Bài đăng

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
 THÀNH TỊ NẠN, MỘT SÁNG KIẾN ĐỘC ĐÁO CỦA DÂN ISRAEL  Từ thời ông Môsê, dân Israel đã được Chúa soi sáng để có một ý tưởng mới mẻ nhưng độc đáo, đó là xây dựng những thành trì tị nạn cho những người vô ý giết người. Theo đó, sách Dân Số (Ds 35,9-34) thuật lại rằng, Chúa truyền cho ông Môsê, sau khi dân Israel vào đất Canaan, thì cần bố trí những thành gọi là THÀNH TỊ NẠN, để những ai mắc tội ngộ sát (vô ý giết người), nghĩa là giết người do tự vệ hoặc vô tình gây tai nạn chết người chứ không có thù oán hay không có kế hoạch trước, có thể nương thân tránh bị trả thù. Bởi chưng vào thời bấy giờ còn có luật nợ máu trả bằng máu, mắt đền mắt, răng đền răng. Luật về thành tị nạn cũng qui định rằng, khi người mắc tội ngộ sát chạy vào THÀNH TỊ NẠN thì không ai được đuổi theo vào thành mà giết người đó. Người đó sẽ ẩn náu trong thành và được bảo vệ an toàn cho tới khi ra trước tòa để các thủ lãnh phán xử. Rồi sau khi được tòa án xác định là một vụ ngộ sát, nghi can được tuyên vô tội và có thể tr

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
Trong mỗi Thánh Lễ, câu xướng "Dominus vobiscum - Chúa ở cùng anh chị em" được đọc 4 lần. Lần 1: Đầu lễ - có ý nghĩa như một lời tuyên xưng rằng: Đây là cộng đoàn những người tin đang tụ họp nhân danh Chúa, cùng nhau thờ phượng Chúa và có Chúa hiện diện, bởi Ngài đã hứa: "Ở đâu có hai hay ba người tụ họp lại nhân Danh Thầy, thì có Thầy ở đó giữa họ" (Mt 18,20). Lần 2: Trước khi công bố Tin Mừng - Lời mời gọi mọi người chú ý lắng nghe Lời Chúa, và tuyên xưng rằng Lời được đọc là Lời Chúa. Mà như Giáo Hội đã dạy: "Lời Chúa là chính Chúa" (DV 24). Lần 3: Trước Kinh Tiền Tụng và Kinh Nguyện Thánh Thể - Lời tuyên xưng sự hiện diện của Chúa khi các môn đệ cử hành bẻ bánh, và nhất là xác tín rằng, quyền năng biến bánh rượu thành Mình Máu Thánh là từ nơi Chúa chứ không phải tự linh mục. Lần 4: Trước khi chúc lành cuối lễ và sai đi - Lời tuyên xưng rằng phép lành linh mục ban là của Chúa. Chúa ở cùng chúng ta mọi lúc và đặc biệt khi các tín hữu lên đường truyền giá

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT

Hình ảnh
Phân biệt Huynh Đoàn Thánh Pio X và Huynh Đoàn Thánh Phêrô 1. HUYNH ĐOÀN THÁNH PIO X (viết tắt FSSPX) Huynh đoàn Thánh Piô X do Đức TGM Marcel Lefèvre (Pháp) thành lập năm 1970 và năm 1988 trở thành phong trào ly giáo. Năm 1970, Đức TGM Lefèvre thành lập Huynh đoàn thánh Piô X với sự đồng ý của Đức cha Francois Charrière, Giám mục Fribourg với một chủng viện tại Ecône, và được Tòa Thánh chấp thuận. Năm 1971, Đức cha Lefèvre tuyên bố là ngài không chấp nhận Nghi Thức Thánh Lễ và Sách Lễ Mới của Công đồng, vì lý do lương tâm. Năm 1984, Tòa Thánh cho phép các linh mục của huynh đoàn cử hành thánh lễ bằng tiếng Latinh theo lễ nghi tiền Công đồng chung Vaticanô II. Ngày 30.6.1988, Ðức cha Lefèvre đã cùng Ðức cha Antonio de Castro Mayer tấn phong 4 Giám mục của huynh đoàn, mà không có phép và bất chấp mọi khuyến cáo của Tòa Thánh. Theo khoản 751 của Giáo luật, vì đã công khai từ chối vâng lời Đức Giáo hoàng và khước từ sự hiệp thông với các chi thể của Giáo hội, nên hai Giám mục chủ phong và

KINH NGHIỆM HOÁN CẢI CỦA PETER SEEWALD MỘT NHÀ BÁO CỘNG SẢN

Hình ảnh
Peter Seewald sinh ra và lớn lên trong gia đình Công giáo ở vùng Niederbayern (Đức). Thời niên thiếu, ông là một chú giúp lễ nhiệt thành và sau đó còn làm trưởng ban giúp lễ của giáo xứ. Tuy nhiên khi học đại học, ông gia nhập đảng cộng sản và năm 1973 tuyên bố bỏ đạo. Năm 1976, ông thành lập và làm chủ biên một tờ báo địa phương. Từ 1981-1987, ông là tổng biên tập tờ báo Der Spiegel (khá có tiếng ở Đức). Từ đó, ông trở thành một nhà báo rất có tiếng tăm trong làng báo chí. Tuy rời bỏ Giáo Hội, nhưng ông lại rất quan tâm đến các chủ đề về Công Giáo. Năm 1996, ông có cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Joseph Ratzinger (sau này là giáo hoàng Biển Đức XVI) và sau đó xuất bản thành cuốn "Muối Cho Đời". Cuộc phỏng vấn này đã hoán cải ông và ông trở lại đạo. Trở lại sau hơn 20 năm bỏ đạo, ông càng tích cực nghiên cứu các chủ đề về đạo và dùng kinh nghiệm bản thân để thúc đẩy và kêu gọi sự hoán cải. Ông đã viết cuốn sách chia sẻ về kinh nghiệm hoán cải này. Cuốn sách có tựa đề "Khi tôi

Phải chăng Chúa Giêsu ''coi thường'' Đức Mẹ?

Hình ảnh
  Tin Mừng Mat-thêu (Mt 12,46-50) thuật lại rằng khi Chúa Giêsu đang giảng dạy thì Mẹ Maria đến tìm. Khi người ta báo cho Ngài biết điều đó thì Ngài trả lời: “ Ai là mẹ Tôi?”. Câu hỏi này nghe thật vô tâm lạnh nhạt. Tương tự như thế tại tiệc cưới Cana (Ga 2,1-12), khi Mẹ Maria lại gần và nói với Chúa Giêsu rằng: ''Người ta hết rượu rồi'', thì Ngài cũng đáp lại bằng một câu nói có vẻ cạn tình cạn nghĩa: ''Này bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?“ Dựa vào những câu nói trên đây của Chúa Giêsu, một số người kết luận rằng Chúa Giêsu không đề cao Đức Maria, nếu không muốn nói là khinh thường và không cần Mẹ. Suy ra, người Công Giáo tôn kính Đức Mẹ là sai với tinh thần của Chúa Giêsu. Trước tiên chúng ta hãy lưu ý giới răn thứ 4: ''Ngươi phải thờ cha kính mẹ'', điều luật mà Thiên Chúa đã ban qua ông Môsê. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và Ngài hằng ở trong cung lòng Chúa Cha. Ngài biết rõ ý muốn của Chúa Cha, và Ngài làm những gì đẹp lòng Chúa Cha.

CÓ PHẢI NGƯỜI CÔNG GIÁO TIN MÙ QUÁNG?

Hình ảnh
Có lẽ các bạn đã từng nghe lời chỉ trích từ những người không có thiện cảm với đạo Công Giáo rằng, ''mấy con chiên đạo tin mù quáng, có ai chứng minh được Chúa có thật đâu, thế mà chúng cứ bảo phúc cho ai không thấy mà tin''. Vậy thì chúng ta, những người Công Giáo, chúng ta có thấy mình mù quáng và ''bị dắt mũi'' không? Cá nhân tôi khẳng định là không. Tôi xác tín rằng tin là một ân ban vì ''Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban“ (Ga 3,28). Trước tiên hãy nói về lòng tin. Ở đời này chúng ta luôn cần có lòng tin trong cuộc sống: tin vào tình yêu của cha mẹ; tin vào bản thân rằng tôi có khả năng, rằng tôi có quyền hi vọng thành công, rằng tôi đáng yêu và đáng được yêu. Tình yêu luôn song hành cùng niềm tin: Tin-Yêu. Kèm theo đó, chúng ta cũng cần tin vào tha nhân và cuộc sống, tin bạn bè và đối tác làm ăn. Lòng tin hay niềm tin giống như sợi dây an toàn giúp chúng ta tự tin đi trên đường đời. Nếu không có lòng tin, chúng ta sẽ trở nên

NHỮNG TƯ TƯỞNG MANG TÍNH CÁCH MẠNG CỦA GIÁO LÝ KITÔ GIÁO VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

Hình ảnh
Mặc dù luôn có những ý kiến phê bình và chỉ trích Kitô Giáo nói chung và Công Giáo nói riêng, và cả những sai lầm cũng như chia rẽ đã xảy ra trong nội bộ tôn giáo này, người ta vẫn phải thừa nhận rằng, nền văn minh phương tây được xây dựng trên nền tảng Kitô Giáo với những tư tưởng mang tính cách mạng so với các nền văn minh thời sơ khai và các tư tưởng thời ấy. Dưới đây là các tư tưởng mang tính cách mạng của Kitô Giáo bắt nguồn từ niềm tin vào Thiên Chúa và sự soi sáng của Kinh Thánh. 1. Khẳng định phẩm giá của thân xác con người cũng như sự hiệp nhất của hồn và xác. Trong khi tư tưởng và quan niệm của các nền văn hóa cổ đại hoặc sẽ đồng hóa con người với thần linh (ấn độ giáo hay tôn giáo tự nhiên của ai cập); hoặc xem thân xác chỉ là ảo ảnh chứ không thật sự và là nhà tù giam giữ linh hồn (Platon). Thì giáo lý Công Giáo xác tín và khẳng định rằng, con người được Thiên Chúa dựng nên và là đền thờ của Chúa Thánh Thần; linh hồn và xác hiệp nhất trong một con người duy nhất. Và vì thân