Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

HỎI. Bạn nghĩ sao về quan điểm "tin Chúa là đủ, không cần Giáo Hội"?

Hình ảnh
ĐÁP. Chủ trương trên đây tuy không mới, nhưng ngày nay đang phổ biến khi lòng đạo xuống dốc và sự tục hóa lên ngôi. Có 3 nhóm người theo khuynh hướng này. Nhóm 1: Những người chủ trương đức tin như vấn đề cá nhân riêng tư, không cần tới Giáo Hội với nhiều lề luật phức tạp. Với nhóm này, chúng ta cần đặt câu hỏi: Thiên Chúa mà họ tin là Chúa nào? Thiên Chúa của mạc khải Kinh Thánh và đức tin tông truyền của Hội Thánh, hay là một vị thần do họ nghĩ ra? Nếu chỉ tin Chúa thì thánh Phaolo nói: "ma quỷ cũng tin". Nhưng tin Chúa như một vị thần chung chung (như các tôn giáo tự nhiên) thì đó là một niềm tin mơ hồ, và không theo một qui tắc hay tiêu chuẩn nào cả. Người tin mơ hồ cũng dễ dàng hình dung thượng đế theo suy nghĩ riêng và rốt cuộc chúa họ thờ là chính họ, là sở thích và ý riêng của họ chứ không phải một Thiên Chúa đích thực. Còn nếu họ tin Thiên Chúa của mạc khải, vậy thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: Làm sao bạn nhận biết để tin kính Thiên Chúa của mạc khải nếu không có Giáo H

NIỀM HI VỌNG ĐƯỢC DIỄN TẢ TRONG KINH SALVE

Hình ảnh
„ Kính chào Đức Nữ Vương, Bà là Mẹ xót thương, ngọt ngào cho cuộc sống. Kính chào Lẽ Cậy Trông. Này con cháu Eva, thân phận người lưu lạc, chúng con ngửa trông Mẹ, kêu Mẹ mà khóc lóc, than thở với rên la, trong lũng đầy nước mắt. Bà là nữ trạng sư, nguyện đưa mắt nhân từ, phía đoàn con đoái lại. Và sau đời khổ ải, xin Bà khấn tỏ ra, cho đoàn con được thấy, quả phúc bởi lòng Bà Đức Giêsu khả ái. Ôi lượng cả khoan hồng, ôi tấm lòng xót thương. Ôi dịu hiền nhân hậu. Trinh nữ Maria.“ (Bản dịch kinh Salve Regina – Kính chào Nữ Vương“ Tình mẹ, trong tâm thức của mỗi con người, là hiện thân của mình một tình cảm thiêng liêng, cao cả và dịu dàng êm ái. Mẹ đã cho con sự sống, là nơi bảo vệ đời con từ khi là bào thai cho đến khi làm người. Lòng mẹ là nơi cưu mang, nuôi dưỡng thai nhi; đôi tay mẹ là chiếc nôi ru êm cho tuổi thơ an giấc. Đối với trẻ thơ, mẹ là cả một vùng trời bình yên, một thế giới của niềm vui và hi vọng. Tâm tình này thật đúng như lời vịnh gia cảm nhận: “ Như trẻ thơ nép m

HỎI. Bạn nghĩ thế nào về câu nói: "Tin Chúa là đủ, không cần theo đạo/sống đạo"?

Hình ảnh
ĐÁP. Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết xin lấy ví dụ để các bạn suy nghĩ và so sánh. Bạn yêu một người, bạn có dám nói: Yêu là đủ rồi không cần nói ra, không cần theo đuổi! Bạn là người chồng, người cha trong gia đình, bạn có dám nói: Tôi yêu vợ con tôi trong lòng là đủ, đâu cần phải quan tâm chăm sóc! Chắc chắn bạn sẽ không đồng ý với kiểu yêu thương không có hành động thực tế phải không? Việc tin và sống đức tin cũng tương tự như thế, không thể tách rời. TIN là một sự vâng phục, một sự dâng hiến. Khi tin ai, bạn trao trọn con tim cho họ, nghĩa là tin tưởng và phó thác, là yêu thương. Sự tin tưởng này diễn tả qua việc vâng theo và thực hành theo ý muốn của người yêu. Khi yêu ai, bạn tin tưởng và muốn làm vui lòng người yêu qua việc vâng lời và dùng hành động để diễn tả tình yêu ấy. Tin là một động từ, và động từ diễn tả 1 hành động. Xin trích dẫn những lời trình bày rõ ràng sau đây của thánh Giacobe : Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nà

HỎI. Quan hệ trước và ngoài hôn nhân là phạm tội. Vậy những đứa con là kết quả của sự quan hệ này có phải là ân huệ của Chúa không?

Hình ảnh
ĐÁP. Để hiểu đúng, chúng ta cần tách biệt 2 vấn đề. Quan hệ trước và ngoài hôn nhân là nghịch với giới răn Chúa (giới răn thứ 6), và như vậy là không đẹp lòng Chúa, là trái với trật tự luân lý. Một hành vi tội lỗi chắc chắn không có ân sủng và không được chúc lành. Con cái - sự sống - khả năng sinh sản là ân huệ của Chúa ban cho con người để "sinh sôi nảy nở đầy dẫy mặt đất" (St 1,28). Khả năng sinh sản này Thiên Chúa đã ban một lần và không rút lại, nó trở thành qui luật tự nhiên khi người nam và người nữ ăn ở với nhau sẽ tạo nên sự sống mới. Đây là ân huệ lớn lao giúp con người duy trì nòi giống. Ân huệ của qui luật ấy xảy ra kể cả khi con người quan hệ bất chính. Tuy nhiên, kết quả của hành vi này không đúng thánh ý Chúa và ngoài trật mà Ngài mong muốn. Có điều, vì sự sống là quà tặng của Chúa, nên Thiên Chúa vẫn yêu thương con người và Ngài có khả năng "vẽ đường thẳng trên những nét cong của con người". Như vậy, tuy hành vi quan hệ trước và ngoài hôn nhân là sai

HỎI. Tại sao Giáo Hội không cho phép sống thử trước hôn nhân?

Hình ảnh
ĐÁP. Giáo Hội không cho phép sống thử vì nó đi ngược với giáo lý về tính bền vững của hôn nhân cũng như vấn đề luân lý tích dục. Sống thử tức là sống tạm, không phải là một giao ước bền vững và thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Rất thường nghe một số lý luận cho rằng sống thử là cách giúp người ta hiểu rõ nhau trước khi quyết định đi đến hôn nhân, tương tự như việc người ta thử giày dép, quần áo xem có vừa ý không rồi mới mua. Tuy nhiên, lý luận này so sánh việc thử đồ trước khi mua với sống thử trước hôn nhân là hoàn toàn khập khiễng và sai lầm. Vì đồ đạc bạn có thể thử và biết ngay kết quả trong vòng 1 nốt nhạc để quyết định chọn mua hay không. Trong khi đó sống thử đâu thể chỉ là 10 phút, 1 giờ hay 1 ngày mà đòi hỏi thời gian dài hơn rất nhiều. Thêm nữa, con người không phải là đồ vật cho nên việc "thử" ở đây diễn tả một sự thiếu tôn trọng và thiếu chân thành. “Sống thử” mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng về nó, và thực sự, trong cuộc sống “thử” người ta

Suy niệm Tin Mừng Lc 6,20-26

Hình ảnh

HỎI. Chúa Giêsu có khi nào cười đùa vui vẻ không?

Hình ảnh
ĐÁP. Trong 4 cuốn Tin Mừng chúng ta đọc thấy nhiều lần Chúa Giêsu nổi giận, và vài lần Ngài khóc, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy Ngài cười. Nhưng nói như thế không có nghĩa là Ngài không bao giờ cười. Vì Ngài là một con người trọn vẹn, nên chắc chắn có cảm xúc buồn, vui, khóc, cười. Mặc dù Tin Mừng không lần nào nói Chúa Giêsu cười. Nhưng có một vài sự kiện mà khi đọc và suy niệm, chúng ta chắc chắn phải nhận ra là Ngài đang vui vẻ và thậm chí đang cười. + Tiệc cưới Cana (Ga 2,1-12): Đi dự tiệc cưới chia vui với gia đình 2 họ, nhất là khi chúc mừng đôi tân hôn, chẳng lẽ Chúa Giêsu không cười? + Luca 10,21: Khi 72 môn đệ đi rao giảng Tin Mừng về kể lại thành quả cho Chúa Giêsu nghe thì Ngài đã "hớn hở vui mừng". Hớn hở vui mừng mà chẳng lẽ khuôn mặt vẫn bí xị được sao? + Mt 19: 13 -15; Mc 10: 13 -16; Lc 18,15: Chúa Giêsu chơi đùa với các trẻ em và chúc lành cho chúng: Bạn hãy hình dung xem khi chơi đùa với con nít tâm trạng của bạn sẽ như thế nào? Chắc chắn bạn phải vui

Suy niệm Tin Mừng Mt 1,1-16.18-23

Hình ảnh

HỎI. Bán Thầy là kế hoạch của Giuđa hay là kế hoạch của Chúa? Nếu đó là kế hoạch của Chúa thì phải chăng Giuđa chỉ là con tốt thí?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước hết vẫn phải xin nhắc lại rằng, lý do Giuda bán Chúa và ông có lỗi hay không chúng ta không biết được. Những suy luận bàn ở đây chỉ là những ý kiến cá nhân mà thôi. Thiên Chúa không tiền định cho ai một số phận không thể thay đổi ngay từ khi họ sinh ra. Ngài không định cho ai làm người xấu và phải sa hỏa ngục, cũng không định cho ai làm người tốt và được hưởng phúc thiên đàng. Sự tiền định và ý muốn duy nhất của Chúa là "mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý". Thế nên, chắc chắn việc Giuda phản bội không phải là ý muốn hay kế hoạch tiền định của Thiên Chúa. Vì sao thầy dám khẳng định như thế? Thưa, vì Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc nhở Giuda, thậm chí có lần còn nặng lời với ông để nhắc nhở và kêu gọi ông từ bỏ ý đồ đen tối đó. Xin trích dẫn ra đây những lần nhắc nhở ấy. - (Mt 26,20-25/ Mc 14,17-21/ Lc 22,21-22): "Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy ... Đã hẳn Con Người phải ra đi như lời đã chép về Người. Nhưng khốn cho kẻ nộp Con Ngườ

Xin lễ cho các linh hồn "mồ côi"

Hình ảnh
Trước hết xin lưu ý các bạn về cụm từ "linh hồn mồ côi". Đây là một cụm từ chỉ thấy ở Việt Nam, và ám chỉ những linh hồn không còn được người thân nhớ tới hay cầu nguyện, hoặc những người vô gia cư chết đơn độc không ai biết được gốc gác. Cách dùng cụm từ "linh hồn mồ côi" trong hoàn cảnh này giúp chúng ta dễ hình dung và dễ hiểu. Tuy nhiên thực ra trong sự hiệp thông của Giáo Hội Công Giáo không có ai, không có linh hồn nào là mồ côi cả. Trong mỗi thánh lễ, Giáo Hội luôn cầu nguyện chung cho tất cả mọi người đã qua đời: "Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đã qua đời, ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, thân nhân và ân nhân đã lìa cõi thế. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa". Như vậy, hằng ngày và từng giờ trên khắp thế giới này, các thánh lễ liên tục được dâng lên với lời cầu nguyện như thế, thì không có một linh hồn nào bị lãng quên trong Giáo Hội. Thêm vào đó, Giáo Hội là mẹ chúng ta trong đức tin, là mẹ của mọi linh hồn.

Suy niệm Tin Mừng Luca 6,6 11

Hình ảnh

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN

Hình ảnh
Tin Mừng Mt 18,15-20: Góp ý sửa lỗi Góp ý sửa lỗi cho nhau là hành động diễn tả sự quan tâm và yêu thương. Có thương, có quan tâm thì ta mới góp ý cho nhau chân thành; còn người dưng thì "đèn nhà ai nấy sáng" chứ chẳng ai muốn liên quan. Do đó, việc góp ý và sửa lỗi lẫn nhau là dấu hiệu của một mối tình thân: Vợ chồng đóng cửa góp ý nhắc nhở nhau; cha mẹ nhắc nhở sửa lỗi cho con cai; anh chị em trong nhà dạy bảo lẫn nhau; anh chị em tu sĩ trong cộng đoàn dòng tu giúp nhau sửa lỗi qua việc góp ý huynh đệ tỉ muội... Góp ý sửa lỗi là một bổn phận nhưng nó cũng là một nghệ thuật tâm lý. Trước hết ta cần có phán đoán lành mạnh để phân biệt rõ được lỗi lầm của anh chị em là vô tình hay cố ý, thường lặp đi lặp lại hay chỉ là bộc phát; là sai sót nghiêm trọng hay bình thường... rồi căn cứ vào đó, chúng ta mới biết có cần phải góp ý không và cũng nên biết lựa lời, lựa thời điểm mà góp ý. Bởi vì mỗi người chúng ta đều có tự ái, không ai muốn bị người khác chỉ tay thẳng mặt nói ra sai l

Suy niệm Lời Chúa Mt 18,15-20

Hình ảnh

HỎI. Những việc làm cụ thể để truyền giáo?

Hình ảnh
ĐÁP. Có một hiểu lầm khá tai hại nhưng lại khá phổ biến trong suy nghĩ nhiều tín hữu Công Giáo đó là, việc truyền giáo là của các linh mục tu sĩ, còn giáo dân chỉ lo việc kiếm sống nuôi gia đình cũng hết ngày rồi, với lại hiểu biết không sâu thì làm sao mà truyền giáo. Nói như vậy là sai, vì bản chất của Giáo Hội (mỗi người chúng ta là thành phần làm nên Giáo Hội) là truyền giáo. Đó là sứ mệnh chính yếu mà Chúa Giêsu trao cho các môn đệ trước khi Ngài về trời: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy" (Mt 28,16). Tất cả tín hữu Công Giáo đều là môn đệ của Chúa Giêsu và được Ngài mời gọi làm "muối cho đời và ánh sáng cho trần gian". Không truyền giáo thì Giáo Hội sẽ trở nên vô ích và sẽ diệt vong. Không truyền giáo, chúng ta không xứng đáng là Kitô hữu. Chúng ta có thể truyền giáo bằng những việc làm như: + Cầu nguyện cho lương dân trở lại: Đây là điều Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin ch

HỎI. Tại sao đạo Công giáo không lan rộng và phát triển ở Việt Nam?

Hình ảnh
ĐÁP. Đạo Công Giáo được các nhà thừa sai Châu Âu mang đến Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ 16 dưới thời vua Lê – Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Như thế cho đến nay, đạo Công Giáo đã có mặt ở Việt Nam gần 500 năm. Tuy nhiên đà tăng trưởng của đạo rất chậm. Theo thống kê năm 2018 thì tổng số tín hữu Công Giáo là hơn 7 triệu trên tổng số 95 triệu dân, chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn hơn 6% dân số. Đây là một tỉ lệ quá thấp. Điều đáng lưu ý và đáng buồn nữa là từ sau chiến tranh (1975) đến nay, số tín hữu không thay đổi (không tăng). Tại sao như thế? Có 2 nguyên nhân: + Nguyên nhân chủ quan: Sự rập khuôn cứng nhắc của các giáo sĩ truyền giáo: Đạo Công Giáo phát triển mạnh ở tây phương, nơi cách xa và có nền văn hóa, lối sống và lối suy nghĩ rất khác vùng đông phương chúng ta. Tuy nhiên khi mang Tin Mừng đến rao giảng ở Việt Nam, các vị truyền giáo đã giữ nguyên tư tưởng tây phương và buộc các tín hữu tân tòng phải tuân theo chứ không có sự thích ứng và hội nhập. Đ

HỎI. Thiên Chúa nhân từ và yêu thương. Vậy tại sao Ngài lại bắt Chúa Con chịu chết để đền tội cho nhân loại? Như vậy có phải Ngài quá nhẫn tâm không?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước hết cần khẳng định kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa là một mầu nhiệm nên chúng ta chỉ có thể hiểu được phần nào đó bằng trí khôn của mình, phần còn lại chúng ta cần đến đức tin để đón nhận. Nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta cần nhìn nhận như thánh Anselmo: "Tôi tin vì điều ấy nghịch lý" (nói cách khác: Tôi tin vì điều ấy vượt quá trí hiểu của tôi). Câu hỏi trên đây là một vấn đề liên quan đến đức tin đã được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử, và thậm chí nhiều người trở nên bất mãn hay thất vọng vì không thể chấp nhận một Thiên Chúa tàn ác, bắt con mình phải chết mới hả giận vì tội lỗi con người gây ra. Điều ấy không thể hòa hợp với câu nói của thánh Gioan: "Thiên Chúa là tình yêu" (1Ga 4,8.16). Chính bản thân thánh Anselmo (1033-1109), một triết gia và thần học gia nổi tiếng ở thời Trung Cổ, cũng đã suy tư rất nhiều về câu hỏi này, và sau đó ngài tìm cách lý giải điều ấy trong tác phẩm "Tại sao Thiên Chúa làm người?". Thầy xin trích dẫn câu hỏi