Bài đăng

HỎI. Tại sao lễ các thánh Anh Hài (28/12) được mừng như các thánh tử đạo (phẩm phục đỏ) dù các em chưa biết Chúa Giêsu?

Hình ảnh
ĐÁP. Lễ các thánh Anh Hài được cử hành lần đầu vào khoảng thế kỷ thứ V ở các giáo hội vùng Bắc Phi (Algerien, Libi, Ai Cập), và được các thánh Irene, Augustno tôn kính như các thánh tử đạo vì cho rằng tuy các hài nhi chưa có trí khôn, chưa biết nói, nhưng đã chết thay cho Chúa Giêsu và trở thành lời tuyên xưng cho Ngài. Tuy nhiên sau đó, có ý kiến cho rằng các hài nhi chưa được rửa tội thì chưa phải là tín hữu, đồng thời lại chưa biết Chúa Giêsu nên không thể là thánh tử đạo được. Tư tưởng này khởi đầu cho việc cử hành lễ này với phẩm phục màu tím với ý lễ cầu hồn, cầu cho các hài nhi vô tội. Thậm chí, công đồng Constantinope (lần 6) còn cấm cử hành lễ các thánh Anh Hài như các thánh tử đạo. Đến thế kỷ XI, Giáo Hội tây phương lần đầu tiên lấy lại lễ kính các thánh Anh Hài và còn nâng lên bậc lễ kính và được ấn định vào ngày 28/12, tức là gần sau lễ Giáng Sinh. Lễ này cũng là ngày quốc tế thiếu nhi của Công giáo. Công Đồng Vatican II tái xác định ý nghĩa của lễ này với việc soạn bộ lễ v

HỎI. Bạn biết gì về ý nghĩa của Bát Nhật (Giáng Sinh và Phục Sinh). Khác biệt của Bát Nhật với ngày thường niên là gì?

Hình ảnh
ĐÁP. Bát Nhật có nghĩa là tám ngày. Số 8 mang ý nghĩa sự hoàn hảo, viên mãn (và số 8 nằm ngang là vô cực (∞). Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy, các đại lễ của dân Israen thường được tổ chức suốt một tuần và kết thúc cách long trọng vào ngày thứ tám (x. Lv 23,34-36). Theo phụng vụ của Giáo hội, Tuần Bát nhật là thời gian tám ngày mừng lễ hay kính nhớ Mầu nhiệm nào đó. Năm Phụng vụ có 2 Bát Nhật sau lễ Giáng Sinh và Phục Sinh với ý nghĩa diễn tả niềm vui trọn vẹn và kéo dài của hai đại lễ ấy. Thánh lễ trong tuần Bát Nhật ở bậc lễ Kính nên có Kinh Vinh Danh. Các Giờ Kinh Phụng Vụ diễn tả cụ thể hơn nữa với Giờ Kinh Sách (hay Kinh Đêm trong các dòng chiêm niệm) dài hơn bình thường và kết thúc với thánh ca Ngợi Khen (Te Deum). Kinh chiều trong tuần Bát Nhật sẽ là Kinh Chiều của chính ngày đại lễ. Điều này diễn tả sự kéo dài (dư âm) của niềm vui ngày đại lễ. M. Eugenius Nguyen OCist

Giáng Sinh và Phục Sinh, lễ nào quan trọng hơn?

Hình ảnh
ĐÁP. Xét theo hình thức thì Giáng Sinh được mừng long trọng hơn Phục Sinh. Nhưng xét theo giáo lý, thần học và phụng vụ thì Phục Sinh quan trọng hơn hay có thể nói là quan trọng nhất, là nền tảng của đức tin Kitô Giáo: "Phục Sinh không chỉ là một ngày lễ như bao lễ khác, nhưng là ngày "LỄ TRÊN CÁC LỄ", cũng như bí tích Thánh Thể là "bí tích trên các bí tích", và "Lễ Phục Sinh là nguồn gốc và là trung tâm của phụng vụ Kitô giáo." Sở dĩ lễ Giáng Sinh được mừng tưng bừng hơn là vì đã bị thương mại hóa, trở thành ngày lễ quốc tế. Do đó bầu khí bên ngoài vui tươi náo nhiệt hơn, nhưng trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể bị xem nhẹ. Đây là điều người Công Giáo nên tránh, đừng chỉ trang hoàng mừng lễ bề ngoài, mà không chú trọng đến trong tâm đức tin là Chúa Kitô. Lễ Giáng Sinh tuyên xưng mầu nhiệm nhập thể trong cái nhìn hướng về lễ Phục Sinh là trung tâm của năm phụng vụ.

Vì sao Lễ Giáng Sinh được mừng vào ngày 25 tháng 12?

Hình ảnh

Tìm hiểu về thánh Giuse

Hình ảnh

HỎI. Lịch sử hình thành truyền thống làm hang đá giáng sinh ?

Hình ảnh
ĐÁP. Lễ Giáng Sinh được cử hành lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 12 năm 336 ở Roma. Đến năm 381, lễ này được công đồng Constantinop xác định là lễ trọng đặc biệt trong Giáo Hội Công Giáo. Lễ Giáng Sinh nhắc nhớ đến biến cố Ngôi Lời, Con Thiên Chúa được sinh ra trên trần gian để bắt đầu chương trình cứu chuộc nhân loại. Lễ Giáng Sinh ngay từ khi được thiết lập đã được cử hành cách long trọng và vui mừng. Niềm vui này được diễn tả trước hết qua phụng vụ với Thánh Lễ và các buổi diễn nguyện hát thánh ca. Tuy nhiên vào thời ấy, việc tôn kính ảnh tượng chưa được phép nên người ta không làm hang đá hay tượng Chúa Hài Đồng. Lịch sử ghi nhận rằng, người đầu tiên trang trí hang đá giáng sinh là thánh Phanxico Assisi. Sau khi hoán cải và quyết tâm sống cuộc đời thánh thiện, ngài đã hành hương đến Israel, viếng thăm quê hương của Chúa Giêsu. Khi trở về, ngài đã làm một mô hình hang đá máng cỏ tại Grecio vào năm 1223. Mục đích của Ngài là dùng mô hình để minh họa cho bài giảng của ngài về sự nghèo k

HỎI: Ơn gọi của Đức Mẹ làm mẹ Chúa Giêsu có phải được Chúa tiền định không? Nếu có thì thuyết tiền định là đúng?

Hình ảnh
ĐÁP. Như các bạn đã biết, thuyết tiền định là một lạc thuyết đã bị Giáo Hội kết án. Thuyết này tin rằng số phận mỗi con người đã được Thiên Chúa "lập trình" sẵn từ ban đầu, ngay cả phần rỗi linh hồn hay việc sa hỏa ngục của mỗi người cũng đã được xác định và gần như chỉ có thể thay đổi nhờ sự hãm mình nhiệm nhặt, thống hối ăn năn mới hi vọng Thiên Chúa thay đổi điều Ngài đã định. Lạc thuyết này bị kết án, vì nếu tin vào nó, chúng ta chẳng cần phải nỗ lực ăn ngay ở lành nữa và nhất là Thiên Chúa chẳng cần phải hi sinh chính con của Ngài cho chúng ta. Trong cách nói bình dân, chúng ta vẫn hay nghe những câu như: Chúa định, Chúa sắp đặt, Chúa muốn... Những cách nói này chính xác ra không phải là khẳng định vào sự tiền định của Chúa, mà đúng hơn là nói về thánh ý và sự cho phép của Chúa. Bởi rõ ràng không có điều gì xảy ra trên đời này mà Chúa không biết và không cho phép. Thiên Chúa có một kế hoạch tốt đẹp cho mỗi người, nhưng mỗi người có đạt được kết quả tốt đẹp ấy không lại l