Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2021

Vì sao chúng ta cầu xin mà Chúa không nhận lời?

Hình ảnh

Học Kinh Thánh: Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng Gioan

Hình ảnh

Ma quỷ cám dỗ Thiên Chúa được ư?

Hình ảnh

HỎI. Ma quỷ có biết Đức Giêsu là Thiên Chúa không? Nếu biết, tại sao nó vẫn cám dỗ Ngài?

Hình ảnh
ĐÁP. Có hai cách chú giải vấn đề này như sau: 1. Ma quỷ biết Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng vẫn thử cám dỗ. Nó tấn công vào nhân tính của Đức Giêsu, lợi dụng điểm yếu là Ngài đã ăn chay suốt 40 ngày trong hoang địa nên cơ thể có phần yếu nhược. Thông thường khi thân xác yếu nhược thì tinh thần cũng không mạnh mẽ. Ma quỷ là thiên thần sa ngã, nó đã từng muốn chiếm quyền của Thiên Chúa nhưng bất thành và bị trục xuất khỏi nhan Thiên Chúa. Nhưng nó chưa bao giờ từ bỏ âm mưu ấy, tức là vẫn luôn đối đầu với Thiên Chúa và nó đã cám dỗ con người theo phe nó chống lại Thiên Chúa. Giờ đây khi biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể, nó lại thử một lần nữa, dụ dỗ Ngài. Giả sử thành công, thì thế lực của nó sẽ mạnh lên gấp bội bởi có Con Thiên Chúa hỗ trợ. Tóm lại, quan điểm này cho rằng ma quỷ biết Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng vẫn muốn thử cám dỗ. Tuy nhiên lý luận này không thỏa đáng ở chỗ, làm sao ma quỷ dám cám dỗ Thiên Chúa? Tức là nếu nó đã biết Đức Giêsu là Chúa thì lẽ ra nó phải kinh

PHẢI CHĂNG TU LÀ CHẠY TRỐN?

Hình ảnh
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi không hiểu biết lắm về chuyện tu trì. Là một Kitô hữu, tôi chỉ nghĩ đơn giản: tu là làm linh mục và chỉ thế thôi. Tôi không hề có ý định đi tu và còn rất khô khan trong việc giữ đạo nữa là đàng khác. Lúc ấy, nhiều người bạn ngoại giáo của tôi bảo rằng tu là con đường cùng cho những người đau khổ, chán đời, thất tình và thất nghiệp. Tôi không đồng ý với những ý kiến ấy nhưng cũng không quan tâm tìm câu trả lời. Tuy nhiên nhờ những cuộc gặp gỡ và nói chuyện với một vài tu sĩ, tôi thấy rất có cảm tình vơi họ và thích nghe họ nói về chuyện tu trì cũng như đời sống đạo đức. Thi đại học xong, tôi vào tìm hiểu dòng Xitô Phước Sơn. Sự an tĩnh và bình an ở đâu thu hút sự tò mò của tôi nên tôi đã quyết định ở lại tìm hiểu đời sống và ơn gọi của dòng này. Một thời gian sau, bạn bè tôi đến thăm, họ hỏi tôi rằng: “ Tại sao cậu lại đi tu? ”, tôi trả lời với vẻ hài hước: “ Tớ đi trốn thế gian! ”. Bạn tôi bắt bẻ: “ Đi tu như vậy là hèn lắm! Là con trai phải đối di

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
LỊCH SỬ CỦA NGÀY THỨ TƯ LỄ TRO Lịch sử Giáo Hội ghi nhận Thứ Tư Lễ Tro (latinh:  Feria quarta cinerum ) được thiết lập vào thế kỷ thứ VI, dưới thời giáo hoàng Grê-gô-ri-ô I (590-604). Thứ Tư Lễ Tro khởi đầu 40 ngày Mùa Chay. Việc xức tro trên đầu để tỏ lòng thống hối đã được thực hành phổ biến từ xa xưa trong các tôn giáo, trong đó có Do Thái Giáo mà chúng ta có thể tìm thấy nhiều dẫn chứng trong Cựu Ước. Vào thời ban đầu của Giáo Hội, việc xức tro này chỉ áp dụng cho những người phạm tội công khai. Sau khi họ xưng tội thì giám mục sẽ xức tro lên đầu rồi "đuổi khỏi nhà thờ". Các hối nhân sẽ phải làm việc đền tội công khai trong suốt 40 ngày Mùa Chay, cho đến Thứ Năm Tuần Thánh thì mới được phép đi vào nhà thờ để cùng cộng đoàn cử hành Tam Nhật Thánh, và vào lễ vọng Phục Sinh sẽ được giám mục ban phép tha tội và sau đó được rước lễ. Hình thức đền tội này chấm dứt vào khoảng thế kỷ thứ X, và từ đó thì tất cả các tín hữu sẽ được xức tro chứ không riêng gì các tội nhân như trước

Hỏi. Ăn chay kiêng thịt thế nào mới đúng tinh thần của đạo Công giáo?

Hình ảnh
Đáp. Ăn chay kiêng thịt diễn tả sự hãm mình, giảm bớt ăn uống để kìm hãm thân xác và thông hiệp với đau khổ của Chúa, cũng như để dùng chút tiền tiết kiệm từ việc ấy mà làm việc bác ái. Việc kiêng thịt là kiêng ăn thịt các loại động vật máu nóng trên cạn, thịt các loài hữu nhũ và gia cầm. Các loại cá và các thức ăn biển, những loài có máu lạnh (ếch, trai, sò, rùa), những loài vừa sống trên bờ vừa ở dưới nước (lưỡng cư) và những loài bò sát... không bị cấm. Nhưng cần phân biệt giữa việc ăn để có sức khỏe và ăn để thưởng thức. Tuy những loài hải sản không bị cấm, nhưng nếu ăn thưởng thức trong những ngày giữ chay thì không nên, còn việc ăn uống bình thường để có sức học hành và lao động thì không sao. Chúng ta không ăn thưởng thức, không ăn vặt vì việc ăn uống này đem lại niềm vui và sự sảng khoái cho thân xác, và điều này không phù hợp. Vấn đề đáng lưu ý là hình như các bạn quá chú ý đến hình thức ăn chay (ăn thế nào, ăn gì, mất chay thì sao...?) mà ít chú ý đến nội dung và ý nghĩa của

HỎI. Ý nghĩa con số 40 ngày Mùa Chay? Tại sao Mùa Chay lại khởi đầu Thứ Tư mà không bắt đầu từ Chúa Nhật hay Thứ Hai?

Hình ảnh
ĐÁP. 1. Ý nghĩa của con số 40. Nền tảng Kinh Thánh cho việc thiết lập 40 ngày Mùa Chay là 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa trước khi bắt đầu đi rao giảng (Mt 4,2), đây cũng là số năm (40 năm) dân Israel sống trong Sa mạc sau khi xuất hành ra khỏi Ai Cập (Xh 16,35); 40 ngày cũng là số ngày ông Mose ở trên núi Sinai để Chúa ban 10 điều răn (Ex 24,18 EU); và 40 ngày là thời hạn mà ngôn sứ Giona công bố cho dân thành Ninive rằng Thiên Chúa sẽ trừng phạt thành (Jona 3,4 EU). 2. Tại sao Mùa Chay khởi đầu vào Thứ Tư Lễ Tro? Mùa Chay kéo dài 40 ngày mang ý nghĩa thiêng liêng nhiều hơn là nghĩa toán học. Nguyên thủy là vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4, các tín hữu giữ chay vào Chúa Nhật thứ 6 tuần trước lễ Phục Sinh và kết thúc vào Thứ Năm Tuần Thánh. Từ thế kỷ thứ 5 Giáo Hội xem ngày Chúa Nhật như lễ Phục Sinh nên không giữ chay và không được tính vào Mùa Chay. Do đó để có đủ 40 ngày, Mùa Chay sẽ được dời lên Thứ Tư của tuần trước đó gọi là Thứ Tư Lễ Tro và cả 2 ngày Thứ Sáu và Thứ

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
"Ai không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô" (T. Hieronimus) Vì sao khi vẽ chân dung thánh Hieronimus (Giê-rô-ni-mô) người ta thường vẽ kèm theo một chú sư tử bên cạnh ngài? Thánh Hieronimus (347-420) là một trong 4 vị đại giáo phụ của giáo hội tây phương và có công dịch bản Kinh Thánh Cựu Ước sang tiếng latinh, gọi là bản dịch Vulgata. Ngài là một nhà trí thức uyên thâm, nhưng chọn cuộc sống ẩn dật/ ẩn tu trong sa mạc. Tương truyền rằng khi thánh nhân và các môn đệ đang cầu nguyện, thì có một con sư tử bị thương chạy về phía các ngài dáng vẻ như cầu cứu. Các môn đệ sợ hãi bỏ chạy thoát thân, còn thánh Hieronimus bình thản chờ con sư tử tới gần, rồi xem xét vết thương và chăm sóc nó cho tới khi vết thương lành hẳn. Con vật tỏ lòng biết ơn thánh nhân và không muốn rời đi. Thánh nhân liền sai nó bảo vệ con lừa thồ hàng của ngài và đồng thời canh nhà cho ngài. Con vật ngoan ngoãn vâng lời. Một hôm khi chú sư tử đang ngủ say trong góc khuất, còn thánh Hieronimus và các đồ đ

HỎI. Trong thánh lễ, mỗi khi linh mục chào "Chúa ở cùng anh chị em" thì ngài dang tay ra. Nhưng trước khi công bố Tin Mừng, linh mục cũng xướng câu này thì ngài chấp tay chứ không dang tay. Tại sao như thế?

Hình ảnh
ĐÁP. Vì theo truyền thống, việc công bố Tin Mừng không phải là của linh mục, mà là của phó tế. Vào thời xa xưa khi cử hành Thánh Lễ, phó tế luôn giữ vai trò giúp lễ cho giám mục và công bố Tin Mừng. Trong khi đó, hành vi dang tay chào đón cộng đoàn "Chúa ở cùng anh chị em" là của vị chủ tế (chủ nhà). Chỉ có chủ nhà, chủ tọa, mới có tư cách dang tay đón chào hay chúc lành cho tín hữu. Phó tế không phải chủ tọa mà chỉ là giúp lễ, nên khi công bố Tin Mừng, thầy không dang tay chào cộng đoàn như vị chủ tọa. Tuy nhiên, khi Giáo Hội lan rộng khắp nơi mà nhiều nơi không có phó tế giúp lễ, thì linh mục phải tự mình đọc bài Tin Mừng. Nhưng vì nghi thức này bắt nguồn từ truyền thống xa xưa đã trở thành qui tắc chung, nên các linh mục cũng không dang tay khi đọc "Chúa ở cùng anh chị em" trước khi đọc Tin Mừng. Như thế, xét theo ý nghĩa thì sẽ không sai nếu linh mục dang tay khi đó. Nhưng vì đã thành qui tắc chung, nên các linh mục đều tuân giữ và chỉ chấp tay như phó tế khi cô

HỎI. Khi Chúa Giêsu ra đời thì cha mẹ đã phải đem Ngài chạy trốn sang Ai Cập thì làm sao có thể dâng Ngài trong đền thờ Giêrusalem được?

Hình ảnh
ĐÁP. Cần lưu ý là chỉ có hai Tin Mừng Ma-thêu và Luca kể về sự kiện Giáng Sinh và thời thơ ấu của Đức Giêsu, nhưng nhiều điểm khác biệt. Tin Mừng Ma-thêu ghi lại sự kiện Đức Giêsu bị vua Hê-rô-đê tìm giết nên cha mẹ phải đưa Hài Nhi lánh sang Ai Cập. Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà thì gia đình thánh trở về Israel và định cư ở Nazareth. Thánh Ma-thêu không nhắc tới sự kiện cha mẹ dâng Hài Nhi Giêsu trong đền thờ. Tin Mừng Luca tường thuật khá dài về thời thơ ấu của Đức Giêsu, nhưng không nói gì về sự kiện bách hại nêu trên. Trái lại, khởi đầu cuộc đời Đức Giêsu khá êm ả với sự kiện Giáng Sinh tưng bừng, rồi sau cha mẹ đưa Hài Nhi lên đền thờ để thánh hiến cũng như Đức Maria cử hành nghi thức thanh tẩy. Sau sự kiện này, gia đình thánh về định cư ở Nazareth. Như thế sự khác biệt khá rõ ràng và câu hỏi nêu lên là phải chăng các tác giả Tin Mừng viết mâu thuẫn lẫn nhau? Chắc chắn sự khác biệt này không mâu thuẫn. Xin nêu lên một vài luận cứ. - Thánh Ma-thêu viết Tin Mừng cho tín hữu gốc Do

NGÀY 2/2: ĐỨC MARIA DÂNG ĐỨC GIÊSU TRONG ĐỀN THỜ - LỄ NẾN - NGÀY QUỐC TẾ NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN

Hình ảnh
Từ thế kỷ thứ 4 giáo hội ở Giêrusalem đã cử hành lễ này, 40 ngày sau lễ Hiển Linh, sau đó đổi qua 40 ngày sau lễ Giáng Sinh. Ngày lễ này tưởng niệm lần đầu tiên Đức Giêsu được đưa lên Gieerrusalem và vào đền thánh. Từ thế kỷ thứ 7, lễ này được cử hành đi kèm với việc làm phép và rước nến (ánh sáng) nên từ đó cũng được gọi là Lễ Nến . Các tín hữu cử hành nghi thức ấy như muốn chào đón Đức Kitô giống như Tin Mừng mô tả không khí ngày Lễ Lá. Nến (ánh sáng) tượng trưng cho Đức Kitô là ánh sáng thật đến trần gian. Truyền thống làm phép và rước nến trong dịp lễ này tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay. Các nhà thờ sẽ chuẩn bị số lượng nến cho cả năm để được làm phép trong dịp này. Các tín hữu cũng mua nến và xin làm phép để dùng trong giờ cầu nguyện gia đình. Ở Tây phương, ban đầu phụng vụ lễ này là tôn kính Đức Maria vì Đức Mẹ cũng được thanh tẩy khi dâng con trong đền thờ. Giáo hội tây phương nhấn mạnh đến khía cạnh này nên đã gọi tên lễ này là Lễ Đức Maria thay tẩy . Sau Công đồng Vatic

HỎI. Vì sao khi ban phép lành Thánh Thể linh mục có khăn choàng vai để cầm hoàng quang, nhưng khi nâng Mình Thánh sau truyền phép trong Thánh Lễ lại không như vậy?

Hình ảnh
ĐÁP. Vì hai nghi thức thuộc hai bối cảnh phụng vụ với mục đích khác nhau và vai trò của linh mục cũng khác nhau. Khi cử hành Thánh Lễ, linh mục là đại diện Chúa Kitô, đặc biệt nhất là vào giây phút truyền phép. Khi ấy, linh mục nói và hành động trong Chúa Kitô, nên việc cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng (truyền phép) là hành động của chính Chúa Kitô. Mục đích của hành động nâng cao Thánh Thể sau truyền phép là để tôn kính và tuyên xưng. Khi ban phép lành Thánh Thể cuối giờ chầu, linh mục mang khăn phủ vai để nâng hoàng quang Thánh Thể diễn tả rằng linh mục nhân danh Chúa và xin ơn lành của Chúa xuống trên tín hữu. Khăn phủ vai trong nghi thức này vừa diễn tả sự trang trọng của phụng vụ, diễn tả sự tôn kính đặc biệt cho Thánh Thể, và nhất là để nói lên rằng phép lành Thánh Thể đến từ Chúa, chứ không phải từ linh mục. Mục đích của nghi thức này là xin Chúa ban phúc lành cho tín hữu. M. Eugenius Nguyen OCist