Bài đăng

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hình ảnh
BÀ VÊ-RÔ-NI-CA VÀ TẤM KHĂN LAU MẶT CHÚA GIÊSU Vào Chúa Nhật Lễ Lá (hay còn gọi là Chúa Nhật Thương Khó) hằng năm tại Vatican, tấm khăn được cho là của bà Vê-rô-ni-ca đã dùng để lau mặt Chúa Giêsu trên đường Ngài bị điệu đi đóng đinh, sẽ được trưng bày trên bancon nhà nguyện thánh Vê-rô-ni-ca cho các tín hữu kính viếng. Nhà nguyện nhỏ bé này nằm gọn trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Lịch sử của tấm khăn này như sau. Tài liệu cổ xưa nhất ghi chép về sự hiện hữu của tấm khăn của bà Vê-rô-ni-ca còn được lưu giữ ở Vatican có niên giám ghi năm 708, và một tài liệu chính thức khác của Tòa Thánh có niên giám năm 1140. Trên tấm khăn, người ta thấy khuôn mặt của một người đàn ông với đôi mắt nhắm lại và có vẻ đau đớn mệt mỏi, trên đầu có vòng gai và trán có vệt máu. Theo tương truyền thì đó chính là khuôn mặt Chúa Cứu Thế được in vào tấm khăn của bà Vê-rô-ni-ca. Dưới thời giáo hoàng Phaolo V (1605-1621) người ta đã tiến hành kiểm tra/ nghiên cứu tấm khăn được lịch sử lưu truyền là của bà

HỎI. Chúa Cha không còn cách khác để cứu chuộc hay sao mà lại để Chúa Con phải chịu khổ hình thập giá man rợ như vậy?

Hình ảnh
ĐÁP. Trước tiên như thông lệ, chúng ta phải nghiêng mình trước mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ không thể nào hiểu hết được chương trình của Chúa cho tới khi được an nghỉ trong Ngài. Những nỗ lực tìm hiểu của chúng ta chỉ là giúp hiểu phần nào đó trong khả năng giới hạn của lý trí mà thôi. Tiếp đến, xin lấy một ví dụ đơn giản để giải đáp câu hỏi: Vì sao Chúa phải sai con của mình đến trần gian để hòa giải nhân loại với Ngài, mà không dùng cách khác? Hãy hình dung như thế này. Một người đầy tớ làm hư hỏng chiếc siêu xe của ông chủ đại gia, khiến cho mối quan hệ chủ tớ xấu đi bởi đầy tớ sợ hãi bị trừng phạt. Người đầy tớ muốn sửa xe để đền bù cho ông chủ nhưng chi phí quá lớn ngoài khả năng của nó. Ông chủ thương xót người đầy tớ và muốn tha thứ cho nó, nhưng đồng thời vẫn phải sửa chữa chiếc xe của chính mình vì ông biết người đầy tớ không thể đền bù được. Do đó, ông đã bỏ một số tiền thật lớn ra để sửa xe. Như vậy, ông chủ bỏ ra số tiền lớn vừa là để đền thay cho người đầy tớ, vừa

Lịch sử và ý nghĩa của nghi thức che phủ Thánh Giá và tượng ảnh trong Tuần Thánh

Hình ảnh
1. Lịch sử Nghi thức này có lịch sử lâu đời, văn bản ghi nhận có niên đại từ thế kỷ 11 nhưng còn mang tính đơn lẻ tùy địa phương. Công Đồng Trento (1547-1563) ấn định thành luật phụng vụ bắt buộc, được ghi trong sách lễ 1570. Sau CĐ Vatican II, nghi thức này không còn là qui định bắt buộc, nhưng hướng dẫn trong sách lễ 1969 vẫn khuyến khích duy trì và cử hành nghi thức này. 2. Ý nghĩa Ý nghĩa của nghi thức che phủ Thánh Giá và tượng ảnh thánh từ CN V (Lễ Lá), còn được gọi là Chúa Nhật Thương Khó, không được văn bản chính thức nào của Giáo Hội trình bày cụ thể. Do đó, có một số cách chú giải như sau. Một bài chú giải của giám mục Wilhelm Durandus GM GP Mende (đông nam nước Pháp) từ thế kỷ 13 giải thích rằng, việc che phủ Thánh Giá mang ý nghĩa che giấu thần tính của Chúa Kitô. Tin mừng Gioan từ chương 11 kể lại rằng, sau khi bị dân Do Thái đòi ném đá trong đền thờ, thì Đức Giêsu đã ẩn đi và từ đó Ngài không hoạt động công khai nữa, cho tới khi tiến vào thành Giêrusalem để chịu thương kh

Bàn về vấn đề tôn kính ảnh tượng

Hình ảnh
(chia sẻ với người Công Giáo) Trước tiên, chúng ta tái xác định rằng khi tôn kính ảnh tượng thánh, các Kitô hữu không nghịch lại điều răn thứ nhất cấm thờ ngẫu tượng. Thực vậy, “khi tôn kính một ảnh tượng, chúng ta hướng tâm hồn lên nguyên mẫu của ảnh tượng” và “ai tôn kính ảnh tượng là tôn kính vị được thể hiện bằng ảnh tượng”. Tiếp đến xin bàn thêm về một vài hành vi đôi khi gây thắc mắc và thậm chí là tranh cãi trong chính nội bộ người Công Giáo. - Vái nhang và cúi lạy ảnh tượng thánh. - Sờ đụng và hôn ảnh tượng thánh. Điểm 1: Xông hương (hoặc vái nhang) và cúi lạy tượng ảnh thánh Hành vi này gắn liền với việc tôn kính ảnh tượng thánh được Giáo Hội cho phép và cổ võ, nhưng không bao giờ được xem là tôn thờ tượng ảnh. Giáo Hội đã dạy rõ ràng, tượng ảnh nhằm mục đích nâng đỡ đức tin, hướng tín hữu lên các thực tại siêu nhiên. Người CG cúi đầu trước tượng ảnh như một hành vi cung kính, tôn trọng, tương tự như khi chúng ta chào hỏi người trên; hoặc việc vái nhang trước thi hài hoặc mộ p

Vì sao tinh thần truyền giáo của tôi nguội lạnh?

Hình ảnh
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy có 3 lý do làm suy yếu tinh thần truyền giáo của các tín hữu Công Giáo. 1. Chưa vững lòng tin vào Chúa và chưa xác tín vào đức tin của mình - đây là lý do trọng tâm cốt yếu. Khi mình không vững tin để thấy tầm quan trọng của ơn cứu độ cho linh hồn mình và của người khác, mình sẽ chẳng muốn làm gì cả. 2. Bị lây nhiễm chủ nghĩa tương đối, chủ trương hòa đồng tôn giáo cách dễ dãi theo kiểu đạo nào cũng tốt. Bởi nếu như đạo nào cũng tốt thì cần truyền giáo làm gì nữa? Khuynh hướng này khiến người ta hiểu sai và lý giải sai lời dạy của CĐ Vatican II. Mặc dù Giáo Hội nhìn nhận các giá trị tốt đẹp nơi các tôn giáo khác, và hy vọng ơn cứu độ cho mọi người, nhất là những người KHÔNG VÌ LỖI HỌ mà không được biết Chúa Kitô cũng như không được rửa tội vì không ai giúp họ về việc quan trọng này, nhưng vẫn sống ngay lành và làm mọi việc theo sự hướng dẫn lành mạnh của lương tâm, thì họ vẫn có thể được cứu rỗi nhờ Danh Chúa Kitô và công nghiệp cứu chuộc của

Hỏi: Có phải Đạo Công Giáo không giữ luật Chúa khi tạc tượng để thờ không?

Hình ảnh
Trả lời: Không Trước tiên chúng ta hãy phân tích mệnh lệnh được ban trong sách Xuất Hành (20,4-5): "Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình BẤT CỨ VẬT GÌ ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, ĐỂ MÀ THỜ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ": Trong câu trên chúng ta lưu ý hai cụm từ được viết hoa. Không được tạc tượng hay vẽ BẤT CỨ VẬT GÌ: Sở dĩ có mệnh lệnh này, vì thời bấy giờ xã hội còn khá mu muội, người ta có khuynh hướng mê tín và tin thờ vật linh - tương tự như xưa kia ở Việt Nam thờ Ông Hổ hay Cây Đa... vì nghĩ rằng đó là hiện thân hoặc nơi cư ngụ của thần linh. Dân Do Thái và các dân thời bấy giờ luôn có nguy cơ thờ vật linh (1Cor 12,12) bởi họ chưa được biết rõ về Thiên Chúa, mặc khải về Ngài vẫn còn "lờ mờ như trong một tấm gương" (1Cor 13,12). Họ thường đồng hóa Thiên Chúa vô hình với những gì gần gũi với cuộc sống và họ cảm thấy có mãnh lực nơi đó, chẳng hạn Ai Cập thờ thần rắn, vì rắn có nọc độc g

HỎI. Có một số cha mẹ Công Giáo trẻ có quan điểm hiện đại là không rửa tội cho con nhỏ, hoặc cho con rửa tội nhưng không ép hay khuyến khích chúng thực hành đạo (đi lễ, học giáo lý, đọc kinh), mà để chúng lớn lên rồi tự do chọn lựa theo hay không theo đạo. Bạn nghĩ gì về quan điểm này?

Hình ảnh
ĐÁP. Như hầu hết các ý kiến đóng góp đều nói lên những khía cạnh khác nhau để phản bác quan điểm này, và tựu trung các ý kiến đều cho rằng quan điểm này cho thấy sự vô trách nhiệm và hời hợt lòng đạo của cha mẹ. Bởi người ta thường ví trẻ em như tờ giấy trắng, như một mầm non và cha mẹ cũng như xã hội có thể uốn nắn và lập trình giúp các em khôn lớn. Trẻ em chưa biết rõ về trách nhiệm, chưa nghĩ xa cho tương lai và chưa phân biệt được tốt xấu, lợi hại của các vấn đề trong cuộc sống, nên các em còn sống hồn nhiên một cách tự nhiên: đói thì đòi ăn, khóc thì đòi dỗ dành, muốn được yêu thương. Các em thích được tự do chơi đùa thoải mái, và không thích bị gò bó. Chính vì thế trong giai đoạn này, cha mẹ là người quyết định thay cho các em tất cả. Cha mẹ biết cái gì tốt và cần cho con cái trong hiện tại cũng như cho tương lai. Cá nhân tôi cho rằng, quan điểm trên chỉ có thể được chấp nhận với điều kiện cha mẹ phải là những gương sáng đạo đức, hiểu rõ và sống tốt giáo lý Tin Mừng để dạy dỗ con