Bài đăng

HỎI. Hôn nhân CG được xác nhận là bí tích từ khi nào? Yếu tố nào làm cho HNCG trở thành bí tích ?

Hình ảnh
ĐÁP. * Lịch sử Năm 1184 Công đồng Verona xác định về đặc tính bí tích của hôn nhân (DH 718), và đến năm 1274 Công đồng chung Lyon II mới liệt kê hôn nhân và bí tích thứ bảy của Giáo hội (DH 860). Mình nên hiểu ở đây là lúc này Hôn nhân mới được chú giải đầy đủ. Ngày 24/11/1963 công đồng Trento chính thức công bố giáo lý đầy đủ về bí tích Hôn Phối, vừa để chống lại chủ trương phủ quyết của Martin Luther - ông xem Hôn Nhân là cao cả, nhưng chỉ thuộc về trật tự sáng tạo, và do đó không phải là bí tích và không thuộc vào trật tự cứu độ. Công Đồng khẳng định Hôn Nhân là bí tích được Thiên Chúa xác lập từ đầu trong sáng tạo, và được Đức Giêsu tái khẳng định (Mt 19,9) và chúc lành (Ga 2 - tiệc cưới Cana). * Yếu tố tạo nên đặc tính bí tích Hôn Phối Hôn Nhân - sự kết hợp nên một của vợ chồng - chính là hình ảnh diễn tả sự hiệp nhất của Đức Kitô và Hội Thánh. Điều này được thánh Phaolo trình bày trong thư Galat: "Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh v

HỎI. Theo giáo lý HTCG, hôn nhân giữa hai người ngoại đạo có giá trị bất khả phân ly như hôn nhân Công Giáo không?

Hình ảnh
ĐÁP. CÓ Hôn nhân giữa hai người ngoại (không có yếu tố tôn giáo) còn được gọi là hôn nhân tự nhiên. Theo giáo lý HTCG, Thiên Chúa thiết định ngay từ ban đầu rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là bất khả phân ly. Ngài đã dựng nên "con người có nam có nữ" (St 1,27) và đem họ đến với nhau. Và "người nam sẽ bỏ cha bỏ mẹ để gắn bó với vợ mình, và cả hai trở thành MỘT XƯƠNG MỘT THỊT" (St 2,24). Như vậy, hôn nhân là sự kết hợp gắn bó không thể chia lìa của một người nam và một người nữ. Qua giao ước hôn nhân và qua hành vi dâng hiến cho nhau, cả hai trở nên một. Hôn nhân chính là biểu tượng mạnh mẽ và cụ thể nhất sự gắn bó của tình yêu chung thủy giữa hai người đặt trọn niềm tin cho nhau. Hiến Chế "Vui Mừng và Hy Vọng" (Gaudium et spes) của CĐ Vatican II số 48 nói về sự thánh thiện của hôn nhân được Đấng Tạo Hoá thiết lập, là sự ưng thuận cá nhân mà không thể rút lại được. Ngoài ra, bản chất hôn nhân là tình yêu lứa đôi quy hướng về việc sinh s

Cảm nhận sau khóa học ở Roma: "Từ bình minh đến hoàng hôn"

Hình ảnh
Sau năm ngày tham dự khóa học về "lịch sử thành Roma" tôi có hai cảm nhận đặc biệt. Cảm nhận thứ nhất về nền văn minh của Roma cổ đại, và cảm nhận thứ hai về đời sống tôn giáo hiện nay của Roma nói riêng và của châu âu nói chung. Cảm nhận thứ nhất về văn hóa và kiến trúc của thành Roma. Khóa học của chúng tôi bắt đầu với ánh bình minh ở sân đền thờ Gioan Laterano (nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma và là một trong bốn vương cung thánh đường mẹ của giáo hội). Rồi sau năm ngày, khóa học kết thúc với ánh hoàng hôn trên ngọn đồi Aventin S. Sabina. Điều này làm tôi suy nghĩ về lịch sử của Giáo Hội, bởi hành trình lịch sử ấy cũng có giai đoạn rực sáng rạng rỡ chói lòa như ánh bình minh, nhưng rồi có lúc nhạt nhòa và yếu ớt như ánh hoàng hôn dần tàn. Trong suốt năm ngày của khóa học, chúng tôi đi vòng quanh thành Roma, tham quan các công trình lịch sử với những đền đài đồ sộ cổ kính và nguy nga, đi tới 7 ngọn đồi của Roma với những dấu ấn riêng đặc biệt, và điều thú vị là dù đi tớ

HỘI THÁNH RỒI SẼ RA SAO?

Hình ảnh
Vào thế kỷ thứ 4, khi lạc thuyết Ariô đang thắng thế và lan tràn trong Giáo Hội - Lạc thuyết này phủ nhận thần tính của Chúa Giêsu, xem Ngài chỉ là thụ tạo đầu tiên và hoàn hảo của Chúa Cha, nhưng không phải là Thiên Chúa – khiến cho nội bộ Giáo Hội chia rẽ và bách hại lẫn nhau. Nhiều người khi ấy đã phải thốt lên lời cảm thán "Hội Thánh rồi sẽ ra sao đây?" Người ta cảm thấy một tương lai ảm đạm và mù mịt khi một Giáo Hội vừa thoát khỏi sự bách hại thảm khốc của La Mã, lại rơi vào tình cảnh "nồi da xáo thịt“ bởi chính các thành viên của mình. Thánh Pacomio, thời ấy là viện phụ của các ẩn sĩ trong sa mạc ở Ai Cập, khi hay tin những chia rẽ nghiêm trọng trong Giáo Hội, đã sai hai môn đệ đi đến Alexandria (thủ đô của Ai Cập thời ấy và có cộng đoàn Công giáo lớn ở đó) để tìm hiểu vấn đề. Sau một thời gian nghe ngóng tin tức, hai môn đệ buồn bã trở về. Khi gặp lại hai môn đệ, lời đầu tiên thánh Pacomeo hỏi là "Hội Thánh ra sao rồi?“. Và câu trả lời của hai môn đệ là: Th

Chia sẻ kinh nghiệm du học

Làm sao để khả năng ngoại ngữ tiến bộ nhanh hơn? Bước 2: Mạnh dạn giao tiếp và tham gia các sinh hoạt Như trong phần trước đã chia sẻ, để ngoại ngữ tiến bộ nhanh thì nên kết bạn với người bản xứ để thực hành nói và nghe. Bạn hãy mạnh dạn mở miệng nói, đừng sợ sai và đừng ngại ngùng khi nói sai. Bạn đang học ngoại ngữ, tình trạng cũng giống như đứa trẻ đang tập nói, dù đứa bé nói chưa rõ nhưng ba mẹ nó sẽ rất vui khi thấy nó nói. Người bản xứ cũng rất vui khi thấy bạn cố gắng nói chuyện với họ, nên dù bạn phát âm chưa chuẩn, ngữ pháp còn sai... nhưng không sao, họ sẽ giúp bạn. Họ góp ý cho bạn phát âm chuẩn hơn và điểu chỉnh ngữ pháp cho bạn. Tắt một lời, bạn bè bản xứ rất vui khi thấy bạn nói chuyện với họ, và rất sẵn lòng giúp bạn miễn là bạn mạnh dạn nói chuyện với họ. Tâm lý ái ngại, xấu hổ đã khiến rất nhiều người Việt ở trời tây cả thời gian dài mà vẫn không nghe - nói ngoại ngữ được. Đó thực sự là điều đáng tiếc mà những bạn nào chuẩn bị hoặc mới đi du học nên khắc phục. Hãy mạnh

Chia sẻ kinh nghiệm du học

1. Làm sao để nhanh thích nghi với nếp sống nơi xứ người? Một trong những khó khăn đầu tiên khi đi du học là vấn đề ăn uống. Vì thức ăn mỗi nước có sự khác nhau, và khác biệt giữa thức ăn của Việt Nam với châu âu càng đặc biệt lớn. Thế nên nhiều sinh viên Việt Nam đi du học đã gặp khó khăn trong chuyện ăn uống. Có người không dám mạo hiểm thử thức ăn tây vì sợ bị vấn đề tiêu hóa, nên tự nấu các món ăn việt hoặc ăn mì gói suốt. Đó là một điều không nên. Người Đức có câu nói "Küche ist Kultur - cái bếp là văn hóa" - với ý nghĩa rằng thức ăn là một nét văn hóa của mỗi nước, mà mỗi nước lại có nét khác nhau. Vậy nên khi đến nước khác, bạn nên làm quen với thức ăn ở đó. Dĩ nhiên bạn không thể thích nghi ngay lập tức được, và có thể gặp vấn đề về tiêu hóa một thời gian người ít người nhiều, nhưng đừng vì thế mà không dám mạo hiểm. Vì khi tập ăn thức ăn của nước bạn, bạn sẽ học được nhiều thứ và đồng thời cơ thể bạn cũng sẽ bắt đầu thích nghi văn hóa mới, bởi ăn uống cũng là một ngh

HỎI. Khi thêm sức, giám mục vỗ nhẹ lên má (hoặc vai) thụ nhân. Cử chỉ này có ý nghĩa gì ?

Hình ảnh
ĐÁP. Cử chỉ này có ý nghĩa nhắc nhở và động viên khích lệ. Khi một người đang ngủ, bạn làm gì để đánh thức họ cách nhẹ nhàng? Thông thường là vỗ nhẹ vào má, hoặc lay vai hoặc cánh tay. Khi một người đang buồn sầu đau khổ, bạn làm gì để động viên họ? Thông thường là vỗ vai, cầm tay hoặc ôm vào lòng, đôi khi là dùng hai bàn tay ôm lấy má họ và an ủi. Khi một người chán nản tới mức bướng bỉnh, bạn làm gì để nhắc nhở họ? Thông thường là đấm vào vai, hoặc mạnh hơn là tát vào má để kêu gọi họ tỉnh táo lại. Tất cả những điều trên đây được diễn tả trong cử chỉ của giám mục trong lễ thêm sức. Cái chạm tay nhẹ vào má (hoặc vai) thụ nhân diễn tả sự nhắc nhở và động viên khích lệ của người cha, rằng các con vừa được xức dầu của Thánh Thần, cùng với đó là các ơn của Ngài, đặc biệt là ơn khôn ngoan và dũng mãnh. Vậy các con hãy can đảm lên, hãy vững bước tiến lên loan báo Tin Mừng. Các con không được ươn lười và uể oải trong đời sống thiêng liêng nữa, vì Thánh Thần đã đến với các con. Lễ Thêm Sức đá