Bài đăng

Vì sao tinh thần truyền giáo của tôi nguội lạnh?

Hình ảnh
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy có 3 lý do làm suy yếu tinh thần truyền giáo của các tín hữu Công Giáo. 1. Chưa vững lòng tin vào Chúa và chưa xác tín vào đức tin của mình - đây là lý do trọng tâm cốt yếu. Khi mình không vững tin để thấy tầm quan trọng của ơn cứu độ cho linh hồn mình và của người khác, mình sẽ chẳng muốn làm gì cả. 2. Bị lây nhiễm chủ nghĩa tương đối, chủ trương hòa đồng tôn giáo cách dễ dãi theo kiểu đạo nào cũng tốt. Bởi nếu như đạo nào cũng tốt thì cần truyền giáo làm gì nữa? Khuynh hướng này khiến người ta hiểu sai và lý giải sai lời dạy của CĐ Vatican II. Mặc dù Giáo Hội nhìn nhận các giá trị tốt đẹp nơi các tôn giáo khác, và hy vọng ơn cứu độ cho mọi người, nhất là những người KHÔNG VÌ LỖI HỌ mà không được biết Chúa Kitô cũng như không được rửa tội vì không ai giúp họ về việc quan trọng này, nhưng vẫn sống ngay lành và làm mọi việc theo sự hướng dẫn lành mạnh của lương tâm, thì họ vẫn có thể được cứu rỗi nhờ Danh Chúa Kitô và công nghiệp cứu chuộc của

Hỏi: Có phải Đạo Công Giáo không giữ luật Chúa khi tạc tượng để thờ không?

Hình ảnh
Trả lời: Không Trước tiên chúng ta hãy phân tích mệnh lệnh được ban trong sách Xuất Hành (20,4-5): "Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình BẤT CỨ VẬT GÌ ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, ĐỂ MÀ THỜ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ": Trong câu trên chúng ta lưu ý hai cụm từ được viết hoa. Không được tạc tượng hay vẽ BẤT CỨ VẬT GÌ: Sở dĩ có mệnh lệnh này, vì thời bấy giờ xã hội còn khá mu muội, người ta có khuynh hướng mê tín và tin thờ vật linh - tương tự như xưa kia ở Việt Nam thờ Ông Hổ hay Cây Đa... vì nghĩ rằng đó là hiện thân hoặc nơi cư ngụ của thần linh. Dân Do Thái và các dân thời bấy giờ luôn có nguy cơ thờ vật linh (1Cor 12,12) bởi họ chưa được biết rõ về Thiên Chúa, mặc khải về Ngài vẫn còn "lờ mờ như trong một tấm gương" (1Cor 13,12). Họ thường đồng hóa Thiên Chúa vô hình với những gì gần gũi với cuộc sống và họ cảm thấy có mãnh lực nơi đó, chẳng hạn Ai Cập thờ thần rắn, vì rắn có nọc độc g

HỎI. Có một số cha mẹ Công Giáo trẻ có quan điểm hiện đại là không rửa tội cho con nhỏ, hoặc cho con rửa tội nhưng không ép hay khuyến khích chúng thực hành đạo (đi lễ, học giáo lý, đọc kinh), mà để chúng lớn lên rồi tự do chọn lựa theo hay không theo đạo. Bạn nghĩ gì về quan điểm này?

Hình ảnh
ĐÁP. Như hầu hết các ý kiến đóng góp đều nói lên những khía cạnh khác nhau để phản bác quan điểm này, và tựu trung các ý kiến đều cho rằng quan điểm này cho thấy sự vô trách nhiệm và hời hợt lòng đạo của cha mẹ. Bởi người ta thường ví trẻ em như tờ giấy trắng, như một mầm non và cha mẹ cũng như xã hội có thể uốn nắn và lập trình giúp các em khôn lớn. Trẻ em chưa biết rõ về trách nhiệm, chưa nghĩ xa cho tương lai và chưa phân biệt được tốt xấu, lợi hại của các vấn đề trong cuộc sống, nên các em còn sống hồn nhiên một cách tự nhiên: đói thì đòi ăn, khóc thì đòi dỗ dành, muốn được yêu thương. Các em thích được tự do chơi đùa thoải mái, và không thích bị gò bó. Chính vì thế trong giai đoạn này, cha mẹ là người quyết định thay cho các em tất cả. Cha mẹ biết cái gì tốt và cần cho con cái trong hiện tại cũng như cho tương lai. Cá nhân tôi cho rằng, quan điểm trên chỉ có thể được chấp nhận với điều kiện cha mẹ phải là những gương sáng đạo đức, hiểu rõ và sống tốt giáo lý Tin Mừng để dạy dỗ con

HỎI. Ma quỷ có biết Đức Giêsu là Thiên Chúa không? Nếu biết, tại sao nó vẫn cám dỗ Ngài?

Hình ảnh
ĐÁP. Có hai cách chú giải vấn đề này như sau: 1. Ma quỷ biết Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng vẫn thử cám dỗ. Nó tấn công vào nhân tính của Đức Giêsu, lợi dụng điểm yếu là Ngài đã ăn chay suốt 40 ngày trong hoang địa nên cơ thể có phần yếu nhược. Thông thường khi thân xác yếu nhược thì tinh thần cũng không mạnh mẽ. Ma quỷ là thiên thần sa ngã, nó đã từng muốn chiếm quyền của Thiên Chúa nhưng bất thành và bị trục xuất khỏi nhan Thiên Chúa. Nhưng nó chưa bao giờ từ bỏ âm mưu ấy, tức là vẫn luôn đối đầu với Thiên Chúa và nó đã cám dỗ con người theo phe nó chống lại Thiên Chúa. Giờ đây khi biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể, nó lại thử một lần nữa, dụ dỗ Ngài. Giả sử thành công, thì thế lực của nó sẽ mạnh lên gấp bội bởi có Con Thiên Chúa hỗ trợ. Tóm lại, quan điểm này cho rằng ma quỷ biết Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng vẫn muốn thử cám dỗ. Tuy nhiên lý luận này không thỏa đáng ở chỗ, làm sao ma quỷ dám cám dỗ Thiên Chúa? Tức là nếu nó đã biết Đức Giêsu là Chúa thì lẽ ra nó phải kinh

Lịch sử của KINH HÒA BÌNH

Hình ảnh
„Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa“. Kinh Hòa Bình, hay còn gọi là Lời Cầu Nguyện cho Hòa Bình, được truyền thống gán cho thánh Phanxico Assisi. Do đó, tên gọi phổ biến được biết đến là: Kinh Hòa Bình của thánh Phanxico. Lời Kinh này đã được lưu truyền và được biết đến rộng rãi trong thế kỷ 20. Người cầu nguyện xin Chúa giúp mình trở nên khí cụ xây dựng hòa bình, theo tinh thần của một trong 8 mối phúc mà Chúa Giêsu rao giảng: „Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa“. (Mt 5,9) Thực ra, tác giả thực sự của lời cầu nguyện này chưa được xác thực. Bởi vì trong tất cả các dữ liệu của thánh Phanxico người ta không tìm thấy lời kinh này. Thêm nữa, Lời kinh này được xác định ra đời vào khoảng những năm 1912. Được biết, Kinh Hòa Bình được xuất bản lần đầu tiên trong một Tạp Chí Công Giáo của Pháp có tên là La Clochette (chiếc chuông nhỏ), do nhà xuất bản Paris kết hợp với tổ chức Công Giáo La Lagiue de la Sainte-Messe vào năm 1912. Tên của tá

"Hiệp nhất không có nghĩa là cùng thuộc về một Hội Thánh Công Giáo!“

Hình ảnh
Đây là lý luận của những người thuộc các Hội Thánh Kitô khác không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Họ lấy lý do Công Giáo đã lạc xa với Giáo Hội sơ khai, tự ý sửa đổi Kinh Thánh, giáo sĩ trị và các giáo hoàng nhu nhược kém cỏi, để cho nhiều lạc giáo nảy sinh trong nội bộ. Đối với nhóm người này, phân ly khỏi Công Giáo được xem là một cuộc cải cách cần thiết, là trở về nguồn ban đầu của Kinh Thánh... Thế nên đối với họ, ơn cứu độ nằm ở niềm tin vào Chúa Kitô mà không cần phải thuộc về Giáo Hội Công Giáo. Thêm nữa, theo họ, Giáo Hội không có nghĩa là một cơ chế duy nhất như Công Giáo La Mã hiểu, mỗi cộng đoàn là một Giáo Hội độc lâp. Thậm chí họ con cho rằng Chúa Kitô không đòi hỏi duy trì mô hình một Giáo Hội duy nhất. Do đó, họ cho rằng hiệp nhất không có nghĩa là cùng thuộc về một Giáo Hội, đặc biệt là Công Giáo La Mã. Lý luận này nghe qua có vẻ logic, nhưng nếu tìm hiểu kĩ càng đặt trên nền tảng Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy nó không đứng vững. Quả thật, nếu ai tin Kinh Thánh là lẽ

HÃY CANH TÂN TỪ TẬN NGUỒN (ĐHY Walter Kasper)

Hình ảnh
Trong cuốn sách vừa được xuất bản, ĐHY Walter Kasper, cựu chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về đối thoại liên tôn, đã bày tỏ lo âu về tiến trình canh tân của Công Nghị Gh Đức. Ngài phê bình những quyết định vội vã nhưng hời hợt của tiến trình này, và mời gọi một cuộc canh tân từ tận nguồn, chứ không phải trên bề mặt. ĐHY Kasper gọi ý tưởng canh tân mà Công Nghị nêu lên là "chủ nghĩa hiện đại hời hợt". Bởi vì lẽ ra trọng tâm và trung tâm của mọi sinh hoạt Giáo Hội, đặc biệt là các cuộc họp quan trọng như Công Nghị Synodaler Weg, phải là Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Thế nên, canh tân thực sự phải là làm mới lại, làm nổi bật gương mặt Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài cho thế giới hôm nay, chứ không nên đặt trong tâm nơi các vấn đề khác. Khi qui về Chúa Kitô, về với nguồn đích thực, người ta sẽ thực sự canh tân từ nội tâm. ĐHY Kasper cũng nhấn mạnh, điều Gh Đức cần làm là thoát ra khỏi cái chủ trương "Pelagianism" cho rằng nhận thức của con người không bị nguyên tội làm cho