Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021

Chia sẻ kinh nghiệm du học

1. Làm sao để nhanh thích nghi với nếp sống nơi xứ người? Một trong những khó khăn đầu tiên khi đi du học là vấn đề ăn uống. Vì thức ăn mỗi nước có sự khác nhau, và khác biệt giữa thức ăn của Việt Nam với châu âu càng đặc biệt lớn. Thế nên nhiều sinh viên Việt Nam đi du học đã gặp khó khăn trong chuyện ăn uống. Có người không dám mạo hiểm thử thức ăn tây vì sợ bị vấn đề tiêu hóa, nên tự nấu các món ăn việt hoặc ăn mì gói suốt. Đó là một điều không nên. Người Đức có câu nói "Küche ist Kultur - cái bếp là văn hóa" - với ý nghĩa rằng thức ăn là một nét văn hóa của mỗi nước, mà mỗi nước lại có nét khác nhau. Vậy nên khi đến nước khác, bạn nên làm quen với thức ăn ở đó. Dĩ nhiên bạn không thể thích nghi ngay lập tức được, và có thể gặp vấn đề về tiêu hóa một thời gian người ít người nhiều, nhưng đừng vì thế mà không dám mạo hiểm. Vì khi tập ăn thức ăn của nước bạn, bạn sẽ học được nhiều thứ và đồng thời cơ thể bạn cũng sẽ bắt đầu thích nghi văn hóa mới, bởi ăn uống cũng là một ngh

HỎI. Khi thêm sức, giám mục vỗ nhẹ lên má (hoặc vai) thụ nhân. Cử chỉ này có ý nghĩa gì ?

Hình ảnh
ĐÁP. Cử chỉ này có ý nghĩa nhắc nhở và động viên khích lệ. Khi một người đang ngủ, bạn làm gì để đánh thức họ cách nhẹ nhàng? Thông thường là vỗ nhẹ vào má, hoặc lay vai hoặc cánh tay. Khi một người đang buồn sầu đau khổ, bạn làm gì để động viên họ? Thông thường là vỗ vai, cầm tay hoặc ôm vào lòng, đôi khi là dùng hai bàn tay ôm lấy má họ và an ủi. Khi một người chán nản tới mức bướng bỉnh, bạn làm gì để nhắc nhở họ? Thông thường là đấm vào vai, hoặc mạnh hơn là tát vào má để kêu gọi họ tỉnh táo lại. Tất cả những điều trên đây được diễn tả trong cử chỉ của giám mục trong lễ thêm sức. Cái chạm tay nhẹ vào má (hoặc vai) thụ nhân diễn tả sự nhắc nhở và động viên khích lệ của người cha, rằng các con vừa được xức dầu của Thánh Thần, cùng với đó là các ơn của Ngài, đặc biệt là ơn khôn ngoan và dũng mãnh. Vậy các con hãy can đảm lên, hãy vững bước tiến lên loan báo Tin Mừng. Các con không được ươn lười và uể oải trong đời sống thiêng liêng nữa, vì Thánh Thần đã đến với các con. Lễ Thêm Sức đá

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA GẬY MỤC TỬ

Hình ảnh
Gậy mục tử nói lên quyền lãnh đạo của giáo hoàng, giám mục (và viện phụ) trên giáo hội hoàn vũ, giáo hội địa phương hay trong đan viện. Đúng như tên gọi của nó, gậy mục tử nguyên thủy là của người chăn súc vật. Cây gậy này thường có đầu cong và xẻ rãnh nhỏ để có thể hất tung đất đá tới những con cừu xa đàn hoặc để móc vào chân (hoặc cổ) những con vật bướng bỉnh không đi theo đàn để kéo chúng về đàn. Gậy mục tử trở thành biểu tượng sự tỉnh thức của mục tử lo lắng canh giữ đàn chiên và dẫn chúng tới đồng cỏ màu mỡ. Từ đó người ta dễ dàng chuyển ý nghĩa chiếc gậy sang lãnh vực con người và lãnh vực thiêng liêng, nhất là như đã được sử dụng trong Thánh Kinh (xc. Tv 22,4; Ga 10; Lc 15,3-7). Không chỉ Kitô giáo mà nhiều tôn giáo khác cũng dùng gậy như biểu tượng của thủ lãnh, và thậm chí còn được sử dụng từ xa xưa. Riêng trong Kitô Giáo, gậy mục tử lần đầu tiên được sử dụng là thế kỷ thứ IV, sau khi công nhận Công giáo là quốc giáo, hoàng đế Constantin đã ban cho giám mục Roma cây gậy như bi

HỎI. Có được xin chúc lành cho thú vật không?

Hình ảnh
ĐÁP. ĐƯỢC Người Công Giáo có thói quen đạo đức là khi khởi đầu hay kết thúc một công việc gì, thì họ cầu xin sự chúc lành của Chúa để mọi công việc diễn ra và hoàn tất tốt đẹp theo thánh ý Chúa. Trong ý hướng đó, khi khởi công xây nhà hay sau khi ngôi nhà hoàn tất; hoặc khi mua một chiếc xe mới... người tín hữu thường mời linh mục đến làm phép và chúc lành. Làm phép và chúc lành cho đồ vật thì khá là quen thuộc. Nhưng làm phép và chúc lành cho thú vật thì sao? Nhiều người cho rằng không được phép, vì con vật thấp hèn, dơ bẩn, không phù hợp... Thế nhưng nếu suy cho kỹ, thì thú vật cũng là tài sản sở hữu của con người không khác gì một ngôi nhà hay một chiếc xe cả. Vậy thì tại sao chúng lại không thể được chúc lành? Mục đích của việc làm phép và chúc lành cho công việc cũng như cho đồ vật, là để diễn tả lòng biết ơn và xin ơn lành của Chúa, để chúng ta biết sử dụng những đồ dùng ấy trong tâm tình yêu mến, biết ơn và kính sợ. Việc làm phép không phải là nghi thức phù phép hay mê tín, mà

HỎI. Mặc khải là gì? Các mặc khải tư có cần phải tin không?

Hình ảnh
ĐÁP. Mặc khải là từ Hán-Việt, nguyên nghĩa là vén màn lên, cũng có thể dịch là tỏ lộ ra, làm sáng tỏ. Chữ mặc khải được dùng để nói về việc Thiên Chúa tỏ lộ cho con người được biết về Ngài qua Kinh Thánh và nhất là qua Chúa Giêsu. Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận có 2 loại mặc khải: Mặc khải chung và mặc khải tư. + Mặc khải chung: là mặc khải qua Kinh Thánh và đặc biệt qua Chúa Giêsu trong các sách Tin Mừng. Mặc khải này đã trọn vẹn và kết thúc trong Chúa Giêsu. + Mặc khải tư: là việc Chúa tỏ lộ những điều huyền bí, mầu nhiệm cho một số cá nhân nào đó trong Giáo Hội. Mặc khải ấy đôi khi được chính Chúa tỏ lộ qua thị kiến hoặc giấc mơ, hoặc đôi khi Chúa nhờ Đức Mẹ hay một thiên thần thực hiện điều đó. Tuy nhiên cũng cần lưu ý có 2 thứ bậc của mặc khải tư. Một là những mặc khải được Giáo Hội nhìn nhận cách công khai, chẳng hạn như mặc khải của Đức Mẹ ở Lộ Đức (Pháp) cho thánh nữ Bernadet, hay Đức Mẹ ở Fatima (Bồ Đào Nha) cho 3 trẻ mục đồng; hay gần chúng ta hơn nữa là mặc khải Lòng Thương Xó

HỎI. Thế nào gọi là "Giáo Hội DUY NHẤT, THÁNH THIỆN, CÔNG GIÁO và TÔNG TRUYỀN" ?

Hình ảnh
ĐÁP. 1. Una - Duy nhất (một) Giáo Hội duy nhất. Lời tuyên xưng chỉ có một Giáo Hội, tức là Giáo Hội do Đức Kitô thiết lập. Giáo Hội duy nhất này bao gồm nhiều giáo hội địa phương hiệp nhất trong đức tin tông truyền, trong cử hành các bí tích và sự tông truyền còn được diễn tả cụ thể qua bí trích truyền chức (x. GLHTCG 814). Công đồng Vatican II nói về Giáo Hội: „Như một xã hội được thiết lập qui củ trên trần gian, Giáo Hội ấy tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo, do Ðấng kế vị Phêrô và các giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển“ (LG 8 ). Các cuộc phân ly xảy ra đã làm tổn thương sự duy nhất của thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô và làm hen ố sự khả tín của đức tin Công giáo. Tất nhiên cần lưu ý là Giáo Hội Đông Phương không phải là ly giáo, vì có sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội hoàn vũ: Tuân giữ trọn vẹn giáo lý của Chúa Kitô, cử hành bảy bí tích và có sự tông truyền. Các giáo hội khác bắt nguồn từ Kháng Cách không có sự hiệp thông trọn vẹn với Công Giáo. Tất nhiên Giáo Hội Công Giáo t

Hỏi. Bạn sẽ trả lời thế nào khi bị chất vấn: "Thời đại này rồi mà còn tin Chúa, còn theo đạo làm gì để bị ràng buộc mất tự do"?

Hình ảnh
ĐÁP. Câu hỏi này có hai vấn đề cần trả lời: 1. Thời đại này còn tin Chúa? Triết gia Aristoteles khẳng định rằng, "con người tự bản chất là tôn giáo", nghĩa là từ thâm sâu lòng con người cảm nhận và tin vào một thế lực siêu hình tuyệt đối. Từ xưa cho tới nay, cho dù có nhiều người tuyên bố là vô thần, không tin thần thánh, nhưng thực tế là người ta không thể phủ nhận được có một thế lực siêu nhiên nào đó vượt trên thế giới này. Người vô thần khi gặp đau khổ, bế tắc, vẫn chấp tay cầu xin may mắn, xin ông trời hay "mẹ thiên nhiên" phù trợ. Người ta có thể chối bỏ hay chống lại các tôn giáo, nhưng cái khao khát sự thiện từ thâm sâu lòng con người thì người ta không thể phủ nhận, và đó là dấu chỉ của "bản tính tôn giáo" bẩm sinh nơi họ. Người Công Giáo xác định được đối tượng đức tin của họ là Thiên Chúa, Thượng Đế Tối Cao, và họ tin thờ một đối tượng cụ thể, chứ không phải mơ hồ. Tiếp đến, con người có lý trí và biết suy tư sẽ thao thức tìm kiếm ý nghĩa của cu

HỎI. Giáo Hội tuyên xưng trong Kinh Tin Kính là "Giáo Hội duy nhất", vậy phải giải thích thế nào với sự phân ly nhiều giáo hội và giáo phái như Chính Thống hay Tin Lành?

Hình ảnh
ĐÁP. Trong lịch sử, Giáo Hội trải qua 3 cuộc đại ly giáo: Chính thống (1054); Tin Lành (1517) và Anh Giáo (1534). Ngoài ra còn có những cuộc ly giáo nhỏ của các giáo phái, chẳng hạn như huynh đoàn Pio X (1970)... Phải chăng Giáo Hội không còn là duy nhất sau những sự phân ly này? Nhiều người nghĩ như vậy và mỉa mai: Giáo Hội duy nhất mà chia năm xẻ bảy như vậy đấy! Trước hết, chúng ta cần tuyên xưng niềm tin vào Giáo Hội duy nhất mà Đức Giêsu đã thiết lập trên đá tảng Phêrô: "Con là Phêrô, nghĩa là đá tảng, và trên tảng đá này, thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy" (Mt 16,18). Điều này cho thấy rằng, Phêrô, vị thủ lãnh của Giáo Hội lữ hành trên trần gian, và các đấng kế vị tức là các giáo hoàng, chính là dấu chỉ hữu hình của sự duy nhất và kiên vững của Hội Thánh Công Giáo. Và do đó, chối bỏ vị thế của ngai tòa Phêrô là chối bỏ Hội Thánh của Đức Giêsu. Tuy nhiên, sự duy nhất mà Giáo Hội tuyên xưng không chỉ duy nhất về mặt cơ cấu - lẽ dĩ nhiên đây sẽ là tuyệt vời nếu chỉ có 1 Giáo