Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

HỎI. Phải hiểu về những sự kiện và hình ảnh huyền bí trong sách Khải Huyền như thế nào?

Hình ảnh
ĐÁP. Sách Khải Huyền là một trong những cuốn sách gây lên nhiều tranh luận và hiểu lầm trong lịch sử Giáo Hội. Ví dụ như căn cứ vào câu chuyện triều đại 1000 năm trong sách Khải Huyền, người xưa đã tin rằng ngày tận thế sẽ đến vào năm 1000, rồi sau đó là năm 2000. Đồng thời, nhiều hình ảnh ẩn dụ trong sách này cũng được gán ghép cho những sự kiện xảy ra trên thế giới. Thức thời nhất vẫn là câu hỏi khi nào Chúa quang lâm (tận thế), đây là điều luôn khiến người ta tò mò. Sách Khải Huyền đã bị hiểu lầm và "lạm dụng" rất nhiều và sai cách vì người ta không hiểu thể loại văn chương này. Khải Huyền là gì? Về từ ngữ, khải huyền có nghĩa là VÉN MÀN hay MẶC KHẢI những điều huyền bí. Ý nghĩa từ ngữ là thế, nhưng sách Khải Huyền không phải là cuốn sách tiên tri nói về những sự kiện tương lai. Khải huyền là một thể loại văn chương dùng hình ảnh ẩn dụ và những con số để mô tả những thực tại. Thể loại này thường mang màu sắc giả tưởng và truyền thuyết. Có những cuốn sách được viết hoàn toà

Tất cả đều là ân sủng

Hình ảnh
  “ Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người”  (Rm 8,28) Thời gian vừa qua tôi có đọc và suy niệm cuốn sách „Tất cả đều là ân sủng“, của tác giả linh mục Henri Boulad, S.J. Trong cuốn sách này, tác giả suy tư về ý nghĩa của thời gian và từ đó nhận ra “tất cả đều là ân sủng, tất cả đều có ích”. Suy tư về nội dụng của cuốn sách, tôi nghiệm thấy dường như chính Thiên Chúa đang gửi đến tôi sứ điệp quan trọng. Ngài đang mời gọi tôi chiêm nghiệm về giá trị của thời gian trong cuộc đời của mình để một lần nữa, xuyên qua những thất bại và đổ vỡ trong cuộc sống, nhận ra tất cả đều là ân sủng. Cũng vào dịp này, một số anh em trẻ trong cộng đoàn của tôi tuyên khấn trọn đời, từ sự kiện này, tôi có cơ hội hồi tưởng lại việc tuyên khấn của mình, đồng thời được thúc giục xét mình lại về cách sống cuộc đời thánh hiến của mình trong những năm qua. Trong bối cảnh đó và dựa vào gợi ý của cuốn sách “Tất cả đều là ân sủng”, tôi xin mạo muội chia sẻ với mọi người một vài cảm nghiệm

HỎI. Tại sao xem bói toán, tướng số lại có tội?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước hết xin mời các bạn xem lại sách Giáo lý của Hội Thánh (GLHTCG) các số 2113-2117, trong đó Giáo Hội dạy rằng việc xem bói toán và ma thuật (magic) như gọi hồn người chết, tra cứu tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, bói quẻ, xin sâm, đồng cốt, phù thủy…là nghịch với đức thờ phượng được quy định trong giới răn thứ nhất: "Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự." Hành vi xem bói, xem tướng số, cầu cơ... diễn tả ước muốn tìm hiểu tương lai, biết trước hậu vận, số phận với mong muốn làm chủ tương lai của mình. Điều này không khác gì với tội lỗi ông bà nguyên tổ đã phạm khi bị con rắn cám dỗ ăn trái cấm : "Ngày nào ông bà ăn trái cây này thì mắt ông bà sẽ mở ra và ông bà sẽ trở nên như những vị thần biết điều thiện điều ác." Tội lỗi của Adam và Eva là muốn bằng Thiên Chúa, muốn làm chúa của đời mình mà không cần đến Thiên Chúa tức là gạt bỏ Ngài. Tương tự như thế, việc xem bói toán chính là ước muốn làm chủ cuộc đời mình và chối từ sự quan p

HỎI. Làm sao để biết mình có ơn gọi tu trì hay không?

Hình ảnh
ĐÁP. Từ kinh nghiệm cá nhân của mình như đã kể với các bạn về lý do thầy đi tu, thầy tin rằng, phương pháp hay nhất và cụ thể nhất giúp các bạn phân định ơn gọi đó là đi tìm hiểu ơn gọi trong các nhà dòng,. Tại sao hầu hết các bạn trẻ đều chọn ơn gọi hôn nhân? Thưa vì các bạn không có cơ hội hay không được hướng dẫn để thử trải nghiệm một ơn gọi nào khác. Sống trong cộng đồng tuyệt đại đa số chọn ơn gọi gia đình, bên cạnh lại là những người bạn khác phái dễ thương và hình ảnh thường xuyên đập vào mắt chúng ta là những cặp tình nhân lãng mạn, những mối tình dễ thương, những gia đình hạnh phúc... sẽ gây ảnh hưởng thích thú và thúc dục chúng ta hướng về lối sống ấy. Trong môi trường sống đó, chúng ta gần như không có chọn lựa nào khác ngoài ý định lấy vợ gả chồng để ổn định tương lai. Ơn gọi của Chúa không phải là một tiếng gọi mà đôi tai thể lý chúng ta có thể nghe được, và Chúa cũng không hiện ra để nói cho chúng ta biết rằng con nên đi tu hay nên lập gia đình. Ơn gọi của Chúa thì thầm

HỎI. Đi lễ trễ mức nào thì gọi là mất lễ?

Hình ảnh
ĐÁP. Trong luật cũ có qui định rằng ai đến sau phần phụng vụ Lời Chúa thì mất lễ. Nếu là lễ ngày thường thì họ không nên lên rước lễ, còn nếu là lễ Chúa Nhật thì họ phải tham dự thánh lễ khác nếu không sẽ không chu toàn luật giữ ngày Chúa Nhật. Cho tới ngày nay, nhiều tín hữu vẫn còn giữ quan điểm này, tức là thánh lễ sẽ không trọn khi bị mất 1 trong 2 phần của thánh lễ (phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể). Tuy nhiên, giáo luật hiện hành (1983) không còn qui định này nữa. Vấn đề này được giải thích rằng việc đi lễ quá trễ thường là ngoài ý muốn, tức là không cố tình, mà do những yếu tố khách quan. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà thần học luân lý và mục vụ đều cho rằng đến trễ sau phần truyền phép là mất lễ và tín hữu không nên rước lễ, và nếu đó là một ngày Chúa Nhật, thì phải tham dự một Thánh lễ khác. Do đó các người đến trễ lễ phải thành thật tự hỏi, tại sao? Nếu họ đến trễ vì một số lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả kháng, chẳng hạn như kẹt xe, thì họ không mất lễ và không có

CHỨNG TÁ CỦA CÁC ĐAN SĨ

Hình ảnh
Các đan sĩ dòng chiêm niệm không hoạt động ở ngoài như giúp xứ, dạy giáo lý, sinh hoạt giới trẻ... khiến cho nhiều tín hữu thắc mắc: Các đan sĩ truyền giáo bằng cách nào khi suốt ngày chỉ ở trong nhà đọc kinh? Bài viết này xin gợi lên một vài "hoạt động chứng ta" mà các đan sĩ chiêm niệm thực hiện qua ơn gọi đặc biệt của họ. Đời chiêm niệm của các đan sĩ là một chứng tá có giá trị đối với Giáo Hội. Nhưng làm sao chứng tá ấy thuyết phục được mọi người lại là một vấn đề. Trước mắt nhiều Kitô hữu , đời sống đan tu luôn là một dấu chấm hỏi. Họ không hiểu làm sao các đan sĩ có thể làm chứng đức tin, có thể truyền giáo khi suốt ngày sống trong 4 bức tường đan viện, không đi rao giảng, không tham gia các công tác giáo dục…? Lẽ dĩ nhiên, vì họ không hiểu được căn tính và nhiệm vụ của ơn gọi chiêm niệm trong Hội Thánh nên họ mới thắc mắc như thế. Tuy vậy, thắc mắc của họ cũng là một lời nhắc nhở và mời gọi các đan sĩ ý thức về vai trò chứng tá của mình. Họ sẽ thể hiện chứng tá của mìn

ĐỜI TU VÀ NHỮNG ƯỚC MƠ

Hình ảnh
Là người, ai cũng mang trong mình những ước mơ, những hoài bão. Ước mơ làm cho cuộc đời thêm đẹp, thêm sống động và ý nghĩa, vì ước mơ là động lực sống, là động lực thúc đẩy những đam mê tìm kiếm. Do đó, có thể nói rằng, người không có đam mê là người không bình thường, khô khan cằn cỗi. Ước mơ mỗi người mỗi khác, nhưng chúng có chung một tác động là tăng sức mạnh và ý chí cho người cưu mang nó: một cậu học trò ước mơ làm bác sĩ, kỹ sư sẽ chăm lo học hành; một người ước mơ làm cầu thủ bóng đá sẽ đam mê trái bóng...những đam mê ấy là phương thế để đạt đến ước mơ. Người ta nói rằng, đam mê điều gì là đã có hi vọng đạt được nó 50%. Ước mơ chính là động lực khơi dậy đam mê, vì để đạt được ước mơ, con người phải đam mê nó, tức là yêu nó. Bởi tình yêu là một sức mạnh và một yếu tố cần có để vươn tới ước mơ. Đó là lý do thánh Augustino khuyên chúng ta: “ Hãy yêu đi rồi làm gì thì làm ”. Đan sĩ, tu sĩ cũng là những con người, nên cũng mang trong mình những ước mơ: ước mơ thiêng liêng và cả ư

HỎI. Chúa Giêsu dạy "đừng gọi ai dưới đất là thầy, là cha", vậy tại sao đạo Công giáo vẫn gọi linh mục là cha?

Hình ảnh
ĐÁP. Để hiểu đúng câu nói "đừng gọi ai dưới đất là cha, là thầy", chúng ta cần đặt nó trong mạch văn của đoạn Tin mừng. Ở đây Đức Giêsu đang tranh luận với nhóm Pharisiêu, Luật sĩ; như vậy, những lời trên là hướng đến nhóm người này. Ngài khiển trách họ giả hình nói mà không làm, họ thích thống trị, muốn người khác tỏ lòng kính trọng qua những danh xưng thầy, cha, người chỉ đạo. Căn cứ vào văn mạch này, Đức Giêsu bảo đừng gọi ai dưới đất này với tước vị là “Rabbi”, là "thầy", là “cha”, theo nghĩa là cứ vơ lấy vào mình thẩm quyền của Thiên Chúa mà lại lãng quên trách nhiệm của tước vị này. Hội Thánh sơ khai đã không hề hiểu theo nghĩa đen. Thánh Phaolô đã coi mình là cha sinh ra các tín hữu, đã gọi họ là con (1Cr 4,14-17; Gl 4,19). Hội Thánh cũng có những thầy dạy (Cv 13,1; 1Cr 12,28), và những vị lãnh đạo (Cv 15,22; Rm 12,8). Vậy đâu là điều Ðức Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta? Chúa Giêsu chắc chắn không cấm chúng ta gọi bất kỳ ai dưới đất này là cha hay thầy, kể cả ch

HỎI: Tại sao lễ chiều thứ bảy được tính là lễ Chúa Nhật?

Hình ảnh
ĐÁP. Người Do Thái thuở xưa tính ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn chiều hôm trước đến lúc mặt trời lặn chiều hôm sau. Nếu bạn đọc chương 1 sách Sáng Thế (St 1,1-30) về trình thuật sáng tạo, bạn sẽ thấy cụm từ sau đây được lặp lại sau mỗi ngày: "Qua một buổi chiều và một buổi sáng, đó là ngày thứ nhất/ thứ hai...". Cách tính ngày thông thường này cũng áp dụng cho việc cử hành các nghi lễ tôn giáo. Công Giáo kế thừa nhiều truyền thống phụng vụ của Do Thái Giáo, chẳng hạn tất cả các lễ trọng thường có lễ vọng được cử hành chiều hoặc tối hôm trước cũng là theo truyền thống đó. Ngoài ra việc đọc kinh thần vụ (hát kinh thánh vịnh) cũng theo truyền thống này, tức là kinh chiều I của các ngày Chúa Nhật và lễ trọng được cử hành vào chiều ngày hôm trước lễ. Giáo Hội qui định việc cử hành lễ các lễ trọng buộc và các lễ Chúa Nhật trong Giáo Luật, Ðiều 1248: §1 Ai tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấ