Bài đăng

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA QUỐC KỲ VATICAN Quốc kỳ của Vatican cùng với của Thụy Sĩ là hai lá cờ duy nhất trên thế giới có hình vuông (4 cạnh cân đối). Lá cờ nguyên thủy ra đời vào thế kỷ thứ 8 (năm 754) gồm 2 màu đỏ và vàng. Nó thực ra là cờ của đội vệ binh của giáo hoàng. Đến năm 1808, khi hoàng đế Napoleon chiếm Roma và bao vây Vatican rồi kêu gọi vệ binh giáo hoàng đầu hàng, thì một số vệ binh đã đầu quân cho Napoleon mang theo lá cờ đỏ-vàng. Chính vì vậy, Đức GH Pio VII khi ấy đã cho làm một lá cờ mới có sự thay đổi màu sắc có thêm huy hiệu của giáo hoàng trong đó. Lá cờ gồm 2 màu vàng và trắng. Màu vàng tượng trưng cho kim loại vàng cũng như sự cao sang; màu trắng tượng trưng cho kim loại bạc. Hai màu sắc diễn tả sự cao sang thánh thiêng. Trên nền màu trắng là huy hiệu chung của giáo hoàng (và Tòa Thánh) với vương miện (tiara), hai chìa khóa Phêrô (một chìa màu vàng, một màu trắng) đan chéo nhau. Hai chìa khóa tượng trưng cho quyền ràng buộc và tháo cởi của Phêrô. Hai chìa khóa đượ

CÓ THỂ CÁC BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
Khi một giáo hoàng qua đời, thi hài của ngài sẽ được mang lễ phục đỏ và trong lễ an táng một vị giáo hoàng, các Hồng Y sẽ mang lễ phục đỏ thay vì lễ phục tím như các lễ cầu hồn hay an táng thông thường. Vì sao như vậy? Vì Giáo Hoàng là người kế vị thánh Tông Đồ Cả Phêrô, vị giáo hoàng tử đạo tiên khởi. Cũng như trong lễ kính một vị tông đồ, các linh mục sẽ mang lễ phục đỏ, thì trong lễ tang đấng kế vị tông đồ cả, các hồng y cũng sẽ mang lễ phục đỏ để nhắc tới tính tông truyền của ngai tòa Phêrô. Thông thường khi một giáo hoàng qua đời, thi hài của ngài sẽ được mang lễ phục đỏ, giây Pallium và mang đôi giày màu đỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp của Đức Benedicto XVI., ngài được mang lễ phục đỏ nhưng không đeo giây Pallium và không mang giày đỏ. Bởi chưng, giây Pallium tượng trưng quyền bính của một vị tổng giám mục (và giáo hoàng) đương nhiệm. Đức Benedicto XVI. đã từ chức nên không còn quyền bính của một vị giáo hoàng và do đó thi hài của ngài sẽ không mang giây Pallium. M. Hạnh Tử (lược

Ý KIẾN RIÊNG - GÓP Ý VỀ MỘT LỜI KINH

Hình ảnh
Trong kinh cầu (nhờ lời chuyển cầu) Đức Mẹ Maria có một câu - theo ý kiến riêng của con - hầu như người Công Giáo Việt Nam chúng ta (kể cả hàng giáo sĩ) đọc chưa đúng - có thể do lỗi dịch thuật - và nay đã trở thành lời kinh thuộc lòng. Lời cầu mà chúng ta đọc thường xuyên tới mức quen miệng đó là: (Nguyên văn): Nữ vương BAN sự bình an, cầu cho chúng con! Nếu đọc theo thói quen và không để ý, chúng ta chẳng thấy vấn đề gì cả. Nhưng hãy để ý kĩ và cùng phân tích nhé. Lời kinh này trong nguyên ngữ Latinh là: Regina pacis, ora pro nobis! Tiếng Anh: Queen OF peace, prays for us! Tiếng Đức: Königin DES Friedens, bitte für uns! Hãy so sánh bản dịch Tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Bản gốc Latinh và các ngôn ngữ khác chính xác là : Nữ vương CỦA sự bình an, cầu cho chúng con. Vậy thì cách đọc hiện tại của chúng ta: "Nữ vương BAN sự bình an" sai ở chỗ nào? Chưa xét đến tín lý, chúng ta hãy để ý sự mâu thuẫn trong câu trên: Nếu Đức Mẹ Maria đã là người BAN sự bình an, vậy thì Mẹ còn c

SỰ KHÁC NHAU GIỮA: LÀM PHÉP (hay CHÚC LÀNH) và THÁNH HIẾN (hay THÁNH HÓA)

Hình ảnh
  Người Công Giáo VN chúng ta rất quen thuộc và thậm chí là sử dụng lẫn lộn hai cụm từ LÀM PHÉP và THÁNH HÓA. Nhưng thực ra ý nghĩa của hai từ này có sự khác biệt. + LÀM PHÉP (hay CHÚC LÀNH) - Latinh: benedicere: Mang ý nghĩa cầu xin ơn lành của Chúa xuống trên con người hay đồ vật. Hành vi này chỉ nhằm để tạ ơn và ngợi khen Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta tất cả; cũng như là lời nhắc nhở chúng ta sử dụng/ hưởng dùng những ân huệ ấy cách cân xứng, đồng thời xin ơn che chở chúc lành của Chúa. Nghi thức này không làm thay đổi bản chất và mục đích sử dụng của đối tượng được làm phép/ chúc lành. Do đó, sau khi làm phép, người ta vẫn tự do sử dụng/ buôn bán trao đỏi các sự vật ấy mà không phạm lỗi. Ví dụ: làm phép nhà ở/ xe/ bữa ăn ... Tượng ảnh thánh mà các gia đình hay cá nhân sử dụng riêng cũng thuộc diện được làm phép, và do đó vẫn có thể tặng hay bán lại cho người khác (miễn là bảo đảm người mua tiếp tục sử dụng phù hợp chứ không hủy hoại hay xúc phạm). + THÁNH HIẾN (hay THÁNH HÓA) - La

CÓ THỂ CÁC BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
NHỮNG HÌNH ẢNH MANG Ý NGHĨA TIÊN TRƯNG NƠI MÁNG CỎ BELEM 1. Chúa Giêsu sinh ra ở Belem, trong tiếng Hipri có nghĩa là lò bánh mì (nơi làm bánh) - tiên báo rằng Ngài sẽ trở nên bánh hằng sống. 2. Ngài được quấn tã - có thể xem như tiên trưng của khăn liệm. 3. Ngài được đặt trong máng cỏ (rơm rạ): Rơm rạ là thức ăn cho gia súc - Ngài cũng sẽ nên lương thực cho con người. Rơm ra liên hệ tới lúa mì/ miến - nguyên liệu làm bánh miến. Nó tiên báo về Thánh Thể. Máng cỏ làm bằng gỗ - đứa trẻ vừa sinh ra đã nằm trên gỗ, liên tưởng đến cuộc khổ hình thập giá của Ngài. Ngài sẽ nằm trên gỗ thập giá. 4. Thú vị hơn nữa, chữ "máng cỏ" trong tiếng Hy Lạp còn đồng nghĩa với cái mâm, hay cái đĩa (dĩa). Nó giúp chúng ta liên tưởng tới đĩa/dĩa thánh đựng Thánh Thể. Tóm lại, các hình ảnh của hang đá máng cỏ đều có ý nghĩa thiêng liêng tiên báo cuộc đời của Chúa Giêsu. M. Hạnh Tử

HỎI: DÒNG XITÔ CÓ PHẢI DÒNG KÍN ?

Hình ảnh
ĐÁP: Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu "Dòng kín" nghĩa là gì. Khi nói đến “dòng kín”, người ta hiểu là một nhà dòng “kín cổng cao tường”. Trong nguyên ngữ latinh, clausura có nghĩa là sự đóng lại (bởi động từ claudere: đóng, khóa). Áp dụng vào đời tu, clausura được hiểu không chỉ như là cổng tường ngăn cách tu viện với thế giới bên ngoài, mà như là một kỷ luật liên quan đến sự ra vào (quen dịch là “nội vi”, tiếng Pháp: clôture; tiếng Anh: enclosure). Tuy nhiên, đừng tưởng rằng chỉ có các “nhà kín” mới buộc giữ luật nội vi. Tất cả các dòng tu đều phải giữ nội vi, tuy với những cấp độ khác nhau tuỳ theo sứ mạng riêng (GL, Đ. 667). Các đan viện chiêm niệm thì giữ một nội vi chặt chẽ hơn. Lại cần nói thêm, đừng nên đồng hoá "dòng chiêm niệm” với “Dòng kín”. Trong giáo luật hiện hành, chế độ “nhà kín” thường chỉ áp dụng cho nữ giới, còn dòng chiêm niệm bao gồm cả những dòng nam nữa. Ngoài ra, nhiều dòng nữ sống đời chiêm niệm nhưng không ở trong “nhà kín”. Dòng Kín giữ linh

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
10 năm sau khi tuyên bố rời bỏ Giáo Hội Công Giáo, Martin Luther vẫn còn giữ nguyên lòng sùng kính Đức Mẹ Maria. Dưới đây là một đoạn trong bài giảng của ông về Đức Mẹ Maria vào năm 1527: "Tin nhận Đức Maria vô nhiễm nguyên tội là một điều hợp lẽ. Niềm tin này nhìn nhận rằng ngay từ giây phút đầu tiên Mẹ đã được ân sủng siêu nhiên bảo vệ và giải thoát khỏi nguyên tội; Mẹ đã là thánh ngay từ khởi đầu sự sống vì không mắc nguyên tội." Điều đặc biệt thú vị là tư tưởng này của Luther về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được ông tin và rao giảng trước cả khi Hội Thánh chính thức tuyên bố thành tín điều vào năm 1854, tức là ông đã tin điều đó cả 300 năm trước khi Hội Thánh tuyên tín. Tư tưởng này của ông - khi đó đã là người kháng cách - khiến cho cả Roma ngạc nhiên, đến độ Hồng Y Phêrô Canisio phải thốt lên: "Có phải là Martin Luther nói như vậy không? Thật ngạc nhiên bởi lời của ông thật hay và đúng đắn. Ước gì những kẻ theo ông (người Tin Lành) lắng nghe và đón nhận lời giảng ấy!