Bài đăng

Ý KIẾN RIÊNG - GÓP Ý VỀ MỘT LỜI KINH

Hình ảnh
Trong kinh cầu (nhờ lời chuyển cầu) Đức Mẹ Maria có một câu - theo ý kiến riêng của con - hầu như người Công Giáo Việt Nam chúng ta (kể cả hàng giáo sĩ) đọc chưa đúng - có thể do lỗi dịch thuật - và nay đã trở thành lời kinh thuộc lòng. Lời cầu mà chúng ta đọc thường xuyên tới mức quen miệng đó là: (Nguyên văn): Nữ vương BAN sự bình an, cầu cho chúng con! Nếu đọc theo thói quen và không để ý, chúng ta chẳng thấy vấn đề gì cả. Nhưng hãy để ý kĩ và cùng phân tích nhé. Lời kinh này trong nguyên ngữ Latinh là: Regina pacis, ora pro nobis! Tiếng Anh: Queen OF peace, prays for us! Tiếng Đức: Königin DES Friedens, bitte für uns! Hãy so sánh bản dịch Tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Bản gốc Latinh và các ngôn ngữ khác chính xác là : Nữ vương CỦA sự bình an, cầu cho chúng con. Vậy thì cách đọc hiện tại của chúng ta: "Nữ vương BAN sự bình an" sai ở chỗ nào? Chưa xét đến tín lý, chúng ta hãy để ý sự mâu thuẫn trong câu trên: Nếu Đức Mẹ Maria đã là người BAN sự bình an, vậy thì Mẹ còn c

SỰ KHÁC NHAU GIỮA: LÀM PHÉP (hay CHÚC LÀNH) và THÁNH HIẾN (hay THÁNH HÓA)

Hình ảnh
  Người Công Giáo VN chúng ta rất quen thuộc và thậm chí là sử dụng lẫn lộn hai cụm từ LÀM PHÉP và THÁNH HÓA. Nhưng thực ra ý nghĩa của hai từ này có sự khác biệt. + LÀM PHÉP (hay CHÚC LÀNH) - Latinh: benedicere: Mang ý nghĩa cầu xin ơn lành của Chúa xuống trên con người hay đồ vật. Hành vi này chỉ nhằm để tạ ơn và ngợi khen Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta tất cả; cũng như là lời nhắc nhở chúng ta sử dụng/ hưởng dùng những ân huệ ấy cách cân xứng, đồng thời xin ơn che chở chúc lành của Chúa. Nghi thức này không làm thay đổi bản chất và mục đích sử dụng của đối tượng được làm phép/ chúc lành. Do đó, sau khi làm phép, người ta vẫn tự do sử dụng/ buôn bán trao đỏi các sự vật ấy mà không phạm lỗi. Ví dụ: làm phép nhà ở/ xe/ bữa ăn ... Tượng ảnh thánh mà các gia đình hay cá nhân sử dụng riêng cũng thuộc diện được làm phép, và do đó vẫn có thể tặng hay bán lại cho người khác (miễn là bảo đảm người mua tiếp tục sử dụng phù hợp chứ không hủy hoại hay xúc phạm). + THÁNH HIẾN (hay THÁNH HÓA) - La

CÓ THỂ CÁC BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
NHỮNG HÌNH ẢNH MANG Ý NGHĨA TIÊN TRƯNG NƠI MÁNG CỎ BELEM 1. Chúa Giêsu sinh ra ở Belem, trong tiếng Hipri có nghĩa là lò bánh mì (nơi làm bánh) - tiên báo rằng Ngài sẽ trở nên bánh hằng sống. 2. Ngài được quấn tã - có thể xem như tiên trưng của khăn liệm. 3. Ngài được đặt trong máng cỏ (rơm rạ): Rơm rạ là thức ăn cho gia súc - Ngài cũng sẽ nên lương thực cho con người. Rơm ra liên hệ tới lúa mì/ miến - nguyên liệu làm bánh miến. Nó tiên báo về Thánh Thể. Máng cỏ làm bằng gỗ - đứa trẻ vừa sinh ra đã nằm trên gỗ, liên tưởng đến cuộc khổ hình thập giá của Ngài. Ngài sẽ nằm trên gỗ thập giá. 4. Thú vị hơn nữa, chữ "máng cỏ" trong tiếng Hy Lạp còn đồng nghĩa với cái mâm, hay cái đĩa (dĩa). Nó giúp chúng ta liên tưởng tới đĩa/dĩa thánh đựng Thánh Thể. Tóm lại, các hình ảnh của hang đá máng cỏ đều có ý nghĩa thiêng liêng tiên báo cuộc đời của Chúa Giêsu. M. Hạnh Tử

HỎI: DÒNG XITÔ CÓ PHẢI DÒNG KÍN ?

Hình ảnh
ĐÁP: Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu "Dòng kín" nghĩa là gì. Khi nói đến “dòng kín”, người ta hiểu là một nhà dòng “kín cổng cao tường”. Trong nguyên ngữ latinh, clausura có nghĩa là sự đóng lại (bởi động từ claudere: đóng, khóa). Áp dụng vào đời tu, clausura được hiểu không chỉ như là cổng tường ngăn cách tu viện với thế giới bên ngoài, mà như là một kỷ luật liên quan đến sự ra vào (quen dịch là “nội vi”, tiếng Pháp: clôture; tiếng Anh: enclosure). Tuy nhiên, đừng tưởng rằng chỉ có các “nhà kín” mới buộc giữ luật nội vi. Tất cả các dòng tu đều phải giữ nội vi, tuy với những cấp độ khác nhau tuỳ theo sứ mạng riêng (GL, Đ. 667). Các đan viện chiêm niệm thì giữ một nội vi chặt chẽ hơn. Lại cần nói thêm, đừng nên đồng hoá "dòng chiêm niệm” với “Dòng kín”. Trong giáo luật hiện hành, chế độ “nhà kín” thường chỉ áp dụng cho nữ giới, còn dòng chiêm niệm bao gồm cả những dòng nam nữa. Ngoài ra, nhiều dòng nữ sống đời chiêm niệm nhưng không ở trong “nhà kín”. Dòng Kín giữ linh

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
10 năm sau khi tuyên bố rời bỏ Giáo Hội Công Giáo, Martin Luther vẫn còn giữ nguyên lòng sùng kính Đức Mẹ Maria. Dưới đây là một đoạn trong bài giảng của ông về Đức Mẹ Maria vào năm 1527: "Tin nhận Đức Maria vô nhiễm nguyên tội là một điều hợp lẽ. Niềm tin này nhìn nhận rằng ngay từ giây phút đầu tiên Mẹ đã được ân sủng siêu nhiên bảo vệ và giải thoát khỏi nguyên tội; Mẹ đã là thánh ngay từ khởi đầu sự sống vì không mắc nguyên tội." Điều đặc biệt thú vị là tư tưởng này của Luther về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được ông tin và rao giảng trước cả khi Hội Thánh chính thức tuyên bố thành tín điều vào năm 1854, tức là ông đã tin điều đó cả 300 năm trước khi Hội Thánh tuyên tín. Tư tưởng này của ông - khi đó đã là người kháng cách - khiến cho cả Roma ngạc nhiên, đến độ Hồng Y Phêrô Canisio phải thốt lên: "Có phải là Martin Luther nói như vậy không? Thật ngạc nhiên bởi lời của ông thật hay và đúng đắn. Ước gì những kẻ theo ông (người Tin Lành) lắng nghe và đón nhận lời giảng ấy!

TÔN KÍNH ĐỨC MẸ MARIA CÁCH ĐÚNG ĐẮN

Hình ảnh
"Có một số người cảm thấy dị ứng với các việc đạo đức bình dân đặc biệt là lòng tôn kính Đức Mẹ Maria, bởi họ có cảm giác như thể tín hữu tôn sùng Đức Mẹ Maria quá mức tới độ nâng Mẹ lên ngang hàng Thiên Chúa và do đó làm lu mờ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng những ai đã học hiểu giáo lý đầy đủ thì sẽ ý thức một cách rõ ràng và đúng đắn rằng, lòng tôn kính Đức Maria nằm gọn trong việc tôn thờ Thiên Chúa. Các tín hữu xác tín vào vai trò và vị trí nổi bật của Đức Maria bên tòa Chúa, cũng như trong nhiệm cục cứu độ. Do đó, việc tôn kính Mẹ là đúng và cần đề cao trong cái nhìn quy về việc tôn thờ Thiên Chúa. Chỉ những ai thiếu hiểu biết mới tách rời Đức Mẹ Maria ra khỏi Thiên Chúa để rồi nhầm lẫn Mẹ như cùng đích của việc thờ phượng; như thể Mẹ là người ban ơn cứu độ. Và đáng buồn tương tự là những người xem thường vai trò của Đức Mẹ. Hai tình trạng sau đây cần tránh: - Xem Đức Mẹ Maria như Chúa, như Đấng ban ơn tự thân. - Xem thường hay từ chối tôn kính Đức Mẹ Maria bởi t

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
Lịch sử hình thành lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ (latinh: Domini Nostri Iesu Christi Universorum Regis). Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ được Đức Giáo Hoàng Pio XI thiết lập vào ngày 11 tháng 12 năm 1925, tức là cách đây 97 năm. Việc thiết lập lễ này có ý đồ rõ ràng. Vào thời ấy, nền phong kiến quân chủ đi tới hồi kết; các cường quốc trên thế giới đang tranh đấu phân chia lại quyền lực, một số nhà độc tài bắt đầu nắm quyền và kèm theo đó là chủ nghĩa tôn thờ lãnh tụ, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng như phát xít bắt đầu bành trướng. Trong bối cảnh đó, Đức Giáo Hoàng Pio XI quyết định thiết lập lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ để tuyên bố rằng, Chúa Kitô mới là chủ thể của toàn vũ trụ này, là Vua muôn vua, Chúa các chúa. Quyền lực thế gian, các lãnh tụ trần thế, dù có hùng mạnh hay mưu mô tới đâu, thì đều phải quy phục Chúa Kitô. Chỉ có Ngài là vua vĩnh cửu và đem lại bình an đích thực nhờ tình yêu chứ không phải bằng vũ khí. Cũng lưu ý thêm là lễ Chúa Kitô Vua được thiết lập vào dịp kỷ niệ