Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021

HỎI. Vì sao sách Sáng Thế mô tả các tổ phụ sống rất thọ, rồi tuổi thọ các thế hệ sau giảm dần?

Hình ảnh
ĐÁP. Điều lưu ý đầu tiên cần nhắc lại đó là các sách Kinh Thánh không phải là những cuốn sách lịch sử ghi lại các sự kiện quá khứ, nhưng là lịch sử cứu độ. Các câu chuyện được tường thuật thường mang ý nghĩa giáo dục đạo đức hơn là tư liệu lịch sử theo ý nghĩa chúng ta thường hiểu. Vì lý do vừa trình bày, cho nên câu chuyện về các tổ phụ với tuổi thọ cao ngất ngưởng không nên hiểu theo nghĩa đen. Tức là không phải các tổ phụ đã sống trường thọ như thế, nhưng câu chuyện ấy muốn chuyển tải những thông điệp giáo lý và đạo đức sâu xa. Người Do Thái thời ấy họ chưa có khái niệm về sự sống lại của linh hồn, chưa tin vào sự sống đời sau, cho nên họ tin rằng Thiên Chúa sẽ thưởng phạt con người ngay ở đời này. Và phần thưởng cho người công chính được Thiên Chúa chúc phúc luôn là tuổi thọ dài lâu. Trái lại, hậu quả của tội lỗi là bệnh tật, bất hạnh và chết yểu. Thời ban đầu các tổ phụ đã trung thành với Chúa và ít phạm tội, nên họ đã sống rất thọ. Nhưng rồi càng về sau, các thế hệ con người ngày

HỎI. Lịch sử và ý nghĩa của ngày Chúa Nhật Lễ Lá?

Hình ảnh
  ĐÁP. Chúa Nhật Lễ Lá, hay đầy đủ hơn là Chúa Nhật Lễ Lá và Thương Khó (Dominica in palmis de Passione Domini - vì có đọc bài Thương Khó) nhắc nhớ lại hành trình của Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem để chịu khổ nạn. Chúa Nhật Lễ Lá khởi đầu Tuần Thánh. Nghi thức rước lá được các tín hữu ở Giêrusalem cử hành ngay từ những năm đầu của Giáo Hội sơ khai. Từ đó cho đến nay nghi thức này hằng năm vẫn tiếp tục được cử hành ở Giêrusalem, các tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đổ về đó để tưởng niệm và bước đi trên đoạn đường chính Chúa Giêsu đã đi. Trong Giáo Hội Tây Phương ở những thế kỷ đầu, nghi thức này cũng được cử hành nhưng chưa phải là phụng vụ chung mà tùy từng địa phương. Đến nửa cuối thế kỷ thứ 9 thì việc cử hành nghi thức làm phép và rước lá mới trở thành nghi thức phụng vụ chung của toàn thể Giáo Hội. Nghi thức làm phép lá không bắt nguồn từ Công Giáo mà là của dân ngoại, người ta làm phép lá và giữ trong nhà như một thứ bùa chú để bảo vệ nhà cửa trước thần sấm sét

HỎI. Tại sao khi chúng ta hi sinh chịu đau khổ lại làm sáng Danh Chúa? Có phải Chúa thích đau khổ không?

Hình ảnh
ĐÁP. Thiên Chúa không thích đau khổ và không muốn con người đau khổ. Ngài đã dựng nên con người cùng mọi sự rất tốt đẹp, và Ngài muốn con người sống hạnh phúc trong tương quan hài hòa với mọi loài và nhất là với Ngài. Sự dữ và đau khổ phát sinh sau khi con người phạm tội, phá vỡ sự hài hòa và làm tổn thương tương quan tốt đẹp ban đầu. Việc Thiên Chúa cho phép có sự dữ thể lý và sự dữ luân lý xảy ra là một huyền nhiệm mà Thiên Chúa soi sáng nhờ Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết và sống lại để chiến thắng sự dữ. Đức tin giúp chúng ta xác tín rằng, Thiên Chúa sẽ không cho phép có sự dữ xảy ra nếu Người không rút được sự lành từ chính sự dữ , bằng những con đường mà chúng ta chỉ biết được trọn vẹn trong đời sống vĩnh cửu. (Giáo lý số 324). Đau khổ tự nó là sự dữ, mà Thiên Chúa là Đấng thiện hảo, nên chắc chắn Ngài không muốn được tôn vinh nhờ đau khổ. Do đó, con người chịu đau khổ không phải là vinh danh Chúa. Ý nghĩa của đau khổ ở đây cần được hiểu trong liên hệ với hy tế th

Tông Tòa và Chính Tòa

Hình ảnh
1. Tông Tòa - vicariat apostolique Giáo phận tông tòa là giáo phận không có hay chưa có giám mục riêng, nên trực thuộc quyền điều hành của Đức Giáo Hoàng với tư cách giám mục phổ quát. Để điều hành giáo phận này, Đức Giáo Hoàng thường sai một vị đại diện thay mặt ngài. Vị đó thường là một giám mục và được gọi là: đại diện tông tòa hay giám quản tông tòa - Administrator Apostolicus. Theo Giáo luật, chức giám quản Tông Tòa là tương đương và có cùng một thẩm quyền như một giám mục chính tòa giáo phận. Tuy nhiên, giám quản Tông Tòa chỉ phục vụ trong vai trò của mình cho đến khi giáo phận này có một giám mục chính tòa mới. Trên nguyên tắc, giáo phận tông tòa là tình trạng tạm thời, cho dù trong thực tế có thể kéo dài cả hằng thế kỷ. 2. Chính tòa - episcopalis sedes episcopalis sedes có nghĩa là ngai tòa của vị giám mục. Ngày xưa, giám mục ngồi trên tòa để giáo huấn hay phân xử các vụ việc như một vị thẩm phán. Ngày nay, vị trí ghế ngồi dành riêng cho giám mục vẫn còn trong các nhà thờ chính

Tìm hiểu Tin Mừng Gioan

Hình ảnh

HỎI. Đức Giêsu nói Ngài là ánh sáng thế gian. Ánh sáng này là gì?

Hình ảnh
ĐÁP. Ánh sáng là một yếu tố quan trọng đến nỗi Chúa đã làm ra nó trước cả trời và đất. Khi đã có ánh sáng thì mọi sự khác xuất hiện theo. Hãy nhìn quanh ta, ta sẽ thấy ánh sáng giúp ta rất nhiều cách: ánh sáng mặt trời làm cho sinh vật lớn lên, sưởi ấm con người và hong khô quần áo. Nhờ có ánh sáng ta mới thấy được sự vật chung quanh ta. Ánh sáng còn là thuốc chữa trị nhiều chứng bệnh và tiêu diệt nhiều thứ độc hại. Hãy nghĩ tới ánh sáng của các ngọn đèn: ta dùng chúng để trang hoàng nhà cửa, nhờ chúng ta mới thấy đường mà đi trong đêm tối. Nếu không có ánh sáng, sinh vật không lớn lên được và sẽ chết dần mòn... Bởi thế người ta sợ bóng tối và vui mừng vì ánh sáng (Frank Mihalic). Đức Giêsu ví mình là ánh sáng của thế gian này. “Ánh Sáng” ở đây không phải là ánh sáng vật lý nhưng là mạc khải đích thực về Thiên Chúa, con người và thế giới. Nhưng Ánh Sáng này cũng có những tác động quan trọng tương tự như ánh sáng vật lý. - Ánh Sáng soi đường: Đức Giêsu nhập thể để mặc khải cho chúng

Tìm hiểu Tin Mừng Nhất Lãm (phần 3)

Hình ảnh

HỎI. Lời kinh nào được Giáo Hội đọc ba lần mỗi ngày và có kèm theo chuông báo hiệu?

Hình ảnh
ĐÁP. Kinh Truyền Tin hay còn gọi là Kinh Thiên Sứ (The Angelus) X: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria. Đ: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Kính mừng….. X: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời. Đ: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền. Kính mừng….. X: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người. Đ: Và ở cùng chúng con. Kính mừng….. X: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con. Đ: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa. LỜI NGUYỆN Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là con Chúa đã xuống thế làm Người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô Chúa chúng con. Amen. Kinh Truyền Tin nhắc nhớ sự kiện thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria và qua tiếng xin vâng của Mẹ, Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm ngườ

HỎI. Lời cầu nguyện "xin cho chúng con lương thực hằng ngày" trong Kinh Lạy Cha có ý nghĩa gì?

Hình ảnh
ĐÁP. Khi đọc lời nguyện này, hầu hết tín hữu đều nghĩ đến sự phó thác, xin cho "lương thực hằng ngày dùng đủ" theo nghĩa thực tế vật chất cơm ăn áo mặc. Hiểu như vậy không sai, nhưng chưa đủ. Lối hiểu thứ hai xem "lương thực hằng ngày" ở đây là thánh ý của Chúa. Vì Đức Giêsu đã có lần nói: "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy" (Ga 4,34). Vậy nên, thực thi ý Chúa chính là : “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Toàn thể nhu cầu của thế giới chúng ta chỉ là phụ, chỉ là cho sau, chỉ là cho thêm mà thôi, chứ món quà lớn nhất thì Cha đã ban rồi. Nhưng để nhận được những nhu cầu đó thì chúng ta phải ưu tiên đặt Chúa lên vị trí hàng đầu, ưu tiên đón nhận Chúa Giêsu là món quà lớn nhất trước tiên, rồi những nhu cầu khác Người sẽ cho sau. Lối hiểu thứ ba xem "lương thực hằng ngày" chính là Thánh Thể. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo có cái nhìn quy

Hỏi. Phải chăng Giáo Hội Công Giáo bảo thủ và khắt khe với vấn đề tình dục?

Hình ảnh
ĐÁP. Nếu nhìn theo phương diện của xã hội cởi mở và phóng túng ngày hôm nay thì đúng là Giáo Hội khắt khe và bảo thủ. Vì xã hội hưởng thụ ngày nay mời gọi và tạo điều kiện cho con người hưởng thụ tối đa có thể, nó chủ trương "giải phóng tình dục", xem đó như thú vui tiêu khiển thỏa mãn nhu cầu nhục dục chứ không còn xem là một hành vi riêng tư và cao quý của của vợ chồng như truyền thống. Nhưng nếu lưu ý đến các giá trị truyền thống và sự bền vững của hôn nhân gia đình, các bạn sẽ thấy rằng Giáo Hội hoàn toàn có lý do để "bảo thủ". Một thực tế đáng buồn và đáng báo động là từ khi chủ nghĩa tự do tình dục ra đời, tính bền vững của hôn nhân bị đe dọa hơn bao giờ hết. Khi người ta xem tình dục là trò tiêu khiển, thì dẫn đến tình trạng xem người yêu (đặc biệt là các bạn nữ) như đối tượng để thỏa mãn ham muốn, chứ không còn trân trọng phẩm giá, không còn xem tình dục như hành vi cao cả và gắn kết sắt son của vợ chồng. Xã hội hưởng thụ kêu gọi tự do tình dục biến nó thành

Luca 15,5-30: Đứa em hoang đàng và người anh ích kỷ

Hình ảnh

HỎI. Vì sao Thiên Chúa lại cho phép ma quỷ cám dỗ con người?

Hình ảnh
ĐÁP. Chúng ta thường nghe những lý lẽ tương tự như : "Nếu Chúa không cho quỷ cám dỗ, thì có lẽ nguyên tổ đã không phạm tội và con người sẽ không phải đau khổ." Nhưng cần lưu ý rằng ma quỷ không có khả năng ép chúng ta phạm tội, mà chỉ cám dỗ xúi giục, còn việc sa ngã phạm tội là quyết định tự do của mỗi chúng ta. Có thể so sánh cám dỗ của ma quỷ giống như quảng cáo của các công ty, nó đánh vào lòng ham muốn và sở thích của khách hàng, kích thích khách hàng mua sắm. Các công ty không hề bắt ép khách hàng phải mua, nhưng quảng cáo của họ đã đánh trúng thị hiếu khiến cho khách hàng muốn mua. Cám dỗ của ma quỷ cũng tương tự như thế. Tiếp đến, dù không muốn, chúng ta vẫn phải lặp lại điệp khúc "sự dữ là một mầu nhiệm mà con người ở đời này không thể hiểu thấu". Điệp khúc này có vẻ như một lời biện minh, nhưng sự thực thì nó là như thế. Lý luận đạo đức cho rằng Chúa dùng ma quỷ cám dỗ để thử thách đức tin, để biết con người có tin yêu Chúa và vững lòng cậy trông hay không

HỎI. Làm sao để có đời sống thiêng liêng sâu xa hơn, cảm nhận Chúa dễ hơn?

Hình ảnh
ĐÁP. Hãy dành thời gian cho Chúa. Người ta có câu nói: "Khi yêu thương ai ta luôn có giờ cho người ấy, và ngược lại khi không thích ai thì ta sẽ không có giờ cho họ". Khi muốn xây dựng mối quan hệ với một ai đó, chúng ta cần có thời gian cho họ: Cha mẹ muốn gần gũi con cái thì phải có giờ nói chuyện với con, chơi đùa với con; bạn nam muốn tán tỉnh bạn nữ phải dành thời giờ tìm gặp, hẹn hò, đi chơi với bạn ấy... Nói tóm, các mối quan hệ chỉ được xây dựng và bồi đắp khi người ta dành thời gian cho nhau. Điều tương tự cũng cần trong đời sống thiêng liêng. Chúng ta chỉ có thể có đời sống thiêng liêng, có cảm nghiệm về Chúa khi chúng ta dành thời gian cho Ngài. Thời gian cho Chúa không chỉ là chu toàn các việc đạo đức như đi lễ, đọc kinh, mà còn là và quan trọng hơn là thời gian tĩnh lặng để cầu nguyện và suy niệm. Các việc đạo đức tuy quan trọng, nhưng vẫn chỉ là những việc làm bề ngoài, và đôi khi chúng ta chỉ thực hiện như bổn phận mà thôi. Trái lại, thời gian tĩnh lặng cầu ngu

Sự hối hận muộn màng trong hỏa ngục

Hình ảnh
Dụ ngôn người phú hộ giàu có và Lazaro nghèo khó: - Tại sao người giàu phải chịu hình phạt, còn Lazaro nghèo lại được ân thưởng? - Người sa hỏa ngục có hối hận không? Nếu hối hận tại sao không thể được cứu? - Bài học rút ra từ bài Tin Mừng?