Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

An-rê và Phê-rô, ai là anh?

Hình ảnh

Tìm hiểu ý nghĩa Mùa Vọng

Hình ảnh

HỎi. Khăn Thánh là gì? Vì sao đã có khăn trải bàn thờ mà còn cần đến Khăn Thánh?

Hình ảnh

HỎI. Tại sao người Công giáo được gọi là con chiên?

Hình ảnh

HỎI. Theo các Tin Mừng, Chúa Giêsu đi đến thành Giêrusalem mấy lần trong 3 năm hoạt động của Ngài?

ĐÁP. Tin Mừng Nhất Lãm - 1 lần (không tính thời thơ ấu) Tin Mừng Gioan - nhiều lần. Tin Mừng Nhất Lãm chỉ kể về 1 lần duy nhất Chúa Giêsu lên Giêrusalem để hoàn tất chương trình cứu độ, thì Tin Mừng Gioan kể lại ít nhất 3 lần Ngài lên Giêrulem trong các dịp khác nhau. Như vậy phải chăng có sự mâu thuẫn giữa các sách Tin Mừng? Tin Mừng nào mới nói đúng sự thật lịch sử? Thực ra không có sự mâu thuẫn nào ở đây cả, mà vì mục đích viết và cách bố trí bản văn của các tác giả khác nhau. Tin Mừng Nhất Lãm muốn làm nổi bật cuộc khổ nạn và phục sinh ở Giêrusalem như trung tâm và cao điểm của cuộc đời Chúa Giêsu nên đã chỉ trình thuật 1 lần Chúa lên Giêrusalem; còn Tin Mừng Gioan mô tả một cách tự do hơn như những sự kiện lịch sử khác nhau, chứ không bố trí Tin Mừng của mình thành một tiến trình duy nhất. Hơn nữa như chính thánh Gioan đã viết ở cuối Tin Mừng, Ngài chỉ kể lại một phần nào những hoạt động của Chúa Giêsu chứ không thể viết hết được, tức là các tác giả Tin Mừng chỉ muốn tập trung vào

HỎI. Đi lễ trễ mức nào thì gọi là mất lễ?

Hình ảnh
  ĐÁP. Trong luật cũ có qui định rằng ai đến sau phần phụng vụ Lời Chúa thì mất lễ. Nếu là lễ ngày thường thì họ không nên lên rước lễ, còn nếu là lễ Chúa Nhật thì họ phải tham dự thánh lễ khác nếu không sẽ không chu toàn luật giữ ngày Chúa Nhật. Cho tới ngày nay, nhiều tín hữu vẫn còn giữ quan điểm này, tức là thánh lễ sẽ không trọn khi bị mất 1 trong 2 phần của thánh lễ (phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể). Tuy nhiên, giáo luật hiện hành (1983) không còn qui định này nữa. Vấn đề này được giải thích rằng việc đi lễ quá trễ thường là ngoài ý muốn, tức là không cố tình, mà do những yếu tố khách quan. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà thần học luân lý và mục vụ đều cho rằng đến trễ sau phần truyền phép là mất lễ và tín hữu không nên rước lễ, và nếu đó là một ngày Chúa Nhật, thì phải tham dự một Thánh lễ khác. Do đó các người đến trễ lễ phải thành thật tự hỏi, tại sao? Nếu họ đến trễ vì một số lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả kháng, chẳng hạn như kẹt xe, thì họ không mất lễ và không c

Hỏi. Làm sao để không làm "khán giả" khi tham dự Thánh Lễ?

Hình ảnh
ĐÁP. Phần đông người giáo dân chúng ta có suy nghĩ xem thánh lễ là "sàn diễn" riêng của Linh mục, các ngài đóng vai trò chính, còn chúng ta chỉ là vai trò phụ, là khán giả. Suy nghĩ này cũng không hoàn toàn sai, bởi hy lễ Thánh Thể chỉ được cử hành bởi các giám mục và linh mục. Nhưng vì chúng ta cũng là những tư tế nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta cũng có bổn phận dâng hiến lễ lên Thiên Chúa. Vậy nên để tham dự cách tích cực vào Thánh Lễ và tránh tình trạng khô khan, nguội lạnh như những khán giả, cần có những tâm tình sau đây: + Dục lòng tin và yêu mến Chúa khi đi tham dự Thánh Lễ. Chỉ khi tin và yêu mến, chúng ta mới thấy việc làm của mình có giá trị và ý nghĩa. + Có tâm tình và ý lễ riêng khi đi dâng lễ: Mỗi khi đi dâng lễ, chúng ta nên chuẩn bị những ý nguyện riêng như những lễ vật thiêng liêng dâng lên Chúa. Sẽ càng sống động và ý nghĩa hơn khi mỗi ngày chúng ta có một ý nguyện khác nhau. Bản thân thầy có những ý nguyện cho từng ngày như sau: Chúa Nhật: Cầu cho cộng đoàn củ

HỎI. "Người môn đệ này quen biết vị thượng tế, ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phê-rô vào." (Ga 18,15-16) . Người môn đệ này là ai mà được phép đi vào dinh thượng tế và không bị hạch sách như Phêrô?

Hình ảnh
ĐÁP. Theo nhà chú giải Kinh Thánh Ludger Schenke , tuy Tin Mừng không nói tên người môn đệ này, nhưng căn cứ vào cách dùng từ của tác giả, chúng ta đoán được môn đệ này chính là tông đồ Gioan. Danh xưng "người môn đệ khác" hay "người môn đệ được Đức Giêsu thương mến" chỉ xuất hiện duy nhất trong Tin Mừng Gioan. Có 5 lần danh xưng này xuất hiện, lần thứ nhất trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13,24); lần thứ hai tại dinh thượng tế (Ga 18,16); lần thứ ba dưới chân thập giá (Ga 19,26); lần thứ tư sáng ngày phục sinh (Ga 20,3.8). Và lần thứ 5 nằm ở cuối Tin Mừng Gioan (21,24) là điểm nhấn quan trọng: "Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra." Chính môn đệ này là nhân chứng trực tiếp tận mắt chứng kiến các sự việc và viết lại, đây là yếu tố hết sức quan trọng đến sự chân thật của Tin Mừng. Căn cứ vào kiểu nói quen thuộc này của Gioan, truyền thống hiểu rằng đây là cách tác giả Gioan nói về chính mình. Tại sao môn đệ này (Gioan) quen biết vị thượng tế và đư

Suy niệm Tin Mừng Ga 2,13-22. Lễ cung hiến thánh đường Laterano.

Hình ảnh

Giải đáp một số câu hỏi nhỏ liên quan đến Thánh Lễ

Hình ảnh
1) Trước khi nghe công bố Tin Mừng thì làm dấu thánh giá đơn hay phải làm cả 2. Một lần là đủ, dù là làm dấu đơn (bình thường) hay dấu kép (vẽ 3 thánh giá trên trán, môi và ngực). Không cần phải làm cả 2. 2) Xông hương cho giáo dân có ý nghĩa gì? Hương trầm từ ngày xưa đã được dùng cho các nghi lễ tôn giáo, và mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng, trong đó có sự thanh tẩy. Xông hương cho giáo dân trước phần phụng vụ Thánh Thể là để mời gọi và nhắc nhở các tín hữu thanh luyện lòng trí cho nghi thức trung tâm của thánh lễ là phần truyền phép Thánh Thể. 3) Rung chuông/ gõ chiêng khi linh mục nâng cao Thánh Thể. Rung chuông hay gõ chiêng trong lúc này là để gây sự chú ý, mời gọi mọi người tập trung tôn thờ Thánh Thể. 4) Khi linh mục nâng cao Thánh Thể thì giáo dân ngước nhìn hay cúi đầu? Cả hai. Trước tiên nên ngước nhìn chiêm ngưỡng và tôn kính, rồi sau đó cùng với linh mục bái lạy tôn thờ. 5) Sau khi rước lễ xong có cần cúi bái rồi mới về chỗ không? Không, vì khi ấy ta vừa rước Thánh Thể, nên
Hình ảnh
  HỎI: Vì sao Thiên Chúa của Cựu Ước lại nghiêm khắc và bạo lực như vậy? ĐÁP. Câu hỏi như vầy là không chính xác vì có vẻ phân biệt giữa Thiên Chúa của Cựu Ước với Thiên Chúa của Tân Ước. Tuy nhiên, cách hiểu như vậy không phải bây giờ mới có mà ngay từ thế kỷ thứ 4 đã xảy ra, và thậm chí là xuất phát từ một giám mục dẫn đến lạc giáo Marchion (tên của vị giám mục này). Ông cho rằng Thiên Chúa của Cựu Ước là một vị thần độc ác, nghiêm khắc và hay thịnh nộ, khác hoàn toàn với Thiên Chúa được Chúa Giêsu rao giảng trong Tân Ước, và như vậy là có 2 Chúa chứ không thể nào một Chúa mà mâu thuẫn như thế. Trong khi đó, đức tin Công giáo là: Chỉ có MỘT Thiên Chúa, hôm qua cũng như hôm nay và như vậy cho đến muôn đời. Thêm vào đó, có vẻ rất nhiều người có ấn tượng không tốt với các trình thuật của Cựu Ước về những cơn thịnh nộ, sự trừng phạt hay trả thù của Chúa... và không ít người đã bỏ đạo vì không thể chấp nhận một Thiên Chúa độc ác như thế. Tuy nhiên, vấn đề thiếu sót một phần từ các linh mụ

HỎI: Vì sao các môn đệ lại theo Chúa Giêsu?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước tiên cần nhìn nhận rằng ơn gọi của các môn đệ là do Chúa Cha ban cho qua sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên ở đây xin phân tích thêm hướng nhìn thực tế về ơn gọi này. Hành trình theo Chúa của các môn đệ có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Tò mò và bị thu hút Khi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng công khai thì Ngài gây được sự chú ý của đám đông. Nhà thuyết giảng trẻ tuổi này giảng dạy trong hội đường và ngoài phố xá. Lời giảng của Ngài quá mới mẻ và thu hút nên có một số người mộ mến, gọi là các fans hâm mộ. Chắc chắn các môn đệ đã nghe biết danh tiếng của Chúa Giêsu trước khi được Ngài mời gọi theo Ngài. Tuy Tin Mừng mô tả ngắn gọn về cuộc gặp gỡ và ơn gọi của các môn đệ đầu tiên như Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan, nhưng thực ra các ông đã biết đến Chúa Giêsu trước rồi. Thế nên khi được Ngài gọi "hãy theo Tôi", thì các ông nhanh chóng đi theo bởi sức hút và danh tiếng của Ngài. Các ông khởi đầu ơn gọi với sự tò mò và sức hút của Chúa Giêsu. Giai đoạn 2: Ảo

HỎI. Vì sao Chúa Giêsu không gọi Đức Mẹ là Mẹ mà lại gọi là Bà?

Hình ảnh
ĐÁP. Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta thấy hai lần Chúa Giêsu gọi Đức Mẹ là Bà. Lần 1 là tại tiệc cưới Cana, khi Đức Mẹ nói với Chúa Giêsu là đám cưới hết rượu, Ngài trả lời: "Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và Con (Tôi), Giờ của Con (Tôi) chưa đến" (Ga 2,4). Lần 2 là trước khi sinh thì trên thánh giá, Ngài trối Đức Mẹ lại cho thánh Gioan. "Thưa Bà, đây là con Bà." (Ga 19,27). Đây đúng là một điểm gây khó hiểu cho chúng ta, khi thấy cách trả lời có vẻ không thân thiện của Chúa Giêsu với Mẹ của Ngài. Bởi con cái không khi nào xưng hô trực tiếp với mẹ mình như thế. Điểm này cũng tìm hiểu và giải thích khá nhiều, trong đó có 3 hướng nổi bật. 1. Thần học : cách giải thích thần học được chấp nhận rộng rãi đó là Chúa Giêsu muốn giới thiệu Đức Mẹ như Eva mới. Vì Eva phạm tội mà tội lỗi đi vào trần gian, thì nay vì Eva mới vâng lời Thiên Chúa mà ơn cứu độ được ban cho nhân loại. Cách giải thích này được chấp nhận về khía cạnh đức tin và suy tư thần học. Nhưng đối với các tín

HỎI. Nguồn gốc của lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời?

Hình ảnh
ĐÁP. Ngày 2 tháng 11 hằng năm, Giáo Hội giành riêng cách đặc biệt để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Việc dâng lễ và cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời được các Kitô hữu thực hành từ khá sớm, ngay từ thế kỷ II, nhưng chỉ mới ở mức tự phát chứ chưa có phụng vụ riêng. Vào thế kỷ thứ VII, thánh Isidore giám mục thành Sevilla (giáo phụ cuối cùng của giáo hội tây phương) đề nghị các tu sĩ trong giáo phận của ngài cử hành lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời ngay sau ngày lễ phục sinh – với ý nghĩa cầu cho họ được ơn phục sinh với Chúa Kitô. Sau đó, việc cử hành lễ này được các đan viện tổ chức vào các ngày khác nhau tùy sắp xếp của bề trên. Vào thế kỷ thứ X (năm 998), thánh Odilo viện phụ đan viện Biển Đức Cluny đã ấn định trong Dòng của ngài dành ngày 2 tháng 11 làm ngày lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời. Việc đạo đức này được phổ biến trước hết trong Dòng Biển Đức Cluny và sau đó được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Năm 1311 (thế kỷ XIV), lần đầu tiên lễ cầu cho các tín hữu đã qua đờ