Bài đăng

HỎI. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề kết hôn khác đạo? Người có đạo nên làm gì để có thể tránh được những khó khăn và đổ vỡ?

Hình ảnh
ĐÁP. Như các bạn đã biết, số tín hữu Công Giáo ở VN khá ít, chỉ có khoảng 7 triệu người trong tổng số gần 100 triệu dân, tức là chỉ chiếm tỉ lệ 6,8% dân số. Có thể hình dung rằng, cứ 10 người dân thì có chưa tới 1 người Công Giáo. Tỉ lệ này đưa tới vấn đề khó tránh khỏi đó là kết hôn khác đạo. Kết hôn khác đạo có hai trường hợp, một là xin phép chuẩn để đạo ai nấy giữ, hai là người ngoại đạo chấp nhận học đạo và theo đạo. Kết hôn khác đạo không phải là chuyện đáng lo ngại xét về mặt xã hội, và một số tín hữu Công Giáo xem nhẹ vấn đề này vì chính bản thân họ cũng không quan trọng chuyện đạo nghĩa. Nhưng đối với những ai còn lo lắng đến việc giữ đức tin và thực hành đạo của mình, thì vấn đề này không đơn giản và cần được quan tâm. Một thực trạng đáng ghi nhận là kết hôn khác đạo luôn ẩn chứa những nguy cơ có phần thiệt thòi cho tín hữu Công Giáo, đặc biệt là nữ giới. Vì tín hữu Công giáo rất dễ trở thành nạn nhân bị bỏ rơi khi hôn nhân tan vỡ. Họ tuân theo luật Chúa và luật bất phân ly t

NHỮNG HIỂU LẦM/ HIỂU SAI PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM (tiếp theo)

Hình ảnh
3. Đạo Công Giáo mở đường cho thực dân vào xâm lược Việt Nam Sai, vì: Đạo Công Giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ 16 (1550-1583), tức là trước các chế độ thực dân từ 1 đến 2 thế kỷ, vì mãi đến thế kỷ 19 (1858) Pháp mới tấn công Việt Nam. Thời xưa do phương tiện đi lại còn hạn chế, các vị thừa sai thường "quá giang“ các tàu buôn và tàu chiến phương tây đi khắp nơi để truyền đạo. Việc truyền giáo này không bao giờ có mục đích chính trị. Còn việc đạo Công Giáo bị bách hại thường là do nhà cầm quyền muốn trả đũa khi bị phương tây o ép chính trị, chứ không phải vì các giáo sĩ và tín hữu Công Giáo làm loạn. Lịch sử các thế kỷ trước không hề nghi nhận một cuộc nổi dậy nào của người Công Giáo. Việc các vị thừa sai cầu cứu chính phủ thực dân thì sao? Thưa, vì bị bách hại quá dữ dội, các nhà thừa sai cần sự bảo vệ cho bản thân và cho các tín hữu, và lẽ dĩ nhiên là họ hướng về chính phủ của họ, bởi họ đang bị chính quyền sở tại bách hại. Họ cầu cứu, cầu xin sự giúp đỡ chứ không hề là âm

NHỮNG HIỂU LẦM/ HIỂU SAI PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM

Hình ảnh
1. Công Giáo là đạo của phương tây, không phải của Việt Nam Đúng, nếu xét theo cơ cấu và học thuyết của tôn giáo. Đạo Công Giáo được Đức Giêsu thành lập ở Israel, sau đó được truyền bá khắp năm châu trong đó có Việt Nam. Sai, nếu xét theo niềm tin vào Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa (Thiên Chủ/ Thượng Đế) mà đạo Công Giáo tin và rao giảng cũng phù hợp với niềm tin vào Ông Trời của người Việt Nam. Có thể nói rằng Ông Trời chỉ có một, và tuy danh xưng khác nhau, nhưng có lẽ khắp năm châu người ta đều tin cùng một Ông Trời (Thiên Chúa). Hơn nữa, suy cho cùng, tất cả mọi tôn giáo lớn ở Việt Nam đều được truyền đến từ nơi khác chứ không có một tôn giáo nào hoàn toàn thuần Việt. Chẳng hạn, Đạo Phật từ Ấn Độ, Khổng (Nho) Giáo và Lão Giáo từ Trung Quốc; Hồi Giáo từ Tây Á; thậm chí cả chủ nghĩa Cộng Sản của Karl Marx (Các – Mác) của phương tây. Duy chỉ có thờ kính tổ tiên là truyền thống từ ngàn xưa, nhưng không riêng ở Việt Nam mà mọi dân tộc đều có. Vậy tại sao các triết thuyết kia được chấp nhận,

Phần 3: Thiên Chúa của đức tin Kitô Giáo/ Công Giáo

Hình ảnh
  Chúa của đạo Công Giáo và Ông Trời (Thượng Đế) của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Phần 3: Thiên Chúa của đức tin Kitô Giáo/ Công Giáo Kitô Giáo/ Công Giáo bắt nguồn từ Do Thái Giáo với niềm tin độc thần, tin một Thiên Chúa duy nhất. Và Thiên Chúa này, như tôi đã trình bày trong phần trước, chính là Thượng Đế (Ông Trời) trong niềm tin của người Việt. Điều này được tông đồ Phaolo trình bày rất rõ ràng: ""Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên. Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự ... Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói : 'Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người." (Cv 17,24-26. 28). Kitô Giáo tiếp nhận truyền thống đức tin, Kinh Thánh và phụng tự của Do Thái Giáo với những sửa đổi thích nghi riêng. Sự khác

Phần 2: Ông Trời/ Thượng Đế trong niềm tin của Do Thái Giáo (nguồn gốc của Kitô Giáo/ Công Giáo)

Hình ảnh
Đầu tiên xin nói một chút về ngôn ngữ liên quan đến danh từ Chúa và Thần. Trong ngôn ngữ của các nước châu âu, đặc biệt là Hy Lạp, Roma là nơi bắt nguồn nhiều thần thoại về các thần ở thời cổ đại (chuyện thần thoại Hy Lạp...), chỉ có 1 danh từ: Theo (Hy lạp) và Deus (Latinh – thần Zơt) (và tiếng Anh: God) để gọi chung các thần. Chữ "Chúa", tiếng Anh là Lord, không mang ý nghĩa thần tính hay thần thiêng, mà là chỉ một ông/bà chủ/ một bậc thầy/ một bậc (vua) chúa. Giống như mình nói đến chúa Trịnh, chúa Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tổ phụ Ápraham cũng được gọi là Chúa: "Như Sara đã vâng phục Abraham, gọi ông là chúa." (1 Pr 3, 4). Còn chữ "Thiên Chúa", là một nỗ lực dịch thuật chữ God (hay Deus) - Đấng trên hết mọi sự mà muôn loài phải tôn thờ - của cha Matteo Ricci thuộc Dòng Tên, khi ngài truyền giáo tại Trung Hoa. Ngài vận dụng tư tưởng Á Đông là thờ Ông Trời (như mình hay thốt "Trời ơi!" vậy) mà ghép hai chữ Nho là Thiên và Chủ lại thành chữ

Chúa của đạo Công Giáo và Ông Trời (Thượng Đế) của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Hình ảnh
Phần 1: Niềm tin vào ÔNG TRỜI trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Là một dân tộc có xuất xứ gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, người Việt, từ xa xưa, đã phải dựa vào trời. Dư dật, no đủ hay thất bát đều do trời. Thế nên, trời - đất là hai yếu tố gắn liền với người nông dân theo quan niệm “trời sinh đất dưỡng” “Nhờ trời mưa gió thuận hòa Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau …” Hay “Lạy Trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm …” (Ca Dao). Dưới mắt người Việt, Ông Trời thật quyền năng nhưng cũng thật hảo tâm, thương người. Do đó, họ luôn hướng về trời với một lòng biết ơn. Tín ngưỡng thờ trời phát xuất một cách tự nhiên từ lòng biết ơn này. Trời được xem là một thế lực thiện, che chở bảo vệ chúng sinh, nuôi dưỡng vạn vật, để cho nhân loại nương tựa vào đấy mà sống còn, mà kinh sợ, làm thiện được thưởng, làm ác bị phạt. Chính vì thế “người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp lớn nhỏ, tri thức hay bình dân, không cứ thuộc t

HỎI. Hôn nhân CG được xác nhận là bí tích từ khi nào? Yếu tố nào làm cho HNCG trở thành bí tích ?

Hình ảnh
ĐÁP. * Lịch sử Năm 1184 Công đồng Verona xác định về đặc tính bí tích của hôn nhân (DH 718), và đến năm 1274 Công đồng chung Lyon II mới liệt kê hôn nhân và bí tích thứ bảy của Giáo hội (DH 860). Mình nên hiểu ở đây là lúc này Hôn nhân mới được chú giải đầy đủ. Ngày 24/11/1963 công đồng Trento chính thức công bố giáo lý đầy đủ về bí tích Hôn Phối, vừa để chống lại chủ trương phủ quyết của Martin Luther - ông xem Hôn Nhân là cao cả, nhưng chỉ thuộc về trật tự sáng tạo, và do đó không phải là bí tích và không thuộc vào trật tự cứu độ. Công Đồng khẳng định Hôn Nhân là bí tích được Thiên Chúa xác lập từ đầu trong sáng tạo, và được Đức Giêsu tái khẳng định (Mt 19,9) và chúc lành (Ga 2 - tiệc cưới Cana). * Yếu tố tạo nên đặc tính bí tích Hôn Phối Hôn Nhân - sự kết hợp nên một của vợ chồng - chính là hình ảnh diễn tả sự hiệp nhất của Đức Kitô và Hội Thánh. Điều này được thánh Phaolo trình bày trong thư Galat: "Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh v