Bài đăng

HỎI. Vì sao sách Sáng Thế mô tả các tổ phụ sống rất thọ, rồi tuổi thọ các thế hệ sau giảm dần?

Hình ảnh
ĐÁP. Điều lưu ý đầu tiên cần nhắc lại đó là các sách Kinh Thánh không phải là những cuốn sách lịch sử ghi lại các sự kiện quá khứ, nhưng là lịch sử cứu độ. Các câu chuyện được tường thuật thường mang ý nghĩa giáo dục đạo đức hơn là tư liệu lịch sử theo ý nghĩa chúng ta thường hiểu. Vì lý do vừa trình bày, cho nên câu chuyện về các tổ phụ với tuổi thọ cao ngất ngưởng không nên hiểu theo nghĩa đen. Tức là không phải các tổ phụ đã sống trường thọ như thế, nhưng câu chuyện ấy muốn chuyển tải những thông điệp giáo lý và đạo đức sâu xa. Người Do Thái thời ấy họ chưa có khái niệm về sự sống lại của linh hồn, chưa tin vào sự sống đời sau, cho nên họ tin rằng Thiên Chúa sẽ thưởng phạt con người ngay ở đời này. Và phần thưởng cho người công chính được Thiên Chúa chúc phúc luôn là tuổi thọ dài lâu. Trái lại, hậu quả của tội lỗi là bệnh tật, bất hạnh và chết yểu. Thời ban đầu các tổ phụ đã trung thành với Chúa và ít phạm tội, nên họ đã sống rất thọ. Nhưng rồi càng về sau, các thế hệ con người ngày

HỎI. Lịch sử và ý nghĩa của ngày Chúa Nhật Lễ Lá?

Hình ảnh
  ĐÁP. Chúa Nhật Lễ Lá, hay đầy đủ hơn là Chúa Nhật Lễ Lá và Thương Khó (Dominica in palmis de Passione Domini - vì có đọc bài Thương Khó) nhắc nhớ lại hành trình của Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem để chịu khổ nạn. Chúa Nhật Lễ Lá khởi đầu Tuần Thánh. Nghi thức rước lá được các tín hữu ở Giêrusalem cử hành ngay từ những năm đầu của Giáo Hội sơ khai. Từ đó cho đến nay nghi thức này hằng năm vẫn tiếp tục được cử hành ở Giêrusalem, các tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đổ về đó để tưởng niệm và bước đi trên đoạn đường chính Chúa Giêsu đã đi. Trong Giáo Hội Tây Phương ở những thế kỷ đầu, nghi thức này cũng được cử hành nhưng chưa phải là phụng vụ chung mà tùy từng địa phương. Đến nửa cuối thế kỷ thứ 9 thì việc cử hành nghi thức làm phép và rước lá mới trở thành nghi thức phụng vụ chung của toàn thể Giáo Hội. Nghi thức làm phép lá không bắt nguồn từ Công Giáo mà là của dân ngoại, người ta làm phép lá và giữ trong nhà như một thứ bùa chú để bảo vệ nhà cửa trước thần sấm sét

HỎI. Tại sao khi chúng ta hi sinh chịu đau khổ lại làm sáng Danh Chúa? Có phải Chúa thích đau khổ không?

Hình ảnh
ĐÁP. Thiên Chúa không thích đau khổ và không muốn con người đau khổ. Ngài đã dựng nên con người cùng mọi sự rất tốt đẹp, và Ngài muốn con người sống hạnh phúc trong tương quan hài hòa với mọi loài và nhất là với Ngài. Sự dữ và đau khổ phát sinh sau khi con người phạm tội, phá vỡ sự hài hòa và làm tổn thương tương quan tốt đẹp ban đầu. Việc Thiên Chúa cho phép có sự dữ thể lý và sự dữ luân lý xảy ra là một huyền nhiệm mà Thiên Chúa soi sáng nhờ Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết và sống lại để chiến thắng sự dữ. Đức tin giúp chúng ta xác tín rằng, Thiên Chúa sẽ không cho phép có sự dữ xảy ra nếu Người không rút được sự lành từ chính sự dữ , bằng những con đường mà chúng ta chỉ biết được trọn vẹn trong đời sống vĩnh cửu. (Giáo lý số 324). Đau khổ tự nó là sự dữ, mà Thiên Chúa là Đấng thiện hảo, nên chắc chắn Ngài không muốn được tôn vinh nhờ đau khổ. Do đó, con người chịu đau khổ không phải là vinh danh Chúa. Ý nghĩa của đau khổ ở đây cần được hiểu trong liên hệ với hy tế th

Tông Tòa và Chính Tòa

Hình ảnh
1. Tông Tòa - vicariat apostolique Giáo phận tông tòa là giáo phận không có hay chưa có giám mục riêng, nên trực thuộc quyền điều hành của Đức Giáo Hoàng với tư cách giám mục phổ quát. Để điều hành giáo phận này, Đức Giáo Hoàng thường sai một vị đại diện thay mặt ngài. Vị đó thường là một giám mục và được gọi là: đại diện tông tòa hay giám quản tông tòa - Administrator Apostolicus. Theo Giáo luật, chức giám quản Tông Tòa là tương đương và có cùng một thẩm quyền như một giám mục chính tòa giáo phận. Tuy nhiên, giám quản Tông Tòa chỉ phục vụ trong vai trò của mình cho đến khi giáo phận này có một giám mục chính tòa mới. Trên nguyên tắc, giáo phận tông tòa là tình trạng tạm thời, cho dù trong thực tế có thể kéo dài cả hằng thế kỷ. 2. Chính tòa - episcopalis sedes episcopalis sedes có nghĩa là ngai tòa của vị giám mục. Ngày xưa, giám mục ngồi trên tòa để giáo huấn hay phân xử các vụ việc như một vị thẩm phán. Ngày nay, vị trí ghế ngồi dành riêng cho giám mục vẫn còn trong các nhà thờ chính

Tìm hiểu Tin Mừng Gioan

Hình ảnh

HỎI. Đức Giêsu nói Ngài là ánh sáng thế gian. Ánh sáng này là gì?

Hình ảnh
ĐÁP. Ánh sáng là một yếu tố quan trọng đến nỗi Chúa đã làm ra nó trước cả trời và đất. Khi đã có ánh sáng thì mọi sự khác xuất hiện theo. Hãy nhìn quanh ta, ta sẽ thấy ánh sáng giúp ta rất nhiều cách: ánh sáng mặt trời làm cho sinh vật lớn lên, sưởi ấm con người và hong khô quần áo. Nhờ có ánh sáng ta mới thấy được sự vật chung quanh ta. Ánh sáng còn là thuốc chữa trị nhiều chứng bệnh và tiêu diệt nhiều thứ độc hại. Hãy nghĩ tới ánh sáng của các ngọn đèn: ta dùng chúng để trang hoàng nhà cửa, nhờ chúng ta mới thấy đường mà đi trong đêm tối. Nếu không có ánh sáng, sinh vật không lớn lên được và sẽ chết dần mòn... Bởi thế người ta sợ bóng tối và vui mừng vì ánh sáng (Frank Mihalic). Đức Giêsu ví mình là ánh sáng của thế gian này. “Ánh Sáng” ở đây không phải là ánh sáng vật lý nhưng là mạc khải đích thực về Thiên Chúa, con người và thế giới. Nhưng Ánh Sáng này cũng có những tác động quan trọng tương tự như ánh sáng vật lý. - Ánh Sáng soi đường: Đức Giêsu nhập thể để mặc khải cho chúng

Tìm hiểu Tin Mừng Nhất Lãm (phần 3)

Hình ảnh