chúa (giới răn thứ 6), và như vậy là không đẹp lòng Chúa, là trái với trật tự luân lý. Một hành vi tội lỗi chắc chắn không có ân sủng và không được chúc lành. Con cái - sự sống - khả năng sinh sản là ân huệ của Chúa ban cho con người để "sinh sôi nảy nở đầy dẫy mặt đất" (St 1,28). Khả năng sinh sản này Thiên Chúa đã ban một lần và không rút lại, nó trở thành qui luật tự nhiên khi người nam và người nữ ăn ở với nhau sẽ tạo nên sự sống mới. Đây là ân huệ lớn lao giúp con người duy trì nòi giống. Ân huệ của qui luật ấy xảy ra kể cả khi con người quan hệ bất chính. Tuy nhiên, kết quả của hành vi này không đúng thánh ý Chúa và ngoài trật mà Ngài mong muốn. Có điều, vì sự sống là quà tặng của Chúa, nên Thiên Chúa vẫn yêu thương con người và Ngài có khả năng "vẽ đường thẳng trên những nét cong của con người". Như vậy, tuy hành vi quan hệ trước và ngoài hôn nhân là sai

HỎI. Tại sao Giáo Hội không cho phép sống thử trước hôn nhân?

Hình ảnh
ĐÁP. Giáo Hội không cho phép sống thử vì nó đi ngược với giáo lý về tính bền vững của hôn nhân cũng như vấn đề luân lý tích dục. Sống thử tức là sống tạm, không phải là một giao ước bền vững và thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Rất thường nghe một số lý luận cho rằng sống thử là cách giúp người ta hiểu rõ nhau trước khi quyết định đi đến hôn nhân, tương tự như việc người ta thử giày dép, quần áo xem có vừa ý không rồi mới mua. Tuy nhiên, lý luận này so sánh việc thử đồ trước khi mua với sống thử trước hôn nhân là hoàn toàn khập khiễng và sai lầm. Vì đồ đạc bạn có thể thử và biết ngay kết quả trong vòng 1 nốt nhạc để quyết định chọn mua hay không. Trong khi đó sống thử đâu thể chỉ là 10 phút, 1 giờ hay 1 ngày mà đòi hỏi thời gian dài hơn rất nhiều. Thêm nữa, con người không phải là đồ vật cho nên việc "thử" ở đây diễn tả một sự thiếu tôn trọng và thiếu chân thành. “Sống thử” mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng về nó, và thực sự, trong cuộc sống “thử” người ta

Suy niệm Tin Mừng Lc 6,20-26

Hình ảnh

HỎI. Chúa Giêsu có khi nào cười đùa vui vẻ không?

Hình ảnh
ĐÁP. Trong 4 cuốn Tin Mừng chúng ta đọc thấy nhiều lần Chúa Giêsu nổi giận, và vài lần Ngài khóc, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy Ngài cười. Nhưng nói như thế không có nghĩa là Ngài không bao giờ cười. Vì Ngài là một con người trọn vẹn, nên chắc chắn có cảm xúc buồn, vui, khóc, cười. Mặc dù Tin Mừng không lần nào nói Chúa Giêsu cười. Nhưng có một vài sự kiện mà khi đọc và suy niệm, chúng ta chắc chắn phải nhận ra là Ngài đang vui vẻ và thậm chí đang cười. + Tiệc cưới Cana (Ga 2,1-12): Đi dự tiệc cưới chia vui với gia đình 2 họ, nhất là khi chúc mừng đôi tân hôn, chẳng lẽ Chúa Giêsu không cười? + Luca 10,21: Khi 72 môn đệ đi rao giảng Tin Mừng về kể lại thành quả cho Chúa Giêsu nghe thì Ngài đã "hớn hở vui mừng". Hớn hở vui mừng mà chẳng lẽ khuôn mặt vẫn bí xị được sao? + Mt 19: 13 -15; Mc 10: 13 -16; Lc 18,15: Chúa Giêsu chơi đùa với các trẻ em và chúc lành cho chúng: Bạn hãy hình dung xem khi chơi đùa với con nít tâm trạng của bạn sẽ như thế nào? Chắc chắn bạn phải vui