Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2020

HỎI. Tại sao Giáo Hội Công Giáo bảo thủ và khắt khe với vấn đề tình dục?

Hình ảnh
ĐÁP. Nếu nhìn theo phương diện của xã hội cởi mở và phóng túng ngày hôm nay thì đúng là Giáo Hội khắt khe và bảo thủ. Vì xã hội hưởng thụ ngày nay mời gọi và tạo điều kiện cho con người hưởng thụ tối đa có thể, nó chủ trương "giải phóng tình dục", xem đó như thú vui tiêu khiển thỏa mãn nhu cầu nhục dục chứ không còn xem là một hành vi riêng tư và cao quý của của vợ chồng như truyền thống. Nhưng nếu lưu ý đến các giá trị truyền thống và sự bền vững của hôn nhân gia đình, các bạn sẽ thấy rằng Giáo Hội hoàn toàn có lý do để bảo thủ. Một thực tế đáng buồn và đáng báo động là từ khi chủ nghĩa tự do tình dục ra đời, tính bền vững của hôn nhân bị đe dọa hơn bao giờ hết. Khi người ta xem tình dục là trò tiêu khiển, thì dẫn đến tình trạng xem người yêu (đặc biệt là các bạn nữ) như đối tượng để thỏa mãn ham muốn, chứ không còn trân trọng phẩm giá, không còn xem tình dục như hành vi cao cả và gắn kết sắt son của vợ chồng. Xã hội hưởng thụ kêu gọi tự do tình dục biến nó thành một thứ gi

HỎI. Tại sao Tin Mừng Matheu và Tin Mừng Luca lại viết gia phả Chúa Giêsu theo hai hướng ngược nhau?

Hình ảnh
ĐÁP: Gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mathêu giới thiệu ngay ở chương mở đầu Tin Mừng (Mt 1,1-16), còn thánh Luca giới thiệu trong chương 3,23-38. Điều thú vị là 2 tác giả Tin Mừng viết ngược nhau, theo nghĩa Tin Mừng Mathêu khởi đầu gia phả từ Abraham xuôi dòng tới Chúa Giêsu, còn Tin Mừng Luca bắt đầu từ Chúa Giêsu ngược dòng tới Adam. Hai tác giả trình bày theo hai hướng khác nhau vì các ngài có lý do và mục đích khác nhau. Thánh Mathêu viết Tin Mừng cho các tín hữu gốc Do Thái, nên ngài viết gia phả Chúa Giêsu khởi đầu từ Abraham để chứng minh nguồn gốc Do thái của Chúa Giêsu: Ngài là một người Do Thái 100%, là con cháu của tổ phụ Abraham và hậu duệ của vua Đa-vít. Đồng thời, cách trình bày này cũng khẳng định nhân tính của Chúa Giêsu: Ngài là con người thật. Câu hỏi thử thách: Tại sao các nhân vật trong 2 bảng gia phải lại khác nhau dữ dội? Ví du TM Luca viết Chúa Giêsu thuộc nhánh Nathan, còn TM Matheu viết thuộc nhánh Salomon? Có gì nhầm lẫn không?  Điều này là do hai tác giả v

HỎI: Có đúng là đền thờ thánh Phêrô được xây trên mộ thánh Phêrô? Giáo Hội có chứng minh được điều này không?

Hình ảnh
ĐÁP: Đúng Cá nhân thầy đã may mắn được tham dự khóa học khảo cổ lịch sử tại đền thờ thánh Phêrô và được biết như sau. Các tín hữu Công giáo từ xưa đến nay đều tin vào lịch sử lưu truyền rằng đền thánh Phêrô được xây trên mồ của thánh tông đồ Phêrô. Tuy nhiên, từ thế kỷ 17 cho tới đầu thế kỷ 20, nhiều học giả Tin Lành đã đòi hỏi Giáo Hội chứng minh sự t hật này. Họ còn cho rằng lịch sử kia chỉ là truyền thuyết được Giáo Hội thêu diệt nhằm "bòn rút tiền của người nghèo mà xây dựng cung điện nguy nga cho giáo hoàng Roma". Năm 1940, Giáo hoàng Pio XII chấp thuận cho phép tiến hành khảo cổ để tìm bằng chứng cho niềm tin của Giáo Hội xưa nay. Công trình khảo cổ đã đem lại nhiều ngạc nhiên thú vị, thậm chí cả căng thẳng và lo ngại. Kết quả khảo cổ như sau: Đền thánh Phêrô hiện tại được xây trên nền của đền thờ Constantino, tức là đền thờ được vua Constantin ban tặng cho giáo hoàng vào thế kỷ thứ 4. Khi đào đến bàn thờ của đền thờ cũ (sâu 4m) thì người ta phát hiện ra bàn thờ cũ mà t

HỎI. Quê hương của Chúa Giêsu là ở Nazareth, nhưng tại sao Giáo Hội không lấy đó làm trung tâm mà lại lấy Roma-Vatican?

Hình ảnh
ĐÁP. Ở đây có 2 vấn đề 1. Không lấy Nazareth làm trung tâm. Giả sử Giáo Hội đặt trung tâm ở Israel thì cũng sẽ là ở Giêrusalem chứ không phải Nazareth. Vì vào thời ấy (và cho tới bây giờ) Giêrusalem là trung tâm tôn giáo, trung tâm đức tin của Do Thái Giáo. Đó cũng là trung tâm nơi Chúa Giêsu hoàn tất sứ mạng cứu thế. Khi muốn thành lập một văn phòng đại diện của 1 công ty, người ta sẽ ưu tiên chọn nơi trung tâm hơn là tỉnh lẻ. Nazareth là quê hương của Chúa Giêsu nhưng là vùng tỉnh lẻ và không mang ý nghĩa quan trọng như Giêrusalem. Giêrusalem mang ý nghĩa trung tâm với cả ba tôn giáo lớn là Do Thái Giáo, Công Giáo và Hồi Giáo. 2. Tại sao Roma (Vatican) được chọn là trung tâm của GH? Trước tiên cần nói một chút về lịch sử Giáo Hội sơ khai. Sau khi Chúa Giêsu sống lại và lên trời, các môn đệ cùng với Đức Mẹ qui tụ ở Giêrusalem và giáo hội đầu tiên là ở đây (Cvtd 1,12-14). Và điểm đặc biệt đó là người lãnh đạo cộng đoàn không phải thánh Phêrô mà là thánh Giacôbê (anh em họ của Chúa Giês

HỎI. Tại sao lại nói con người là hình ảnh Thiên Chúa?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước hết thầy xin trích lại đoạn Kinh Thánh nói về việc Chúa tạo dựng con người: Sách Sáng Thế 1,26-27 "Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ." - Đức tin Công Giáo dạy chúng ta rằng, Thiên Chúa dựng nên con người như một thụ tạo cao nhất trong mọi loài. Con người có lý trí, ý chí và tự do, có khả năng suy tư về chính mình và về chính suy nghĩ của mình, đây là điểm đặc biệt vượt trội của con người trên mọi loài khác. Đặc biệt hơn, Thiên Chúa đặt để vào lòng con người một khao khát tâm linh hướng về Chúa, Thượng Đế; Ông Trời... (con người tự bản chất là con vật có khuynh hướng tôn giáo -Aristoteles). Đây là yếu tố làm nên phẩm giá con người. Đây cũng là lời

Sức mạnh của sự thinh lặng - Suy niệm đoạn Tin Mừng Gioan 8,1-11.

Hình ảnh
Người xưa có câu “không có gì mềm bằng nước, nhưng cũng không có gì mạnh bằng  nước”. Thật vậy, trong điều kiện bình thường, nước là một loại vật thể hết sức mềm  mại. Nó có thể thích nghi với tất cả mọi địa hình hay vật chứa nó. Thế nhưng, nước lại có sức mạnh khủng khiếp trong cơn giông bão hay mưa lũ. Nước chảy cuồn cuộn, mạnh mẽ đến mức có thể phá đổ và cuốn phăng tất cả những gì trên dòng chảy của nó. Trong cuộc sống con người, có một trạng thái tinh thần có tính chất tương tự như nước, đó là sự thinh lặng. Thinh lặng là một trạng thái cần thiết cho sự cân bằng và phục hồi sự sống, sức khoẻ… Thinh lặng là điều kiện đem lại cho con người sự nghỉ ngơi, bồi bổ sức khoẻ tâm thể lý. Tuy nhiên, trong những lúc cô đơn buồn bã; sau những sai lầm hay lỗi phạm; sau những xung đột và nóng nảy… thinh lặng là lúc con người cảm thấy sợ hãi và trống trải nhất. Quả thật, chính trong những giây phút hồi tâm trong thinh lặng, con người cảm thấy mình bị trần trụi, phải đối diện với chính mình, với

HỎI. Cầu nguyện liên lỉ là thế nào?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước hết xin trích dẫn câu Lời Chúa mà bạn nhắc đến: Mt 6,7-8: "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin." Cầu nguyện là gì? Các định nghĩa cầu nguyện, xin các bạn tham khảo sách GLHTCG các số 2559-2665, ở đây thầy xin không trích dẫn vì sẽ rất dài. Một thực tế là người Việt Nam chúng ta thường đồng hoá "đọc kinh" với "cầu nguyện". Thực ra đọc kinh là một cách cầu nguyện, nhưng có nhiều người đọc kinh mà không cầu nguyện vì chỉ đọc một cách máy móc mà không đạt được sự hiệp thông với Thiên Chúa. Cầu nguyện liên lỉ không phải là đọc kinh liên tù tì hết kinh này đến kinh khác, hết lần hạt mân côi đến lần hạt lòng thương xót. Việc đọc kinh tuy mang lại ơn ích thiêng liêng, nhưng rất dễ mang tính hình thức và máy móc, miệng đọc mà lòng không suy. Thậm chí nhiều người tín hữu dùng việc đọc kinh đế chống chia trí trong

HỎI: Trong Giáo Hội ơn gọi nào cao trọng nhất?

Hình ảnh
ĐÁP. Nhờ bí tích Rửa Tội, tất cả Kitô hữu nhận được ơn gọi và thiên chức làm con cái Chúa. Đó là ơn gọi chung mà tất cả chúng ta có được và giúp chúng ta có phẩm giá ngang nhau trước mặt Chúa. Tuy nhiên ngoài ơn gọi chung ấy, trong Giáo Hội còn có nhiều ơn gọi đặc thù mà Chúa ban vì lợi ích và để phục vụ Giáo Hội. Thông thường chúng ta có xu hướng đánh giá giá trị của ơn gọi dựa vào cấp bậc trong Giáo Hội, dựa vào cơ cấu đó, chúng ta thường xem ơn gọi giáo sĩ nói chung (giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục, phó tế) đứng ở bậc nhất, ơn gọi thánh hiến tu trì (tu sĩ nam nữ) ở bậc hai và ơn gọi gia đình ở bậc ba. Một kiểu so sánh mang đậm nét phong kiến dựa trên cấp bậc và chức vụ đặc biệt như ở Việt Nam khiến cho giáo dân luôn cảm thấy tự ti và thấp hèn hơn các giáo sĩ và tu sĩ. Sự tôn trọng mà giáo dân giành cho chức thánh và đời sống tu trì không sai vì lòng yêu mến và quí trọng những người hi sinh phục vụ Giáo Hội. Tuy nhiên đó là cách nhìn về thứ bậc hơn là về ơn gọi. Bởi trong Giáo

HỎI. Trẻ em và các thai nhi chưa được rửa tội mà chết thì có được lên thiên đàng không?

Hình ảnh
ĐÁP. Cách lý giải về vấn đề này có sự thay đổi trong lịch sử Giáo Hội. Từ thời Giáo Hội sơ khai cho đến thế kỷ thứ 5 câu trả lời là không. Căn cứ vào Tin Mừng: Ai không chịu phép rửa sẽ bị luận phạt. Các giáo phụ, nhất là thánh Augustino đều cho rằng các linh hồn chưa rửa tội nói chung đều xuống hỏa ngục. Vào thời trung cổ, các suy tư mới bắt đầu nổi lên đặc biệt nơi thánh Thomas Aquino. Tư tưởng mới này cho rằng các trẻ em chưa được rửa tội nhưng cũng chưa phạm tội gì nên không thể bị trầm luân được. Tuy nhiên các em cũng không được lên thiên đàng, mà có một chỗ riêng gọi là limbus puerorum, chữ limbus có nghĩa là rìa, bên cạnh. Ý nghĩa của cụm từ này là có một nơi bên ngoài thiên đàng lẫn hỏa ngục giành cho các linh hồn trẻ em chưa dc rửa tội. Vào thời hiện đại, đặc biệt theo suy tư của ĐGH Benedicto XVI, Giáo Hội loại bỏ khái niệm về Limbus Puerorum, xác nhận chỉ có Thiên Đàng - Luyện Ngục - Hỏa Ngục mà thôi. Tuy nhiên, vì Giáo Hội không tìm thấy từ mặc khải Lời Chúa nói về số phận

HỎI. Đâu là nét tương đồng và khác biệt giữa Thánh Lễ và việc cúng tế dân gian?

Hình ảnh
ĐÁP. Ngoài cách diễn đạt chung, người ta gọi Thánh Lễ hay tế lễ dân gian là những nghi thức tôn giáo, thì nghi lễ cúng tế dân gian không thể so sánh với Thánh Lễ của Công giáo, hay nói cách khác là hoàn toàn khác biệt từ hình thức đến nội dung và giá trị. Vì những lý do sau. 1. Đối tượng của việc dâng lễ Công giáo: Thiên Chúa, Thượng Đế cao cả, Vua các vua, Chúa các Chúa. Dân gian: một vĩ nhân, hoặc một vị thần nào đó. 2. Nền tảng Công giáo: Do chính Chúa Giêsu thiết lập. Dân gian: tự nghĩ ra 3. Lễ vật Công giáo: Do chính Thiên Chúa ban tặng, là hy tế của Đức Giêsu Kitô. Dân gian: Tự lựa chọn theo tiêu chuẩn riêng. 4. Mục đích Công giáo: Ca tụng, cảm tạ và cầu xin, đặc biệt hơn nữa, hy lễ Thánh Thể đem lại sự sống cho linh hồn. Dân gian: Xin ơn hoặc tạ ơn cho cá nhân hoặc cho một phạm vi nhỏ hẹp (gia đình/ làng xóm/ quê hương). 5. Giá trị Công giáo: Thánh Thể là hy lễ vô giá, tất cả do Thiên Chúa ban từ lễ vật đến ơn lành mà hy lễ đem lại. Hiệu quả của

Hỏi: Đạo Công Giáo có làm được gì hay có ảnh hưởng gì trên xã hội Việt Nam không?

Hình ảnh
ĐÁP. Thưa CÓ và rất nhiều, xin liệt kê một số ảnh hưởng quan trọng. 1. Chữ viết Tiếng Việt do các linh mục thừa sai Dòng Tên tạo ra và được linh mục Alexandre De Rhodes tức là cha Đắc Lộ (1591-1660) hoàn chỉnh. Ngài đến truyền giáo tại Việt Nam từ 1625 đến 1645 thì bị trục xuất. 1650 ngài soạn ra bảng chữ cái Tiếng Việt từ mẫu chữ cái Latinh và in cuốn sách đầu tiên tại nhà in Vatican Từ điển Việt-Bồ-La (Tiếng Việt - Tiếng Bồ Đào Nha - Tiếng Latinh). Khi đến Việt Nam truyền giáo, Ngài chỉ mất 4 tháng để học nói tiếng Việt, rồi sau đó soạn ra chữ viết Tiếng Việt mà chúng ta đang dùng ngày nay. Đây là một đóng góp quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa ngôn ngữ tiếng Hán. 2. Lịch Tây Phương hiện nay chúng ta đang dùng là lịch Gregoria của Công Giáo.  3. Nghỉ làm việc ngày Chúa Nhật: Trước kia ở Việt Nam không có khái niệm nghỉ làm việc ngày nào cả, nhưng nhờ ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương mà văn hóa này in đậm dấu ấn của Công Giáo với việc nghỉ làm việc ngày Chúa Nhật ch

Hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại bắt Chúa Giêsu chịu chết để đền tội cho nhân loại? Như vậy có phải Ngài quá nhẫn tâm không?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước hết cần khẳng định kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa là một mầu nhiệm nên chúng ta chỉ có thể hiểu được phần nào đó bằng trí khôn của mình, phần còn lại chúng ta cần đến đức tin để đón nhận. Nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta cần nhìn nhận như thánh Anselmo: "Tôi tin vì điều ấy nghịch lý" (nói cách khác: Tôi tin vì điều ấy vượt quá trí hiểu của tôi). Câu hỏi trên đây là một vấn đề liên quan đến đức tin đã được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử, và thậm chí nhiều người trở nên bất mãn hay thất vọng vì không thể chấp nhận một Thiên Chúa tàn ác, bắt con mình phải chết mới hả giận vì tội lỗi con người gây ra. Điều ấy không thể hòa hợp với câu nói của thánh Gioan: "Thiên Chúa là tình yêu" (1Ga 4,8.16). Chính bản thân thánh Anselmo (1033-1109), một triết gia và thần học gia nổi tiếng ở thời Trung Cổ, cũng đã suy tư rất nhiều về câu hỏi này, và sau đó ngài tìm cách lý giải điều ấy trong tác phẩm "Tại sao Thiên Chúa làm người?". Thầy xin trích dẫn câu hỏi

Hỏi. Câu nói: "Ngoài Giáo Hội Công giáo không có ơn cứu độ" đúng hay sai?

Hình ảnh
Trả lời: "Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ - Non salus extra ecclesia est" là câu nói nổi tiếng của thánh Sypriano (Cyrian), Giám mục Cathargo (Tunissia ngày nay), chịu tử đạo năm 258 AD. Trước kia, câu nói trên đây của thánh Sypriano giống như một chân lý. Tuy nhiên từ sau công đồng Vatican II (1962-1965), với cái nhìn mới trong thần học cứu độ, câu nói này đã bị loại bỏ với một xác tín mới :"Ngoài cách cứu độ thông thường (nhờ bí tích Rửa tội trong Giáo Hội), Thiên Chúa còn có nhiều cách cứu độ khác". Nhưng để hiểu được câu nói này, chúng ta cần đặt nó trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thời của thánh Sypriano, chứ không nên chỉ nghĩ theo nhận thức ngày nay và cho rằng thánh Sypriano đã sai. Vào thời kỳ ấy, Giáo Hội đang trải qua cuộc bách hại dữ dội, rất nhiều tín hữu bị sát hại cách dã man. Nhiều tín hữu (trong đó có cả một số linh mục) không chịu nổi khổ hình tra tấn nên đã phải chối bỏ đức tin trước mặt vua quan để giữ lại mạng sống. Tuy nhiên sau khi được t

Hỏi. Tại sao Giáo Hội Công Giáo không phong chức linh mục cho nữ giới?

Hình ảnh
ĐÁP. Đây là một vấn đề đang được tranh luận khá nhiều ở châu âu nhân danh bình đẳng giới tính. Người ta lý luận rằng ngày xưa Chúa Giêsu không chọn tông đồ nữ vì quan niệm trọng nam khinh nữ thời bấy giờ, còn ngày nay quan niệm ấy không còn. Ngày nay phụ nữ có thể làm tổng thống, thủ tướng, tướng quân đội, giám đốc... thì cũng có thể làm linh mục được. Trước hết xin lưu ý nguyên tắc làm việc của Giáo Hội. Khi xem xét một vấn đề liên quan đến đức tin và cơ cấu phẩm trật, Giáo Hội luôn căn cứ vào hai nền tảng là Kinh Thánh và Thánh Truyền (truyền thống từ thời các tông đồ được lưu truyền cho đến nay). Nếu tìm được căn cứ trong hai yếu tố này, mà hai yếu tố nền tảng này thường hòa hợp với nhau, thì Giáo Hội sẽ nhìn nhận và thực thi. Còn nếu không thì đương nhiên là Giáo Hội không thừa nhận. Trong Kinh Thánh cả Cựu và Tân Ước không có một câu chữ nào nói đến việc phong chức tư tế (Cựu Ước) hay linh mục (Tân Ước) cho phụ nữ. Truyền thống Do Thái Giáo mà Giáo Hội thừa kế cũng như của riêng G

HỎI. Phải hiểu thế nào về câu nói của Chúa Giêsu: "Thầy đến không phải mang bình an mà mang gươm giáo" ?

Hình ảnh
ĐÁP. Khi nghe lời trên đây, có lẽ nhiều người cảm thấy khó hiểu và mâu thuẫn. Chúa Giêsu là nguồn bình an, là tình yêu, vậy thì làm sao Ngài lại có thể đem đến gươm giáo và chia rẽ được? Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ một chút, bạn sẽ nhận ra ngay vấn đề và hiểu được lời Chúa nói. Từ khi con người sa ngã, thế gian trở thành chiến trường giữa thiện và ác, giữa sự thật và giả dối. Trong thâm tâm, con người luôn yêu sự thiện, thích sự thật và ghét sự dữ, sự giả dối. Thế nhưng, có vẻ như sự dữ luôn giành ưu thế, sự thiện thường thất thế và bị đàn áp, chèn ép. Ngay trong nội tâm mỗi người cũng luôn có cuộc chiến thiện vs ác ấy. Chúa Giêsu là chân lý (sự thiện). Ngài đến trần gian với mục đích phục hồi sự thiện nguyên tuyền nơi con người đã bị tội lỗi làm cho vấy bẩn. Ngài là ánh sáng đến trần gian, nhưng không được đón nhận. Sự dữ, bóng tối của thế gian luôn tìm cách ngăn cản ánh sáng chân lý. Do đó, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc chiến chống lại sự dữ, và tất cả những ai - mỗi chúng ta - khi ti

HỎI. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mang lấy ách của Ngài. Ách của Ngài là gì?

Hình ảnh
ĐÁP. Nói đến Ách là người ta nghĩ đến điều gì đó nặng nề, bởi Ách là dụng cụ đặt lên cổ trâu, bò để chúng kéo xe, kéo cày. Vậy nên khi nói ách tức là cái gì đó ràng buộc và nặng nề: ách nô lệ, ách thống trị, ách lề luật, ách tội lỗi... Như vậy có gì đó mâu thuẫn, khó hiểu khi Chúa Giêsu đến giải thoát chúng ta, nhưng lại kêu gọi chúng ta mang lấy ách của Ngài? Thực ra Chúa Giêsu không hề hứa hẹn cho chún g ta một cuộc sống dễ dàng. Ngài biết rằng con người tội lỗi luôn phải mang trên vai mình nhiều gánh nặng, trong đó đặc biệt là gánh nặng lề luật và gánh nặng cuộc đời: Gánh nặng lề luật là: Thời Chúa Giêsu, là bộ luật phải giữ chi li hơn sáu trăm điều luật của biệt phái chất lên cổ dân. Luật Chúa lẽ ra phải đem đến niềm vui hạnh phúc, thì lại trở thành “những gánh nặng chất lên vai. Chính vì thế, mà Chúa Giêsu mời gọi dân theo Người vượt qua tinh thần câu nệ lề luật, đặt niềm tin vào luật mới yêu thương, để tìm được “sabát’ đích thực là được nghỉ ngơi trong tâm hồn, được hưởng sự bì

HỎI. Phải hiểu thế nào về câu Lời Chúa: "Hãy khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu"?

Hình ảnh
ĐÁP. Để hiểu đúng câu này, chúng ta cần đặt nó trong toàn bộ mạch văn. Câu nói trên đây được Chúa Giêsu nói khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng. Ngài nhấn mạnh đến sự cấp bách và quan trọng của sứ mệnh loan báo Tin Mừng, nhưng đồng thời cũng cảnh báo các môn đệ rằng: "Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em hãy khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu." Rắn thì nhanh nhẹn và lu ôn chủ động trong phòng thủ cũng như tấn công. Nó luôn phản xạ rất nhanh và chính xác. Còn bồ câu là biểu tượng của sự hiền lành, khiêm nhường và đơn sơ, phó thác. Nó thậm chí không tự làm tổ, mà thích ở những nơi người ta chuẩn bị sẵn cho. Chúa Giêsu muốn nhắc nhở các môn đệ 2 yếu tố quan trọng khi đi rao giảng TIn Mừng, đó là. "Khôn như rắn", nhanh nhậy phán đoán tình hình và dứt khoát trong quyết định. Họ phải biết rao giảng Tin Mừng bằng lòng can đảm, tập trung vào trọng tâm Tin Mừng một cách dứt khoát và chính xác như con rắn khi nó ra đòn. Nhưng đồn

HỎI: Phải trả lời thế nào khi có người hỏi: Bạn chứng minh cho tôi thấy là có Thiên Chúa đi?

Hình ảnh
ĐÁP: Trước tiên các bạn cần lưu ý hai dạng người đặt câu hỏi này: Một là dạng đặt câu hỏi để thách thức trêu chọc, hai là người đang gặp khó khăn trong đức tin và thao thức tìm kiếm. + Với dạng thứ nhất các bạn không cần trả lời mà hãy lơ cho qua. Vì họ không muốn tìm hiểu gì cả mà chỉ là thách thức và trêu chọc niềm tin của chúng ta. Hãy nhớ lời Chúa Giêsu: Của thánh đừng ném cho chó, ngọc trai đừng quăng cho heo, kẻo chúng chà đạp dưới chân rồi quay ra cắn xé anh em." (Mt 6,6). Dạng này thường đặt câu hỏi cho chúng ta giữa chốn đông người với ý đồ khiến chúng ta bối rối, nói không được hoặc không thuyết phục và trở nên trò cười cho họ. Đây là những người không có cùng đức tin hoặc thù nghịch với đức tin Kitô giáo. + Với dạng thứ hai, mình xin gợi ý 3 suy tư nhỏ. Mặc dù Thiên Chúa là Đấng huyền nhiệm và vô hình. Nhưng chúng ta có thể nhận biết nhờ: 1. Hãy quan sát trật tự thiên nhiên: Thiên nhiên là thầy dạy vĩ đại về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Hãy tĩnh lặng và quan sát trật tự