Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2020

HỎI. Mầu nhiệm các thánh cùng thông công là gì? Được diễn tả như thế nào?

Hình ảnh
ĐÁP. Mầu nhiệm các thánh cùng thông công là niềm tin vào sự thông hiệp giữa ba giáo hội: - Giáo hội chiến thắng trên thiên đàng: Đức mẹ, các thánh và mọi linh hồn công chính. -Giáo hội chiến đấu trên trần gian là tất cả chúng ta. -Giáo hội thanh luyện là các linh hồn trong luyện ngục. Tuy gọi là ba giáo hội để dễ hình dung, nhưng cả ba kết hợp thành một Giáo Hội duy nhất. Giáo lý của Giáo Hội dạy chúng ta rằng giữa ba giáo hội này có sự hiệp thông đặc biệt qua kinh nguyện và thánh lễ. Các thánh trên trời chuyển cầu cho giáo hội trần gian trước mặt Chúa; Giáo Hội trần gian cầu nguyện cho các linh hồn đang thanh luyện trong luyện ngục và các linh hồn này cũng có thể hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội trên trần gian.Các vị không thể lập công chuộc tội nữa và phải cậy nhờ lời cầu nguyện của Giáo Hội trần gian, nhưng các vị vẫn có thể cầu nguyện cho chúng ta. Mầu nhiệm này được diễn tả rõ nét nhất trong các Kinh Nguyện Thánh Thể trước và sau khi truyền phép. Trước hết lời nguyện nhắc đến

HỎI. Làm sao để dạy và giữ đạo cho con cái trong thời buổi này khi con cái dễ nhiễm thói xấu và lại lười biếng chuyện đạo.

Hình ảnh
ĐÁP. Xin gợi ý một số việc nho nhỏ như sau. + Cho các bé nghe nhạc thánh ca thay vì nghe nhạc đời. Trẻ em như tờ giấy trắng và chúng có khả năng học, nhớ rất nhanh. Những bài học tuổi thơ sẽ luôn đi theo các em mãi mãi. Những lời nhạc thánh ca sẽ thấm vào tâm trí các em và gợi lên những ấn tượng đầu tiên về Chúa. Có nhiều cha mẹ tự hào khi con nhỏ của mình biết hát các bài yêu đương, nhảy nhót... tuy đó cũng là một tài năng, nhưng không phù hợp với lứa tuổi. Nghe nhạc yêu đương, chia ly, nước mắt... cũng có tạc động vào tâm hồn các bé, nhưng là tác động ko tốt. + Cha mẹ làm dấu thánh giá trên trán các con: Đây vừa là một dấu chỉ yêu thương, vừa là một sự phó thác con cái cho Chúa. Em bé chưa hiểu, nhưng sẽ ghi nhớ những dấu chỉ này. Và cũng có thể dạy các bé làm dấu thánh giá cho nhau. + Kể chuyện đạo cho các bé nghe, có thể mua sách truyện các thánh, Kinh Thánh bằng hình cho các bé xem thay vì để các bé chơi điện thoại suốt. + Tập cho các bé cầu nguyện trước khi ngủ: Đừng bắt các bé đ

HỎI. Đạo Tin Lành là gì? Tin Lành khác Công Giáo ở điểm nào?

Hình ảnh
ĐÁP. Danh từ Tin Lành xuất phát từ Việt Nam và hoàn toàn thuần Việt chứ không phải dịch từ tiếng ngoại quốc như các danh từ tôn giáo khác. Đầu những năm 20, 30 của thế kỷ XX giáo sĩ Cadman người Canada thuộc Hội Truyền giáo CMA, cùng với văn sĩ Phan Khôi dịch Kinh Thánh ra tiếng Việt, hai ông không dịch Phúc âm (Evangelical) là "Tin Mừng" như đạo Công Giáo, mà dịch là "Tin Lành". Như thế tên gọi Tin Lành là để phân biệt với Tin Mừng của Công Giáo. Tin Lành là tên tiếng Việt của Giáo hội Cải Cách (latinh: Reformation hoặc Protestantismus) do linh mục Martin Luther (1483-1546) khởi xướng. Ông là một tu sĩ và linh mục Dòng thánh Augustino. Do bất đồng quan điểm về tín lý và huấn quyền của Giáo Hội mà cụ thể lúc bấy giờ là Đức Giáo Hoàng Lêo X nên vào năm 1517 đã tuyên bố rời bỏ Giáo hội Công giáo và thành lập một giáo hội mới trở lại với nguồn gốc ban đầu. Ông chủ trương chỉ căn cứ vào đức tin (sola fidei) và duy Kinh Thánh (sola scripta). Ông nêu lên 95 luận đề chống

HỎI: Có thể xem cuộc cải cách của Tin Lành như một mong ước canh tân Giáo Hội không?

Hình ảnh
ĐÁP: Tin Lành luôn tự cho rằng cuộc cải cách của Luther là sự canh tân trở về với nguồn Kinh Thánh. Họ tự cho mình mới là niềm tin chính thống, còn Công giáo đã sai lạc. Đối với họ, cải cách tin lành là một cuộc canh tân. Tuy nhiên, để nhận định đúng thì cần hiểu chữ canh tân. CANH TÂN có nghĩa là LÀM MỚI LẠI. Ví dụ như ngôi nhà của bạn đã lâu năm nên bị hư hỏng, tróc sơn, mái hiên xập xệ... và bạn muốn sửa sang lại bằng cách sơn lại các bức tường, sửa sang cho mái hiên chắc chắn hơn và có thể thêm vào một vài chi tiết mới để ngôi nhà trông khang trang hơn, xinh xắn hơn. Còn nếu vì ngôi nhà cũ mà bạn phá sập hoàn toàn để xây mới thì không gọi là canh tân được. Cuộc cải cách Tin Lành tương tự như ý muốn phá đổ hoàn toàn ngồi nhà cũ và xây nên một cái mới, chứ không thể hiểu là canh tân được. Bằng chứng là họ phủ nhận quy điển Kinh Thánh, loại bỏ phụng vụ các bí tích và giáo lý về ơn cứu độ của đức tin tông truyền; chối bỏ quyền bính của ngai tòa Phêrô cũng như sự hiệp nhất của một Giáo

HỎI. Phải chăng "có thực mới vực được đạo"?

Hình ảnh
ĐÁP: Đây là một câu nói khá quen tai mà có lẽ ai cũng đã từng nghe, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng. Người vô thần cũng nại vào câu nói này để cho rằng tôn giáo thực ra chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người khi ăn dư mặc thừa. Còn khi không có gì để ăn thì chẳng ai nhớ đến tôn giáo, vì phải "no cái bụng trước đã rồi mới nghĩ đến chuyện khác". Để hiểu được câu nói này, trước tiên cần phân tích từ ngữ một chút. Thực - thức ăn (tức là vật chất). Có người hiểu chữ thực trong câu trên là sự thật (thực = thật), nhưng chắc chắn ý nghĩa của chữ thực trong câu nói này là thức ăn chứ ko phải sự thật (chân lý). Đạo theo  chữ Hán  nghĩa đen là con đường hay đường đi, có nghĩa là đường, và khi nói về khía cạnh tâm linh thì đạo là con đường dẫn tới chân lý - chính đạo, nền tảng của đạo luôn là chân, thiện, mỹ. Phạm trù đạo khá rộng: đạo hiếu, đạo phu thê, đạo làm người... rồi đạo Công giáo, Phật giáo... Triết gia Aristoteles đã định nghĩa con người là "con vật có tôn giáo&q

HỎI. Bạn hiểu như thế nào về Nước Thánh (nước phép)?

Hình ảnh
ĐÁP: Trước hết chúng ta cần lưu ý từ ngữ: chữ thánh (hay phép) ở đây không có nghĩa là nước có quyền phép, mà đúng hơn mang nghĩa là nước được làm phép thánh hóa. Và vì thế, chúng ta cũng có thể gọi đó là nước thánh. Việc sử dụng nước trong các nghi thức tôn giáo đã có từ xa xưa trước Công giáo chúng ta, bắt nguồn từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của nước trong đời sống hằng ngày. Những ý nghĩa quan trọng đó là: - Nước là sự sống. - Nước dùng để thanh tẩy (tắm rửa, giặt dũ) - Nước có thể giết chết Các tôn giáo cổ xưa đã dùng nước trong các nghi thức thanh tẩy hay xua trừ ma quỷ. Chẳng hạn trong Do Thái Giáo, chúng ta biết đến nghi thức dùng nước thanh tẩy trong thánh vịnh 50 (51): "Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được thanh sạch, xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết". Ngoài ra, người Do Thái còn có nghi thức rửa tay trước khi ăn, rảy nước khi mua đồ ngoài chợ về. Rồi trước khi dâng của lễ, các tư tế cũng phải tắm rửa sạch sẽ và người tham dự cũ

HỎI. Chúa của đạo Công Giáo có giống các vị thần trong các đạo khác không? Có nhiều chúa hay chỉ có một?

Hình ảnh
Trả lời: Đầu tiên xin nói một chút về ngôn ngữ liên quan đến danh từ Chúa và Thần. Trong ngôn ngữ của các nước châu âu, đặc biệt là Hy Lạp, Roma là nơi bắt nguồn nhiều thần thoại về các thần ở thời cổ đại (chuyện thần thoại Hy Lạp...), chỉ có 1 danh từ: Theo (Hy lạp) và Deus (Latinh – thần Zơt) (và tiếng Anh: God) để gọi chung các thần. Trong tiếng Việt, vì chịu ảnh hưởng của văn hóa phong kiến phân biệt cấp bậc giữa vua chúa và thần dân, nên khi dịch các danh từ tôn giáo này, chúng ta cũng dùng lối phân biệt ấy. Trong Giáo Hội Công giáo Việt Nam, chúng ta dịch chữ Latinh Deus thành CHÚA, và gọi các các vị của các đạo khác là THẦN. Cách xưng hô này ám chỉ sự vượt trội của Chúa trên các thần. Thứ đến xin nói một chút về khác biệt giữa các đạo. Các tôn giáo thời cổ đại đa số tin theo thuyết đa thần và mỗi thần phụ trách một lãnh vực (thần sấm, thần sét, thần mưa, thần bão, thần đại dương...), ngày nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều người tin theo thuyết này (thần tài, ông địa, hà bá, thần hoàn

HỎI. Phải chăng Thiên Chúa chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người vì mục đích chính trị?

Hình ảnh
Trả Lời: Thiên Chúa có thật và đây là niềm tin hoàn toàn khách quan chứ không phải do trí tưởng tượng. Triết gia Aristot đã nói rằng: "Con người là một sinh vật có tôn giáo!". Theo ông, ngay từ khi xuất hiện trên trần gian, con người đã nhận ra có một sự siêu việt tính ở trong mình, sự siêu việt tính này hướng lòng con người lên trên, lên một thế lực mà con người hiểu rằng vượt quá tầm hiểu biết và sự nắm bắt của mình. Khi ấy con người chưa biết Đấng Siêu Việt ấy là ai, nhưng ngay trong thâm sâu lòng con người biết có Ngài. Một ví dụ dễ nhận thấy là khi con người đứng trước những vấn nạn không thể giải quyết được, trước những hiểm nguy sắp xảy ra, trước những điều mong đợi vượt sức, con người thường có hành vi chấp tay trước ngực và thầm thỉ cầu xin ơn trợ giúp từ trên. Chưa bàn đến niềm tin của bất cứ tôn giáo nào, thì chúng ta đều thấy có phản ứng như thế nơi nhiều người. Hãy nhìn các khán giả của một trận bóng đá, khi các cầu thủ chuẩn bị đá phạt đền, khán giả thường chấp

HỎI. Áo Lễ và trang phục phụng vụ có từ khi nào?

Hình ảnh
ĐÁP. Thời ban đầu, Giáo Hội không có phẩm phục riêng cho phụng vụ, gần như thời bấy giờ các giám mục, linh mục và phó tế đều mang trang phục thường ngày khi cử hành thánh lễ. Đặc biệt trong thời kỳ bị bách hại, các giám mục lẫn giáo dân đều phải lẩn trốn và dâng lễ lén lút thì càng không ai để ý tới vấn đề trang phục phụng vụ. Nói chung từ khởi đầu cho đến đầu thế kỷ thứ 4 không có ghi nhận về trang phục phụng vụ trong Giáo Hội. Từ giữa thế kỷ thứ 4 là thời kỳ Giáo hội hết bị bách hại và trở thành quốc giáo, các giám mục và linh mục mang trang phục của quan chức triều đình ngay cả khi dâng lễ. Như vậy vào thời điểm này vẫn chưa có sự phân biệt giữa trang phục thông thường và trang phục phụng vụ. Với sự lớn mạnh của các cộng đoàn, các nhà thờ được xây dựng và các nghi lễ phụng vụ được cử hành công khai, long trọng thì từ năm 380 lịch sử ghi nhận sự xuất hiện của trang phục sang trọng quí giá cho phụng vụ. Nhưng đây vẫn chưa có sự khác biệt rõ nét so với trang phục bình thường hằng ngày

HỎI. Có buộc phải tin các thiên thần không? Các ngài là ai? Có giới tính, có cánh không?

Hình ảnh
ĐÁP.  Nhân tiện câu hỏi này, xin được trình bày giáo lý về các thiên thần một cách chi tiết. 1. Thiên thần là ai? Sự hiện hữu của các thiên thần là điều hiển nhiên không cần bàn cãi trong giáo lý Công giáo, vì Kinh Thánh Cựu + Tân Ước đều có nói tới, và đặc biệt là chính Chúa Giêsu cũng đề cập (Mt 18,10). Thiên thần là các thụ tạo vô hình được Thiên Chúa dựng nên để phục vụ Ngài. Điều này chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình. Điều thú vị là Cựu Ước đôi khi đồng hóa thiên thần với Thiên Chúa. Mỗi khi nhìn thấy sứ thần của Chúa, các thị nhân Cựu Ước thường thốt lên rằng: Tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa. 2. Thiên thần được tạo dựng khi nào? Kinh Thánh không trình bày về điểm này, nhưng các giáo phụ và học giả Công giáo tin rằng thiên thần không có từ đời đời, mà được dựng nên cùng một trật với vũ trụ. Tức là khi Thiên Chúa bắt đầu công trình sáng tạo, thì Ngài dựng nên cả muôn loài hữu hình

HỎI: Chửi thề có phải là tội không?

Hình ảnh
ĐÁP: Nếu xem xét dựa vào mười điều răn của Chúa và sáu điều răn của Hội Thánh thì không nhắc đến tội chửi thề. Như vậy chửi thề không phải là tội trọng xét theo tiêu chuẩn luân lý. Tuy nhiên khi xét trong luật bác ái và nhân bản thì đây là tội, vì những lời nói thô tục có thể làm tổn thương người khác và đồng thời hạ thấp (khiến người khác đánh giá thấp) nhân phẩm của bản thân. Điều đáng lưu tâm là trong xã hội Việt Nam hiện nay "chửi thề" đã trở nên bình thường tới mức đáng báo động. Các bạn Công giáo cũng không nghĩ đó là tội, là xấu và mở miệng ra là chửi thề hoặc ăn nói thô tục một cách tự nhiên, thậm chí cho đó là "ngầu". Tình trạng chửi thề lan tràn như hiện nay chỉ bắt đầu khoảng hơn 10 năm trở lại, còn trước kia không đến mức như vậy. Đó là một câu hỏi mà các bậc cha mẹ và những người trong ngành giáo dục nên tự vấn. Ở các nước phương tây, các từ lóng chửi thề tương đối ít, và thường thì lúc quá nóng nảy họ mới thốt ra. Trong khi đó tiếng việt thì vô cùng ph

HỎI. Giáo lý Công giáo có vẻ quá nhấn mạnh đến tội lỗi, như vậy có phải là tiêu cực bi quan quá không?

Hình ảnh
ĐÁP. Cần phải thấy rằng nếu chúng ta không có đức tin và lòng yêu Chúa mãnh liệt, thì mọi hình thức giáo dục đều không lợi ích. Không phủ nhận rằng trong lịch sử, Giáo Hội đã từng quá nhấn mạnh vấn đề tội lỗi và hình phạt hỏa ngục, hậu quả là nhiều tín hữu giữ đạo chỉ vì sợ hỏa ngục hơn là vì lòng yêu mến Chúa. Hình thức giáo dục này trước đây khá phổ biến không chỉ trong đạo mà cả trong xã hội. Ngày nay, giáo lý về lòng thương xót của Chúa được nhấn mạnh hơn giáo lý về sự công thẳng và nghiêm khắc. Nhưng kết quả là mặc dù các tín hữu đã năng động hơn trong việc sống đạo, nhưng đồng thời một số khác lại đánh mất cảm thức về tội lỗi. Đặc biệt khi mà tiếng nói của Giáo Hội bị lấn át bởi tiếng ồn của thế gian, của những thú vui giải trí khuấy động con người thường xuyên, thì người ta không còn nghe Giáo Hội nữa mà buông theo những trào lưu thế gian, đặc biệt là chủ nghĩa tương đối, xem thường tội lỗi. Tuy nhiên, giáo lý về tội lỗi luôn đi kèm giáo lý về ơn cứu độ và lòng thương xót của Th

HỎI. Tội nào nặng nhất?

Hình ảnh
ĐÁP. Đây là một câu hỏi vừa dễ vừa khó trả lời, dễ nếu xét theo nguyên tắc giáo lý và khó theo nguyên tắc tình yêu. Theo nguyên tắc giáo lý, căn cứ theo Tin Mừng và lời Chúa Giêsu đã nói: "Mọi tội của con cái loài người đều được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời." (Mc 3,28-29). Như thế, tội nặng nhất là tội phạm đến Chúa Thánh Thần. Phạm đến Chúa Thánh Thần được hiểu là tội chối bỏ chân lý liên quan đến Thiên Chúa, tức là chối bỏ Thiên Chúa, chối bỏ đức tin. Bởi đó rất nhiều giáo phụ thời xưa và nhiều người Công giáo ngày nay vẫn tin rằng tội chối bỏ đạo, phủ nhận Thiên Chúa là tội nặng nhất. Khi so sánh với pháp luật của một quốc gia, chúng ta cũng thấy tội phản quốc được xem là tội nặng nhất, thì tội chối bỏ đạo, chối bỏ đức tin cũng có thể xem là tội nặng nhất. Ngoài ra cũng có một số vị thánh có những ý kiến khác nữa. Chẳng hạn mẹ thánh Têrêsa Calcuta xem tội phá thai là tội nặng nhất. Còn thánh giáo hoàng Gioan Phao