Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2021

Hỏi: Thử suy luận xem tại sao Chúa Giêsu thực hiện phép lạ đi trên mặt nước ngay sau phép lạ hóa bánh ra nhiều?

Hình ảnh
ĐÁP. Dẫu biết rằng điều Chúa làm vượt quá hiểu biết của con người, vì "tư tưởng của Chúa ai dò cho thấu". Nhưng chúng ta vẫn được phép dựa vào mạch văn và sự liên hệ của các câu chuyện trong Tin Mừng để lý giải một phần nào đó các sự kiện đã xảy ra, để giúp hiểu hơn về sứ điệp của Chúa. Để dự đoán được ý đồ của Đức Giêsu khi Ngài thực hiện dấu lạ đi trên mặt nước để đến với các môn đệ, ngay sau dấu lạ hóa bánh ra nhiều, chúng ta cần lưu ý một số chi tiết sau đây. - Tin Mừng Gioan gọi các việc lạ Đức Giêsu thực hiện là DẤU LẠ chứ không phải PHÉP LẠ. Và Tin Mừng Gioan chỉ ghi nhận 7 dấu lạ mà thôi, trong khi Tin Mừng Nhất Lãm thuật lại rất nhiều phép lạ. - Mỗi Dấu Lạ là tiền đề cho một bài giảng của Đức Giêsu. Và dấu lạ là để dẫn chứng cho bài giảng thêm thuyết phục. - Đức Giêsu ưu tiên củng cố đức tin cho các môn đệ thân tín của Ngài, bởi Ngài sẽ dùng họ làm nền tảng xây dựng Giáo Hội. Liên kết 3 điểm trên đây lại, chúng ta có thể nêu lên một vài suy luận về câu chuyện chương

Hỏi: Tội trọng có ngăn trở sự thành sự của các bí tích không?

Hình ảnh
ĐÁP. KHÔNG Vì các bí tích là quyền năng của Chúa hoàn toàn thành sự khi được Giáo Hội cử hành đúng công thức đã qui định. Bởi vì quyền năng Thiên Chúa vượt qua mọi cản trở của tự nhiên. Do đó, tội lỗi không phải là ngăn trở sự thành sự của các bí tích, mà trái lại, tội lỗi còn là điều kiện cần để một số được cử hành thành sự. Chẳng hạn. Bí tích Rửa Tội - đặc biệt là rửa tội cho người lớn - tha thứ nguyên tội và mọi tội lỗi người ấy đã phạm. Khi xin được chịu phép rửa, chúng ta nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và muốn được thanh tẩy tội lỗi. Bí tích Giải Tội: Sẽ không có bí tích giải tội nếu không có tội lỗi. Bí tích này được thiết lập để ban ơn tha thứ tội lỗi, và do đó tội trở thành điều kiện cần để bí tích Giải Tội được cử hành thành sự. Trong hai ví dụ trên, tội lỗi không những không phỉa là ngăn trở mà còn là yếu tố cần để cử hành bí tích. Đối với các tí tích khác, tội lỗi, nhất là tội trọng cũng không phải là ngăn trở của bí tích, nhưng là ngăn trở ân sủng của bí tích. Do đó,

HỎI. Một bạn ngoại đạo hỏi em: "Tại sao Chúa Giê-su chết vậy?'' Phải trả lời thế nào để bạn ấy hiểu?

Hình ảnh
ĐÁP. Vì đây là câu hỏi của một bạn ngoại đạo, nên chúng ta cần trả lời một cách khác, từng bước từ đơn giản đến phức tạp, chứ đừng làm giống như trả lời cho một bạn đồng đạo, đừng tập trung dạy giáo lý về thập giá hay mầu nhiệm tội lỗi... 1.   Về sự kiện lịch sử và lý do Đức Giêsu bị giết. Trước tiên chúng ta hãy nói về sự kiện lịch sử đã xảy ra với Đức Giêsu. Sự kiện này không chỉ được các sách của Công Giáo, mà còn được các sử gia ngoại giáo ghi lại một cách trung lập. Đức Giêsu người Nazareth thuộc Israel là một nhà thuyết giảng đạo đức và sáng lập tôn giáo. Ngài đã rao giảng những điều tương đối mới lạ đặc biệt về giới luật yêu thương, và giới thiệu về Thiên Chúa, Đấng mà người Do Thái tôn thờ từ lâu nhưng không hiểu rõ. Đức Giêsu cũng kêu gọi dân chúng quay về với ý nghĩa cốt lõi của lề luật, bởi vì tầng lớp lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đã biến lề luật tôn giáo mà họ vốn tin là do Thiên Chúa ban, thành phương tiện quản lý và chèn ép con người. Người ta giữ luật kiểu hình thức, m

Hỏi: Một bạn Phật Giáo cho rằng so với Đức Phật, Chúa Giêsu nhân danh sự hy sinh để đòi hỏi sự đền đáp. Như vậy không phải là tình yêu vô điều kiện.

Hình ảnh
ĐÁP. Câu hỏi này có 2 vấn đề cần bàn tới: - Đức Phật cứu nhân độ thế vô điều kiện, không đòi đền đáp; còn Đức Giêsu hy sinh và đòi đền đáp. - Đón nhận ơn cứu độ (sự hy sinh) là tùy sở thích chứ không thể bắt buộc. Chúng ta cùng bàn tới từng vấn đề. So sánh sự cứu độ của Đức Phật và Đức Giêsu Phật Giáo nguyên thủy xem Đức Phật là người khai mở một tôn giáo mới, giúp con người thoát khổ, thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử để đạt tới niết bàn. Theo niềm tin nguyên thủy này, Đức Phật không phải là đấng cứu thế, mà chỉ là người chỉ đường. Ngài không thể cứu độ ai, nên cũng không thể nói là "hy sinh cho thế gian mà không đòi đền đáp". Ngài giành cuộc đời để tìm kiếm lối thoát trước hết là cho chính ngài. Rồi sau khi đã "giác ngộ", ngài mới đi rao giảng con đường mới này. Câu nói nổi tiếng của ngài là: "Hãy tự cứu lấy mình". Phật Giáo sau này đã "mất gốc" lệch xa khỏi giáo lý nguyên thủy, giáo lý và niềm tin thay đổi theo hướng tôn sùng Đức Phật thành &qu

HỎI. Tại sao Đức Giêsu truyền làm phép rửa nhân danh Ba Ngôi (Mt 28,19). Nhưng các tông đồ rửa tội nhân danh Đức Giêsu (Cv 2,38)?

Hình ảnh
ĐÁP. Đúng như một số bạn đã trả lời, lệnh truyền của Đức Giêsu trong Tin Mừng Matheu (28,19) là một mệnh lệnh và trở thành công thức Ba Ngôi của bí tích Rửa Tội. Còn việc thánh Luca, tác giả sách Công Vụ Tông Đồ, gọi "phép rửa nhân danh Chúa Giêsu" là để nhằm phân biệt với các phép rửa khác, ví dụ như phép rửa của Gioan mà Luca đề cập tại Cv chương 1, 10, 11, 13, 18, và 19, hay phép rửa của phái Essene, hay các nghi thức tẩy rửa khác của người Do Thái..., chứ không phải là công thức rửa tội. Tiếp đến, chúng ta lưu ý đến ngôn ngữ sẽ thấy rõ vấn đề hơn. Trong bản gốc tiếng Hy Lạp, lệnh truyền của Chúa Giêsu (Mt 28,19) dùng giới từ EIS (có nghĩa là trong/ in): "Hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ "trong" (nhân) danh Cha, Con và Thánh Thần". Giới từ EIS nhấn mạnh đến yếu tố mệnh lệnh, ra lệnh, tương tự như các kiểu nói: Nhân danh quyền của người kế vị tông đồ Phêrô, giáo hoàng tuyên bố...; hoặc nhân danh chính phủ, thủ tướng quyết định... Điều n

HỎI. Nguồn gốc và ý nghĩa của trứng phục sinh?

Hình ảnh
Trả lời: Nghệ thuật trang trí vỏ trứng có tuổi đời lâu hơn rất nhiều so với trứng phục sinh của Kitô giáo. Người ta đã tìm được những quả trứng được trang trí trong các ngôi mộ cổ 6000 năm tuổi ở phía nam châu phi, cũng như ở Ai Cập (5000 năm tuổi). Các tín hữu công giáo ở vùng tiểu á (Syria, Iraq, Iran ngày nay) tô màu đỏ lên vỏ trứng để nhắc nhớ về máu của Chúa Kitô. Việc trang trí nhiều màu sắc lên vỏ trứng cũng có lý do thực tiễn. Vào thời bấy giờ trong mùa chay các tín hữu không chỉ kiêng thịt mà cả trứng nữa. Vậy nên để bảo quản trứng, người ta luộc chín và vẽ các màu khác nhau để phân biệt độ tuổi của chúng và đến lễ phục sinh thì người ta có được rất nhiều trứng với nhiều màu sắc để chia sẻ với nhau. Người ta chọn tuổi của trứng theo màu sắc đã qui định sẵn. Ngày nay thì trứng luộc được trang trí theo màu sắc tự do chứ không có mục đích như xưa nữa. Trong truyền thống Kitô giáo người ta xem trứng như biểu tượng của sự phục sinh, cũng như viên đá che cửa mồ Chúa bị lăn ra trong

HỎI. Những hình ảnh biểu tượng nào được nhấn mạnh trong lễ vọng Phục Sinh?

Hình ảnh
  ĐÁP. Có ba hình ảnh biểu tượng được làm nổi bật trong lễ vọng Phục Sinh và suốt cả mùa Phục Sinh. 1. Ánh sáng (lửa + nến) Trước lễ vọng, không gian nhà thờ sẽ phủ bóng tối, tượng trưng cho tình trạng thế giới và tâm hồn con người tăm tối trong tội lỗi của sự chết. Ngọn lửa được thắp sáng và nến phục sinh được thắp lên để nói lên quyền năng của Thiên Chúa, chiến thắng của ánh sáng trên bóng tối. Trong bóng tối, ánh sáng của nến phục sinh trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý. Nến Phục Sinh sẽ dẫn đầu cuộc rước đi vào nhà thờ, mọi người bước theo ánh sáng, được ánh sáng dẫn đường. Các tín hữu sau đó sẽ thắp nến từ nến phục sinh rồi truyền cho nhau, hành vi ấy nói lên tính cộng đoàn Giáo Hội. Trong Giáo Hội không ai đơn độc "không ai đơn độc trong đức tin". Các thành viên nâng đỡ lẫn nhau, truyền cho nhau ánh sáng của niềm tin, hi vọng và niềm vui. Nến Phục Sinh sẽ được thắp sáng suốt mùa Phục Sinh và trở thành điểm nhấn, thành hình ảnh sống động của mùa phụng vụ này. 2. Nước (l

HỎI. Tình trạng nào nơi người lãnh nhận khiến cho một bí tích không thành sự? Có ngoại lệ không?

Hình ảnh
ĐÁP. Trong các trường hợp thông thường của một tín hữu, thì theo giáo luật hầu hết các bí tích bị ngăn trở thành sự khi người lãnh nhận KHÔNG TỰ DO hoặc có LỪA DỐI (không thành thật hoặc bị lừa dối). Bởi chưng, ân sủng không loại bỏ tự nhiên và không đi ngược lại quyền tự do của con người. Do đó, nếu người lãnh nhận không có lòng muốn tự do, nhưng bị ép buộc; hoặc không chân thành nhưng gian dối thì ngăn trở bí tích. Trước khi cử hành một bí tích, vị chủ sự luôn hỏi về sự tự do của người lãnh nhận, ví dụ như khi rửa tội cho người lớn, chủ sự sẽ hỏi: "Con xin gì?" và dự tòng cần nói lên lòng muốn tự do của mình: "Thưa con xin đức tin!." Tương tự như thế khi cử hành bí tích hôn phối hay truyền chức. Thậm chí trong nghi thức khấn dòng, dù không phải là bí tích, nhưng các ứng sinh cũng cần bày tỏ sự tự do khấn hứa. Sự chân thành không gian dối cũng là điều kiện để bí tích thành sự. Ví dụ khi xưng tội, nếu hối nhân không chân thành xưng thú tất cả tội lỗi, mà giấu giếm,

Đức Giêsu bị hành hình (đóng đinh) như thế nào?

Hình ảnh
Một nghiên cứu về phương pháp hành hình thập tự giúp chúng ta có một cái nhìn về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Nghiên cứu này dựa trên tài liệu cổ, và các di chỉ từ hài cốt các tử tội bị đóng đinh. Tuy nhiên vì nghiên cứu này không phải là riêng về trường hợp của Đức Giêsu, nên có thể có điểm không đúng trong trường hợp của Ngài. Hình phạt đóng đinh được quân Roma sử dụng chủ yếu cho các tội nhân không phải là công dân Roma, và áp dụng nhiều nhất cho tội nổi loạn. Mục đích của hình khổ này là khiến tội nhân phải chịu đau đớn khủng khiếp, và qua đó trở thành lời đe dọa cho những người khác đừng dại dột chống lại Roma. 1. Hình dạng của Thập giá: Thập giá hành hình không hoàn toàn giống như Thánh Giá chúng ta thấy ngày nay, đúng hơn nó được làm dạng chữ T (Tau - trong tiếng hy lạp), tức là thanh gỗ thẳng không dôi lên phía trên nhiều (như các mẫu Thánh Giá ngày nay). Thập giá thường được làm bằng thân cây tươi nên khá nặng. 2. Tử tội phải vác thập giá đến nơi hành hình, nhưng chỉ là vác tha