Bài đăng

Tại sao các bạn trẻ thường có nhiều nghi ngờ và khó khăn trong việc giữ và sống đạo?

Hình ảnh
Qua kinh nghiệm thời tuổi trẻ của bản thân, thầy hiểu được lý do tại sao người trẻ thường thờ ơ hoặc nghi ngờ niềm tin của mình. Dĩ nhiên kinh nghiệm của mỗi người mỗi khác, và thầy không "vơ đũa cả nắm" trong phân tích này. Thứ nhất, bắt đầu từ lứa tuổi dậy thì, lứa tuổi mà các nhà tâm lý gọi là "tuổi nổi loạn", các bạn trẻ thường có phản ứng ngược lại với những gì các bạn cho là bị gia đình và xã hội áp đặt. Trong đó, việc bị ép buộc phải đi học giáo lý, đi nhà thờ cũng khiến các bạn cảm thấy bị gò bó và mất tự do. Ở lứa tuổi này, các bạn trẻ đòi hỏi một giải thích hợp lý trong mọi vấn đề, hơn là sự gò ép. Trong khi đó, việc thực hành đạo trong gia đình và trong giáo xứ mang tính rập khuôn từ xưa đến nay và cha mẹ hay cha xứ thiếu những giảng dạy giải thích phù hợp cho các bạn trẻ. Thầy cũng đã từng có trải nghiệm như thế, không muốn đi lễ là bị cha mẹ mắng, bị hù dọa là có tội... trong khi mình chưa hiểu tại sao phải đi lễ mỗi ngày. Thứ hai, mâu thuẫn trong tư tư

HỎI. Bạn có chấp nhận quan điểm "con người là con vật" không? Tại sao?

Hình ảnh
ĐÁP. Để có thể đưa ra kết luận sau cùng, chúng ta cần tiếp cận vấn đề theo nhiều góc độ. 1. Sinh vật học Theo góc độ sinh vật học thì con người có cấu tạo cơ thể và cơ chế hoạt động của các bộ phận giống như các con vật khác (cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, sinh sản...). Xét theo góc độ này người ta nói con người thuộc nhánh động vật linh trưởng. Tuy nhiên, xét về khả năng sinh tồn tự nhiên thì con người thua xa nhiều loài vật: không mạnh như voi, không nhanh như báo, không sống lâu như rùa, không chịu khát được như lạc đà. Thế nhưng, con người lại có thể làm chủ mọi loài vật khác nhờ khả năng trí tuệ. Như thế, tuy sinh vật học xếp con người vào nhóm động vật, nhưng vẫn cho biết rằng con người khác các loài vật khác. 2. Triết học Các trường phái triết học nhìn nhận con người khác nhau. - Triết duy vật khẳng định yếu tố căn bản của vật chất cùng sự tiến hóa. Con người trong cái nhìn của triết duy vật là động vật bậc cao – con vật có trí khôn. Nhờ trí khôn, con người vượt trổi các l

Vì sao người Công Giáo không nên ngại ngùng khi được (hay bị) gọi là con chiên.

Hình ảnh
Một số người không có thiện cảm với đạo Công Giáo thường gọi các tín hữu là "chiên" với hàm ý mỉa mai chế giễu. Họ nói rằng các tín hữu dại dột và mê tín để cho các linh mục dắt mũi. Những ai đã từng phải nghe hay đọc những lời miệt thị có thể sẽ cảm thấy bức xúc. Tuy nhiên, hi vọng những phân tích sau đây sẽ giúp các bạn cảm thấy thoải mái hơn và có thể "thông não“ cho những kẻ chống báng – nếu họ có thiện chí đối thoại. Còn với những "con vẹt“ lải nhải những lời vô nghĩa mà không muốn tìm hiểu, thì chúng ta đừng tốn lời phí sức. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta cũng đừng quên cầu nguyện cho họ, bởi "họ lầm không biết“. Hình ảnh con chiên được các ngôn sứ dùng làm biểu tượng nói về dân riêng của Thiên Chúa (dân Israel), rồi sau này chính Chúa Giêsu dùng để nói về những ai tin theo Ngài. Lý do con chiên được chọn làm biểu tượng là vì nó gần gũi với dân Do Thái – dân du mục. Kèm theo đó là yếu tố tôn giáo – con chiên là một trong những lễ vật được dùng trong tế tự, đặc biệ

HỎI. Tại sao Chúa Giêsu lại nói "người giàu khó vào Nước Trời", chẳng phải giàu có cũng là hồng ân của Chúa sao?

Hình ảnh
ĐÁP. Vì giàu có là nguy cơ khiến người ta bám vào của cải, tìm cùng đích cuộc đời nơi vật chất mà lãng quên Thiên Chúa và tha nhân. Kế đó, giàu có trí tuệ cũng là nguy cơ khiến người ta kiêu ngạo và cố chấp trong lập trường riêng mà không mở lòng ra cho ánh sáng chân lý. Không phủ nhận rằng giàu có là ơn Chúa ban, và rất nhiều người giàu quảng đại, sẵn lòng đóng góp làm bác ái, cũng như việc xây dựng giáo xứ, giáo hội. Đây là những điều rất đáng ghi nhân và khen ngợi. Tuy nhiên, giàu có vẫn luôn là một nguy cơ khiến người ta tha hóa, tìm kiếm sự thỏa mãn và sự đảm bảo nơi vật chất mà lãng quên Thiên Chúa. Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn về người phú hộ giàu có, thu hoạch được nhiều hoa màu. Ông dự định đập các kho cũ, xây thêm kho mới lớn hơn để tích trữ hoa màu. Rồi ông tự nói với lòng: „Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!“. Rồi Chúa Giêsu chốt: "Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm gi

HỎI. Linh hồn các thánh và người công chính đã được hưởng hạnh phúc viên mãn trong Chúa hay chưa?

Hình ảnh
  ĐÁP. Chưa – xét theo sự viên mãn vĩnh cửu Trước hết cần lưu ý là chúng ta đang nói tới tình trạng hạnh phúc trọn vẹn lý tưởng theo tín lý, còn đương nhiên khi các linh hồn được cứu độ trong vinh quang Chúa, thì họ đang được hưởng hạnh phúc rồi. Có thể hình dung sự viên mãn trọn vẹn vĩnh cửu trong Chúa là 10, thì linh hồn các thánh và người công chính đang ở mức 9, nghĩa là chưa hoàn toàn trọn vẹn. Vì sao như vậy? Lý do mà các nhà tín lý đưa ra đó là vì các linh hồn còn phải chờ đợi ngày quang lâm vinh hiển của Đức Kitô, cũng là ngày thân xác con người được phục sinh để được ân thưởng hoặc chịu hình phạt. Vì một hành vi nhân linh được con người thực hiện khi đang sống là hành động của cả linh hồn và thể xác. Nếu là một hành động tốt đáng được ân thưởng thì cả hồn và xác đều được thưởng, và trái lại nếu là một hành động xấu (tội lỗi) thì cả hồn và xác cùng phải chịu trách nhiệm. Xét theo hướng đó, sẽ là chưa viên mãn khi linh hồn các thánh và người công chính đang được hưởng h

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - LỊCH SỬ KINH MÂN CÔI

Hình ảnh
Theo một tương truyền phổ biến từ xưa tới nay, thì tràng chuỗi và Kinh Mân Côi được Đức Mẹ bạn cho thánh Đaminh trong một thị kiến, rồi thánh nhân và Dòng của Ngài có công phổ biến Kinh Mân Côi trong Giáo Hội. Tuy nhiên, thực tế lịch sử không phải như vậy. Chuỗi hạt dùng cho việc tụng kinh/ đọc kinh được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều tôn giáo chứ không riêng gì Công Giáo, cụ thể là Ấn Giáo và Phật Giáo. Trong đạo Công Giáo, lịch sử ghi nhận rằng ngay từ các thế kỷ đầu các ẩn sỹ sa mạc đã dùng chuỗi hạt để đọc kinh. Đầu tiên các chuỗi hạt này được dùng để đếm kinh Lạy Cha và các lời nguyện tắt. Theo thời gian, các đan sĩ làm tràng chuỗi có 150 hạt tượng trưng cho 150 thánh vịnh và họ dùng tràng chuỗi ấy đọc kinh riêng khi có thời gian rảnh, nhất là khi không thể tham dự giờ thần vụ chung. Vào thời hậu trung cổ, lịch sử ghi nhận sự lan truyền Lời Kinh "Ave Maria - Kính chào (mừng) Maria". Lời kinh Kính Mừng Maria đây ơn phúc. Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi ng

HỎI. Có phải đời sống đạo ở tây phương rất xuống cấp?

Hình ảnh
ĐÁP. Không hẳn. Một điều đáng lưu ý là ở Việt Nam chúng ta chủ yếu nghe biết thông tin qua phương tiện truyền thông. Mà phương tiện truyền thông luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó giúp chúng ta tiếp cận thông tin khắp thế giới một cách nhanh chóng; nhưng đàng khác luôn tiềm ẩn nguy cơ đưa tin một chiều, thiếu khách quan, hay thậm chí tệ hơn nữa là cố ý đưa tin sai lạc. Thông tin về Giáo Hội Công Giáo rất được thế giới quan tâm, các phương tiện truyền thông cập nhật, nhưng điều đáng buồn là người ta luôn đưa tin tiêu cực, những scandal của Giáo Hội, còn các thông tin tích cực thường bị phớt lờ. Thông tin về tình trạng sinh hoạt tôn giáo và đời sống đức tin ở tây phương là một ví dụ. Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên nghe thông tin về các scandal lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, hay tình trạng suy đồi luân lý và tình trạng bỏ đạo của tín hữu tây phương. Những tin tức dạng này được khai thác tối đa, và được đưa theo kiểu tin giật gân như: Giáo Hội phải bán nhà thờ vì không có người đ