Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2021

NHỮNG NGÔI NHÀ NGUYỆN TRONG BỆNH VIỆN

Hình ảnh
Ở các nước phương tây, trong mỗi bệnh viện người ta luôn bố trí một căn phòng làm nhà nguyện cho các bệnh nhân. Nơi đây, hằng ngày các bệnh nhân có thể đến cầu nguyện, chầu Thánh Thể trong thinh lặng, và ít nhất mỗi tuần một lần sẽ có Thánh Lễ Chúa Nhật cho các bệnh nhân và các nhân viên của bệnh viện. Việc mục vụ cho các bệnh nhân và các nhân viên y tế là một trách nhiệm mà Giáo Hội không bao giờ quên lãng. Chính vì vậy, ở các bệnh viện bên tây phương sẽ luôn có linh mục tuyên úy túc trực để ban các bí tích cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân lâm tử. Sự hiện diện của linh mục để cùng cầu nguyện, chúc lành và nhất là ban của ăn đàng cho các bệnh nhân là một niềm an ủi vô cùng lớn lao cho các tín hữu. Trước kia, khi số linh mục còn đông và việc giữ đạo còn sầm uất, thì hầu như mỗi bệnh viện luôn có một linh mục tuyên úy thường trú để chăm sóc mục vụ. Ngày nay, tuy việc giữ đạo đã suy giảm kèm theo số lượng linh mục cũng ít đi, nhưng không vì thế mà Giáo Hội lơ là việc mục vụ này. C

Hỏi. Kitô Giáo mừng lễ Giáng Sinh khác ngày với Công Giáo Đông Phương và Chính Thống Giáo phải không?

Hình ảnh
ĐÁP. Câu trả lời là vừa đúng vừa không. Đúng, vì Kitô Giáo mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, trong khi Công Giáo Đông Phương và Chính Thống Giáo mừng vào ngày 5(hoặc 6) tháng 1 hằng năm. Sai, vì thực ra có sự chênh lệch 10 ngày trên là do hai bên dùng 2 lịch khác nhau. Tây phương dùng lịch Gregorio còn Đông phương dùng lịch Julian. Như vậy xét theo ngày tháng thì ngày 5(6) tháng 1 trong lịch tây phương chính là ngày 25 tháng 12 trong lịch Julian của đông phương. Vào thời cổ đại Giáo Hội hoàn vũ bao gồm của Công Giáo Đông Phương và Chính Thống dùng chung lịch Julian, và khi ấy không có sự khác biệt về lễ Giáng Sinh, Phục Sinh. Nhưng từ thế kỷ XVI (15/10/1582), khi giáo hoàng Gregorio XIII áp dụng lịch mới canh tân – được gọi theo tên ngài là lịch gregorio – để xóa bỏ sự sai lệch về vòng quay của trái đất. Theo cách tính lịch mới ngày, người ta xóa bỏ 10 ngày để cân bằng số ngày sai lệch. Như vậy ngày áp dụng lịch mới là ngày 15/10/1582 tương đương trong lịch cũ là ngày 0

KHÍA CẠNH LỊCH SỬ VÀ KITÔ HỌC CỦA CÂU CHUYỆN CÁC ĐẠO SĨ (Mt 2,1-12)

Hình ảnh
Trong khi Tin Mừng Luca (x. Lc 2,8-20) tường thuật rằng các mục đồng là những người đầu tiên được báo tin mừng Chúa Giáng Sinh, thì Tin Mừng Matheu lại chỉ đề cập đến các đạo sĩ từ phương đông tìm đến theo ánh sao để triều bái Hài Nhi (x.Mt 2,1-12). Các đạo sĩ này là ai và câu chuyện này có phải là một sự thật lịch sử không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu chuyện này theo hai khía cạnh lịch sử và thần học thiêng liêng. 1. Khía cạnh lịch sử Thánh Mat-thêu trình thuật rằng câu chuyện xảy ra dưới thời vua Hêrôđê (c.1), và điều này phù hợp/ tương đồng với TM Luca (x. Lc 1,5). Căn cứ vào thông tin mà thánh Matheu đề cập, chúng ta biết các vị đạo sĩ – hay chính xác hơn nên dịch là chiêm tinh khoa học (không phải mê tín bói toán) – đến từ phương đông (c.1) và ánh sao lạ (cc.2.9.10). Dựa vào bằng chứng lịch sử được ghi nhận, chúng ta biết được ở nền văn minh Lưỡng hà cổ đại mà trung tâm là Babylon (vùng đất nằm giữa 2 con sông Euphrat và Tigris – ngày nay là Iran/Iraq) khá nổi bật ở thời cổ đại

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - GIÁO HẠT QUÂN ĐỘI

Hình ảnh
GIÁO HẠT QUÂN ĐỘI (Militärordinariat) Ở các nước Công Giáo và các nước có tự do tôn giáo trong sinh hoạt chính trị, thì mục vụ cho quân đội là một nhiệm vụ không thể thiếu của Giáo Hội. Và do đó, Giáo Luật đã dự trù một cơ cấu đặc biệt cho lãnh vực này. Theo đó, Giáo Luật (Đ. 294-297) cho phép thiết lập các giáo phận/ giáo hạt tòng nhân. Các Giáo hạt tòng nhân không có ranh giới địa lý như các giáo phận thông thường, ví dụ các giáo hạt quân đội bao gồm mọi thành phần của quân đội cũng như gia đình của họ, nghĩa là dù binh sĩ đóng quân ở bất cứ đâu (trên lãnh thổ của giáo phận nào) thì họ vẫn không thuộc về giáo phận ấy, mà thuộc về giáo hạt quân đội do một vị giám mục quân đội phụ trách. Trước kia, vị phụ trách giáo hạt quân đội không nhất thiết phải là một giám mục nhưng có quyền hạn như một giám mục. Tuy nhiên, từ năm 1986 thì Đức Gioan Phaolo II đã thường bổ nhiệm các giám mục cho các giáo phận quân đội này. Như vậy, về ranh giới địa lý thì các giáo hạt quân đội khác với các giáo ph
Hình ảnh
  CHÚC MỪNG GIÁNG SINH  Chúc mọi người ngày Lễ Giáng Sinh nhiều niềm vui và ân sủng. Nguyện xin Đấng Emmanuel luôn hiện diện trong tâm hồn và trong cuộc sống của mọi người.

Vì sao Tin Mừng Luca lại mô tả các mục đồng là những người đầu tiên được đón nhận Tin Mừng Giáng Sinh?

Hình ảnh
  Đầu tiên chúng ta cần lưu ý là trong Cựu Ước, Chúa thường chọn gọi hay mặc khải cho các mục đồng. Đây là một motiv rất quen thuộc trong văn chương Do Thái Giáo. Chúng ta cùng điểm qua nhé. - Chúa đón nhận lễ vật của Abel, một mục đồng, như diễn tả lòng ưu ái của Ngài đối với dân Israel, một dân du mục lúc bấy giờ (St 3,1-5). - Các tổ phụ tiếp theo của Do Thái được Chúa chọn cũng à các mục đồng. Abraham, Isaac, Jacob. (St 12tt) - Môsê được nhìn thấy bụi gai bốc cháy, và được sai đi cứu dân Israel khi ông đang đi chăn súc vật cho bố vợ trong hoang địa (Xh 3,1tt) - Vua Saul được Chúa chọn và sai Samuel xức dầu làm vua Israel khi ông đang đi tìm các con bò đi lạc - ông cũng là mục đồng. (1Sml 10) - David được Chúa chọn và sai Sammuel xức dầu tấn phong làm vua Israel thay cho Saul. Khi ấy ông cũng là một cậu bé mục đồng đang chăn chiên ngoài đồng. (1Sml 16,11-12) - Một số ngôn sứ cũng được Chúa gọi khi họ đang đi chăn đàn vật (Amot, Jeremia). - Và sau cùng, Tin Mừng Luca t

Quan điểm cá nhân về việc trang trí hang đá dịp Lễ Giáng Sinh.

Hình ảnh
Truyền thống trang trí Hang Đá bắt nguồn từ thánh Phanxico Assisi, cũng là vị sáng lập Dòng Phanxico (Anh em hèn mọn). Sau khi thăm viếng Đất Thánh, trong đó có làng Betlem, thánh Phanxico đã làm một mô hình máng cỏ để trong phòng để chiêm ngắm và suy niệm về mầu nhiệm nhập thể, đặc biệt sự nghèo khó của Con Thiên Chúa. Ngài đã chọn điểm khó nghèo này làm linh đạo cho Dòng của mình. Như vậy, ý nghĩa nguyên thủy của việc trang trí Hang Đá là để suy niệm và tưởng niệm mầu nhiệm nhập thể trong khó nghèo của Con Thiên Chúa, để thấy được sự khiêm nhường của Ngài, chứ không hề nhằm mục đích khuếch trương hay trang trí thuần túy. Ở các nước công giáo châu âu, hầu như người ta chỉ trang trí mô hình hang đá đơn giản và được gìn giữ hàng chục, hàng trăm năm. Kèm theo đó ở trung tâm cung thánh, người ta chỉ đặt duy nhất một máng cỏ đơn sơ với tượng Chúa Hài Đồng, để hướng cái nhìn của tín hữu tập trung vào Chúa Giêsu chứ không phải vào các mô hình khác như mô hình hang đá hoành tráng với đèn nhấp

HỎI: Tại sao Đức Mẹ có thể nhanh chóng xin vâng như vậy?

Hình ảnh
ĐÁP. Khi nghe trình thuật truyền tin cho Đức Mẹ trong Tin Mừng Luca, có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc: Tại sao Đức Mẹ - khi ấy là một thiếu nữ vị thành niên - có thể nhanh chóng và dễ dàng xin vâng như thế? Mẹ không sợ hãi và do dự sao? Câu trả lời chúng ta thường nghe thấy sẽ là: vì Đức Mẹ đã được đầy ơn Chúa, có lòng tin mạnh mẽ nên Mẹ sẵn sàng và nhanh chóng xin vâng. Bởi cả cuộc đời mẹ là một lời xin vâng ngay từ khởi đầu rồi. Tuy nhiên đó là cách lý giải đạo đức, tuy không sai nhưng cũng chưa đủ thỏa mãn. Bởi lẽ một thiếu nữ (14-15 tuổi) xem ra chưa đủ chín chắn về mặt pháp lý để có một quyết định quan trọng cho cuộc đời mình như thế. Cách lý giải thực tế dựa vào lịch sử Do Thái giáo giúp chúng ta có một hướng nhìn khác về quyết định này của Đức Mẹ. Thực ra mọi tín đồ Do Thái Giáo đều quá quen thuộc với Kinh Thánh Cựu Ước, Luật Môsê và sách các ngôn sứ. Lời hứa về Đấng Mêsia được sinh ra từ một trinh nữ mà các ngôn sứ đã loan báo thuở xưa vẫn luôn sống động trong lòng người Do Thái,

Có phải Công Giáo là tay sai của thực dân để xâm lược Việt Nam?

Hình ảnh
Luật điểm này thực ra rất yếu và không thuyết phục, nếu chúng ta hiểu rõ một chút về bối cảnh lịch sử của nước Pháp. Cuộc cách mạng Pháp 1789 kéo theo một cuộc tàn sát tàn khốc đạo Công Giáo ở Pháp. Hàng chục ngàn giáo sĩ, tu sĩ và tín hữu Công Giáo bị xử tử; nhà thờ, tu viện bị phá hủy hoặc tịch thu sung công. Khi Napoleon lên ngôi hoàng đế, ông ta còn chế nhạo giáo hoàng bằng cách bắt ngài phải sang Paris làm lễ tấn phong cho ông, nhưng ngay trong lễ đó ông đã tự tay đặt vương miện lên đầu mình chứ không cho giáo hoàng làm. Ngoài ra, ông còn bắt giáo hoàng bỏ tù, rồi cấm hàng giáo sĩ Pháp vâng phục Tòa Thánh ... Cuộc cách mạng này cũng mở được cho công cuộc "tục hóa" nước Pháp, tách rời giáo quyền khỏi chính quyền. Thậm chí Pháp còn tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Giáo Hội Công Giáo, như câu nói "Pius der Sexte ist der Letzte - Pi-ô thứ sáu là giáo hoàng cuối cùng". Giáo Hội Công Giáo sau đó hoàn toàn mất vị thế ở nước Pháp, bị bách hại và xem thường. Phản biện 1

CHÚA GIÊSU VÁC XÁC GIUDA ISCARIOT

Hình ảnh
  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Trên đỉnh một cây cột ở nhà thờ đan viện Saint Marie Madeleine in Vézelay (Burgund, Pháp) có phác họa hình ảnh Chúa Giêsu vác xác Giuda Iscariot trên vai. Tác giả hình ảnh này muốn mô tả lòng thương xót của Chúa đối với Giuda. Ông hình dung tiếp câu chuyện trong sách Công Vụ Tông Đồ, khi Giuda tự tử thì các tông đồ đã cảm giác "hài lòng", như lời T. Phêrô nói: "Vậy, Giuda đã dùng tiền công của tội ác mà tậu một thửa đất ; y đã ngã lộn đầu xuống, vỡ bụng, lòi cả ruột gan ra." (Cvtd 1,18). Theo tác giả này thì các tông đồ đã mặc kệ thân xác Giuda treo trên cây, nhưng Chúa Giêsu đã hiện ra, đến tháo xác và vác Giuda trên vai mà đưa đi an táng. Hình dạng Chúa Giêsu được tác giả khắc họa theo khuôn mẫu người mục tử nhân lành vác chiên trên vai. Hình mẫu này khá phổ biến trong lịch sử hội họa xưa kia. Đây chỉ là một câu chuyện giả tưởng của tác giả, diễn tả lòng thương xót của Chúa đối với Giuđa.

Lịch sử của Tín Điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Hình ảnh
Tín Điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được ĐGH Pio IX tuyên tín vào ngày 8/12/1854, tức là vào thế kỷ 19, khá trễ so với lịch sử 1900 tuổi của Giáo Hội (lúc tuyên tín). Vì sao vậy? Thực ra chủ đề này đã được tranh luận khá nhiều trong lịch sử, nhưng không có sự thống nhất. Nhiều vị thánh giáo phụ ở các thế kỷ đầu như thánh Augustino, thánh Ephrem; hay trường phái thần học Dòng Phanxico thời trung cổ rất xác tín giảng dạy và tuyên xưng Đức Maria được ơn vô nhiễm. Nhưng ngược lại cũng có một số vị thánh chưa đồng ý, hoặc còn trình bày cách thận trọng, chẳng hạn thánh Thánh Bênađô và thánh Thomas Aquino. Điều khiến một số vị thánh và một số học giả e dè cẩn trọng, không phải vì họ không tôn sùng Đức Maria, cho bằng vì họ chưa giải thích được giá trị của ơn cứu độ của Chúa Giêsu nơi Đức Mẹ. Họ sợ rằng, nếu tuyên bố Đức Maria vô nhiễm, thì hóa ra Mẹ không cần tới ơn cứu độ của Chúa, và như vậy đồng nghĩa ơn cứu độ ấy không cần thiết cho tất cả mọi thụ tạo, và Đức Maria bị tách ra khỏi các

Vì sao một số nước Tây Âu cho phép trợ tự/ tự tử?

Hình ảnh
  Tuần trước, nước Áo, một nước Công Giáo "nòi" đã thông qua luật cho phép những người mắc bệnh nan y và những người già cô đơn được quyền chọn cái chết êm dịu (tiêm thuốc độc hoặc thuốc ngủ quá liều). Trước nước Áo, rất nhiều nước tây âu đã thông qua luật này, đặc biệt là Hà Lan, được xem là "thiên đường của cái chết êm dịu", không chỉ cho dân Hà Lan, mà cho cả những người thuộc các nước khác (các nước chưa cho phép làm chết êm dịu). Vì sao Tây Âu lại có cái luật quái gở này, và trong cái nhìn của văn hóa Á Đông thì khá là khó hiểu. Đơn giản là vì xã hội Tây Âu đang chết dần. Có thể hình dung xã hội Tây Âu giống như một lâu đài hoành tráng bên ngoài bởi sự hiện đại và phát triển tột bậc, nhưng bên trong là một sự rệu rã, u ám và lạnh lẽo. Nguyên nhân bắt nguồn từ chủ nghĩa duy ý chí và tự do, kèm theo đó là các nền tảng xã hội như hôn nhân và gia đình không được bảo vệ. Mà, hôn nhân - gia đình chính là nền tảng của xã hội. Hôn nhân ở Tây Âu không còn được xem như m