Bài đăng

HÃY GÌN GIỮ BẦU KHÍ THÁNH THIÊNG CỦA PHỤNG VỤ

Hình ảnh
Một ấn tượng khá rõ nét khi tham dự Thánh Lễ theo nghi thức cũ và những nơi còn giữ nếp đạo truyền thống là bầu khí thánh thiêng tưởng như có thể cảm nhận được bằng giác quan. Bầu khí thánh thiêng và lòng kính sợ là yếu tố cực kỳ quan trọng của phụng vụ, nơi tất cả cùng nhau qui tụ để tôn thờ Thiên Chúa tối cao. Vì sao ngày xưa khi thấy linh mục kiệu Thánh Thể đi qua, giáo dân ngay lập tức quỳ gối tôn thờ ngay cả khi ngoài đường phố? Vì sao ngày xưa khi linh mục lỡ làm rơi Thánh Thể khi cho rước lễ, thì cả ngài và những người xung quanh quỳ gối. Rồi sau khi rước tấm bánh lên, linh mục lấy khăn thánh đặt lên nơi ấy vì sợ còn những mảnh vụn còn vương vãi? Vì sao ngày xưa khi rước lễ, giáo dân quỳ gối và chấp tay trước ngực với sự cung kính? Vì sao ngày xưa khi linh mục ban phép lành Thánh Thể thì giáo dân quỳ bái gối sâu tôn thờ? Tất cả là nhờ lòng tin và lòng kính sợ Chúa được diễn tả một cách cụ thể và sâu sắc. Một nguy cơ hiển hiện ngay nay là bầu khí thánh thiêng và lòng kính sợ đang

HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CÔNG GIÁO CỦA CỰU MỤC SƯ SCOTT HAHN (2)

Hình ảnh
  3. Giai đoạn 3: Học làm mục sư S au khi đám cưới khoảng một hai tuần, hai vợ chồng ông vào trường huấn luyện (Công Giáo gọi là chủng viện). Ông lấy bằng ba năm tại chủng viện Gordon-Conwell ở Boston; vợ ông lấy bằng hai năm. Sau cùng cả hai đều có cử nhân và đứng nhất lớp. Ông thú nhận là đã theo đuổi việc học này với một kiểu cách trả thù nào đó. Những ai biết ông đều công nhận ông rất nhiệt thành. Ông dùng bất cứ thời giờ nào rảnh rỗi để đọc và học hỏi Kinh Thánh, hay các sách về Kinh Thánh nhằm trưng ra các ý nghĩa của Kinh Thánh. Ông kể lại một số sự kiện quan trọng có ảnh hưởng trong thời gian học này như sau: Thứ nhất là môn học mà Kimberly theo học năm thứ nhất có tên là Đạo Đức Học Kitô Giáo. Giáo sư cho mọi người chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận về nhiều đề tài. Có nhóm về vấn đề phá thai, có nhóm về chiến tranh nguyên tử, có nhóm về án tử hình. Kimberly và nhóm của cô nghiên cứu về vấn đề ngừa thai. Trưởng nhóm này đã nhanh chóng đi tới kết luận: "Tất cả chúng ta đ

Hành trình trở lại Công Giáo của cựu mục sư Scott Hahn

Hình ảnh
  1. Giai đoạn 1: Thời niên thiếu S cott Hahn là con út trong gia đình theo Hội Thánh (HT) Tin Lành Trưởng Lão (Presbyterian Church) theo trường phái duy Kinh Thánh của Calvin. Tuổi thơ và thời niên thiếu, ông cũng là người hời hợt về tôn giáo, không quan tâm tới vấn đề đức tin. Nhưng mỗi Chúa Nhật, ông vẫn cùng gia đình đi tới nhà thờ nghe mục sư giảng. Năm 16 tuổi, trong một lần chú ý nghe mục sư giảng, ông đã vô cùng bức xúc và bỏ ra khỏi nhà thờ, bởi mục sư nói rằng ông không thể tin Đức Mẹ đồng trinh và Chúa Giêsu phục sinh cả về thân xác. Scott Hahn bức xúc vì: Mục sư dựa vào Kinh Thánh để dạy, mà Kinh Thánh thì ghi rõ về trinh nữ sinh con và Chúa Giêsu phục sinh. Do đó, nếu mục sư không tin thì bỏ đạo đi, mắc mớ gì mang danh duy Kinh Thánh mà lại không tin KT? Cũng vì lý do này, Scott Hahn mất niềm tin cả vào HT Tin Lành và ông quyết định từ bỏ niềm tin. Không lâu sau đó, ông được một bạn học mời tham dự các buổi chia sẻ Lời Chúa. Ông không hề hứng thú, nhưng nhận lời chỉ vì cô

HỎI: Tại sao Chúa Giêsu gọi yêu thương là giới răn mới? Cựu ước không có luật yêu thương sao?

Hình ảnh
Đáp.  Cựu Ước đã có luật yêu thương: Yêu người thân cận như chính mình. Mười điều răn Cựu Ước tóm về 2 điều: mên Chúa và yêu người. Tuy nhiên, giới luật yêu thương của Cựu Ước còn giới hạn vì: - Ưu tiên yêu người trong gia đình, chi tộc và dân tộc mình. - Yêu người như chính mình không phải là tình yêu hoàn hảo. Vì nếu lấy mình làm tiêu chuẩn, người ta có nguy cơ yêu sai vì ích kỉ, muốn người khác phải giống mình và chỉ yêu theo tiêu chuẩn mình nghĩ. Chúa Giêsu gọi yêu thương là giới răn mới vì mức độ và cách thức của nó đã vươn lên tầm cao mới. - Yêu mọi người không phân biệt, kể cả kẻ thù. - Yêu như Chúa yêu chứ không phải như mình. Chúa yêu chúng ta như thế nào thì Chúa Giêsu đã giải thích: "Thiên Chúa yêu thế gian quá đỗi, đến nỗi ban con một" và "Chúa Cha yêu thầy thế nào, thầy cũng yêu anh em như vậy. Anh em hãy yêu thương nhau như thầy yêu thương anh em". - "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người dám hi sinh tính mạng vì bạn hữu". Đây l

Một vài điểm lưu ý rút ra từ Bài Tin Mừng Chúa Nhật III. Phục Sinh

Hình ảnh
  Chiên con/ chiên mẹ? Bài Tin Mừng hôm nay (Ga 21,1-25) kể về sự kiện Chúa Phục Sinh hiện ra với các môn đệ ở biển hồ Tiberia. Điểm nhấn của câu chuyện là cuộc đối thoại giữa Ngài với thánh Phêrô. Ngài đã hỏi thánh Phêrô ba lần câu "Con có yêu mến Thầy không?" và sau mỗi câu trả lời, Ngài truyền cho thánh nhân: "Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy". Bản dịch Tiếng Việt câu Gioan 21,15 là: "Hãy chăm sóc CHIÊN CON của Thầy"; và câu 21,16-17: Hãy chăm sóc CHIÊN (có bản dịch là CHIÊN MẸ) của Thầy". Điểm đáng lưu ý ở đây là danh xưng CHIÊN. Xem bản tiếng Anh (hoặc tiếng Đức) chúng ta thấy rõ sự khác biệt. Câu 21,15: 'Feed my lambs.' - Lamb có nghĩa là con cừu non. Câu 21,16-17: Feed my sheep. - Sheep có nghĩa là con cừu trưởng thành. Dựa vào từ ngữ này, chúng ta sẽ thấy bản dịch Tiếng Việt dùng từ "chiên mẹ" sẽ không chính xác. Nhưng vì sao Chúa Giêsu lại phân biệt giữa cừu non (Lamb) và cừu trưởng thành (sheep)? Cừu non/chiên là hình ảnh tư

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
BÀ VÊ-RÔ-NI-CA VÀ TẤM KHĂN LAU MẶT CHÚA GIÊSU Vào Chúa Nhật Lễ Lá (hay còn gọi là Chúa Nhật Thương Khó) hằng năm tại Vatican, tấm khăn được cho là của bà Vê-rô-ni-ca đã dùng để lau mặt Chúa Giêsu trên đường Ngài bị điệu đi đóng đinh, sẽ được trưng bày trên bancon nhà nguyện thánh Vê-rô-ni-ca cho các tín hữu kính viếng. Nhà nguyện nhỏ bé này nằm gọn trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Lịch sử của tấm khăn này như sau. Tài liệu cổ xưa nhất ghi chép về sự hiện hữu của tấm khăn của bà Vê-rô-ni-ca còn được lưu giữ ở Vatican có niên giám ghi năm 708, và một tài liệu chính thức khác của Tòa Thánh có niên giám năm 1140. Trên tấm khăn, người ta thấy khuôn mặt của một người đàn ông với đôi mắt nhắm lại và có vẻ đau đớn mệt mỏi, trên đầu có vòng gai và trán có vệt máu. Theo tương truyền thì đó chính là khuôn mặt Chúa Cứu Thế được in vào tấm khăn của bà Vê-rô-ni-ca. Dưới thời giáo hoàng Phaolo V (1605-1621) người ta đã tiến hành kiểm tra/ nghiên cứu tấm khăn được lịch sử lưu truyền là của bà

HỎI. Chúa Cha không còn cách khác để cứu chuộc hay sao mà lại để Chúa Con phải chịu khổ hình thập giá man rợ như vậy?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước tiên như thông lệ, chúng ta phải nghiêng mình trước mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ không thể nào hiểu hết được chương trình của Chúa cho tới khi được an nghỉ trong Ngài. Những nỗ lực tìm hiểu của chúng ta chỉ là giúp hiểu phần nào đó trong khả năng giới hạn của lý trí mà thôi. Tiếp đến, xin lấy một ví dụ đơn giản để giải đáp câu hỏi: Vì sao Chúa phải sai con của mình đến trần gian để hòa giải nhân loại với Ngài, mà không dùng cách khác? Hãy hình dung như thế này. Một người đầy tớ làm hư hỏng chiếc siêu xe của ông chủ đại gia, khiến cho mối quan hệ chủ tớ xấu đi bởi đầy tớ sợ hãi bị trừng phạt. Người đầy tớ muốn sửa xe để đền bù cho ông chủ nhưng chi phí quá lớn ngoài khả năng của nó. Ông chủ thương xót người đầy tớ và muốn tha thứ cho nó, nhưng đồng thời vẫn phải sửa chữa chiếc xe của chính mình vì ông biết người đầy tớ không thể đền bù được. Do đó, ông đã bỏ một số tiền thật lớn ra để sửa xe. Như vậy, ông chủ bỏ ra số tiền lớn vừa là để đền thay cho người đầy tớ, vừa